Thú y Thanh Hóa - Một năm vượt khó
Năm 2022, vượt qua khó khăn do giá cả vật tư nông nghiệp tăng cao và ảnh hưởng của dịch Covid - 19, ngành chăn nuôi Thanh Hóa vẫn tăng trưởng cao về sản lượng và giá trị. Đặc biệt, với sự chủ động tích cực, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa đã thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu, triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Do đó, năm 2022 là năm đầu tiên trong 10 năm gần đây, Thanh Hóa không để xảy ra dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm.
Trong năm 2022, mặc dù dịch tả lợn châu Phi, cúm gia cầm, lở mồm long móng, viêm da nổi cục trâu, bò xảy ra ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước, nguy cơ các loại dịch bệnh lây lan, bùng phát trên địa bàn tỉnh rất cao. Tuy nhiên, với sự chủ động ngay từ đầu năm, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa tham mưu UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kế hoạch phòng chống dịch bệnh và công tác tiêm phòng. Các địa phương đã nghiêm túc thực hiện những biện pháp phòng chống dịch, đồng thời hướng dẫn người dân áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Do vậy, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm của tỉnh được kiểm soát tốt, và năm 2022 là một năm an toàn trước dịch bệnh. Công tác tiêm phòng cho đàn vật nuôi cũng luôn đứng đầu cả nước.

Ông Phạm Minh Vũ - Phó chủ tịch UBND huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa
Ông Phạm Minh Vũ - Phó chủ tịch UBND huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Lãnh đạo UBND huyện cũng đã tập trung chỉ đạo các ngành, lĩnh vực liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi tập trung làm tốt công tác phòng dịch, trong đó công tác tiêm phòng được quan tâm chú trọng. Trong 2 đợt tiêm phòng đối với huyện đều đạt trên 80% trở lên. Các biện pháp phòng dịch trên đàn gia súc gia cầm được quan tâm một cách triệt để."

Bên cạnh kiểm soát tốt các loại dịch bệnh, năm 2022, ngành chăn nuôi Thanh Hóa tiếp tục đẩy mạnh chăn nuôi an toàn sinh học, kiểm soát tốt việc tái đàn, tăng đàn. Tỷ lệ chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ trong dân cư giảm đáng kể, thay vào đó đã chuyển đổi, phát triển thành các trang trại, gia trại quy mô lớn, khép kín, đem lại hiệu quả cao. Đặc biệt, năm 2022, tỉnh Thanh Hóa thu hút được 5 dự án chăn nuôi lợn và gà công nghệ cao, có tổng số vốn đầu tư 650 tỷ đồng. Các dự án được thực hiện theo chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất con giống, thức ăn chăn nuôi, thú y và thị trường tiêu thụ. Từ đó tạo bước đột phá, tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cho ngành chăn nuôi.

Ông Tống Văn Giáp - Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa
Ông Tống Văn Giáp - Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa, cho biết: "Với sự vào cuộc quyết liệt chỉ đạo của các cấp, các ngành, chính quyền các địa phương. Đặc biệt, ngay từ đầu năm, sở NN&PTNT đã thành lập các đoàn công tác đi kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương trong công tác phòng chống dịch bệnh, trong công tác tiêm phòng cho đàn gia súc gia cầm. Kết quả, thể hiện năm 2022, trên địa bàn tỉnh là năm đầu tiên trong 10 năm trở lại đây không có dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gsgc. Thứ 2 công tác tiêm phòng đạt kết quả cao, thứ 3 là các chỉ tiêu về chăn nuôi đều đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Sản lượng thịt hơi các loại tăng 8,6% so với cùng kỳ; sản lượng trứng tăng 18,6% so với cùng kỳ, sản lượng sữa tăng 11,1% so với cùng kỳ."

Năm 2023, tỉnh Thanh Hóa đề ra mục tiêu tổng đàn gia súc, gia cầm đạt trên 26,2 triệu con, sản lượng thịt hơi các loại đạt 290 nghìn tấn và sản lượng trứng đạt 310 triệu quả. Mục tiêu lớn, nhưng khó khăn và thách thức còn nhiều do tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm vẫn diễn biến phức tạp, nguy cơ lây lan vào địa bàn tỉnh rất cao. Do vậy, để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh, Thanh Hóa cần sớm kiện toàn hệ thống quản lý nhà nước về thú y trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, chú trọng thu hút đầu tư phát triển chăn nuôi quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị, kiểm soát dịch bệnh và bảo vệ môi trường. Áp dụng mô hình sản xuất theo hợp đồng và xây dựng cụm chăn nuôi công nghiệp, liên kết chặt chẽ với chế biến thực phẩm sau chăn nuôi, tạo sản phẩm sạch, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường nội địa và đủ điều kiện xuất khẩu. Đồng thời, tiếp tục xây dựng các cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh để hạn chế rủi ro, đảm bảo phát triển bền vững./.

Quy định về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 10/4/2025
Theo Nghị định 23/2025 của Chính phủ, từ ngày 10/4, chứng thư chữ ký số gốc của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia là chứng thư chữ ký số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia tự cấp tương ứng với từng loại dịch vụ tin cậy.

Thanh Hóa đẩy mạnh phong trào xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu
Với mục tiêu xây dựng những vùng quê nông thôn hiện đại, văn minh, phát triển đồng bộ, phong trào “ Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu” đã và đang có sức lan tỏa mạnh mẽ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Đến nay, toàn tỉnh đã có 27 xã và gần 500 thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống cháy rừng năm 2025
Để ngăn chặn và giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng gây ra, từ đầu tháng 3/2025 lực lượng Kiểm lâm phối hợp với chính quyền các địa phương cùng các Ban quản lý rừng phòng hộ đã tập trung trực gác và gấp rút hoàn thành hệ thống đường băng cản lửa. Tại các diện tích rừng trồng lâu năm, các đơn vị đã vận động Nhân dân phát dọn thực bì và ký cam kết không vi phạm luật Bảo vệ rừng.

Ngày 2/4, Thanh Hóa trời rét, nhiệt độ thấp nhất từ 15 - 18 độ C
Dự báo thời tiết 2/4/2025, nhiệt độ miền Bắc tăng lên, tuy nhiên, do các đợt không khí lạnh bổ sung nên vẫn rét về đêm và sáng sớm. Khu vực Nam Bộ có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to.

Bỏ thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cấp xã
Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật gồm 14 loại văn bản. So với luật hiện hành, luật mới bỏ 2 loại văn bản gồm nghị quyết của HĐND cấp xã, quyết định của UBND cấp xã.

Phát triển các khuôn viên văn hóa, thể dục - thể thao góp phần xây dựng cảnh quan sáng, xanh, sạch, đẹp
Thời gian qua, nhiều thôn bản, khu phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tích cực cải tạo, xây dựng các khuôn viên phục vụ hoạt động văn hóa, thể dục - thể thao của người dân. Không chỉ tạo không gian sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao lành mạnh mà các khuôn viên này còn góp phần làm đẹp cảnh quan, đảm bảo vệ sinh môi trường.

Chung kết Cuộc thi “Ý tưởng, sản phẩm khởi nghiệp” năm 2025
Chiều ngày 1/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa tổ chức chung kết Cuộc thi “Ý tưởng, sản phẩm khởi nghiệp” năm 2025.

Phương án đảm bảo giao thông để sửa chữa cầu Long Khê
Sở Xây dựng Thanh Hóa vừa có thông báo về phương án đảm bảo giao thông để thi công công trình sửa chữa cầu Long Khê tại km 4+200 trên tuyến Quốc lộ 217B, thuộc địa bàn xã Hà Bắc và thị trấn Hà Long, huyện Hà Trung.

Vạch kẻ đường mờ gây khó khăn cho việc chấp hành luật giao thông
Hiện nay, hệ thống sơn vạch kẻ đường tại một số tuyến đường giao thông trên địa bàn thành phố Thanh Hoá không có hoặc bị mờ, không thực hiện được các chức năng hướng dẫn, phân luồng cho người tham gia giao thông cũng như gây trở ngại cho công tác xử phạt.

Khẩn trương lắp đặt hệ thống giao thông thông minh ITS trên cao tốc Bắc - Nam
Bộ Xây dựng yêu cầu các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hệ thống giao thông thông minh (ITS) đồng thời với tuyến đường bộ cao tốc khi đưa vào khai thác trong năm 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.