Trải nghiệm làm “phặc mít” trên bản người Thái
Từ bao đời nay, cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, đồng bào Thái nói riêng gắn liền với thiên nhiên, núi rừng. Trên những bản làng dân tộc Thái, hình ảnh người dân đi rừng, lên nương với bao đựng dao bên hông đã trở nên quá quen thuộc. Con dao đi rừng là một trong những công cụ quan trọng không thể thiếu trong lao động sản xuất của đồng bào. Người Thái phân chia dao thành nhiều loại, được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Riêng các loại dao nhọn “mít lém”, dao năm “mít há”, đồng bào dành nhiều cho việc đi rừng và loại dao này thường phải có “phặc mít” hay chính là bao, nắp để bảo vệ dao. Nắp dao vừa có công dụng giữ cho lưỡi dao được sắc bén, vừa đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Hầu hết những vật dụng hàng ngày của người Thái được làm bằng nguyên liệu tự nhiên với cách chế tạo thủ công như: gùi, giỏ, mâm, bàn ghế… và vật dụng nhỏ như chiếc nắp dao cũng được người Thái cầu kỳ, tỉ mỉ gọt dũa, đan dây.
Trông thì khá là đơn giản nhưng để làm ra được một chiếc nắp dao vừa có tính ứng dụng lại vừa đạt được tính thẩm mỹ cao thì cần khá nhiều công, đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mẩn của người làm. Ông Hà Văn Dụ là một trong những người làm nắp dao cũng như các vật dụng thủ công của dân tộc Thái khá có tiếng ở thôn Kim Đồng, xã Thanh Kỳ, huyện Như Thanh.
Từ bé, ông Hà Văn Dụ đã được ông nội và cha mình dạy cho cách đan nắp dao và những vật dụng đơn giản trong gia đình. Khi 15, 16 tuổi ông Hà Văn Dụ đã tự tìm tòi, phát triển kỹ thuật đan và đã có thể đan được những chiếc gùi, chiếc giỏ, rồi đến những chiếc nắp dao với lối vắt dây khéo léo và chắc chắn. Đến nay, dù đã ngoài 70 tuổi, nhưng đôi bàn tay thô ráp của ông vẫn thoăn thoắt với những sợi mây mỏng, hoàn thiện công đoạn khó và tốn nhiều thời gian nhất của chiếc "phặc mít" - bao đựng dao truyền thống của người Thái.
Nghề đan lát rất cầu kỳ, không phải ai cũng có thể làm được. Muốn tạo ra một chiếc nắp dao hay những chiếc gùi, giỏ phải mất nhiều công đoạn mới hoàn thành. Để làm nắp dao, người ta cần nguyên liệu là gỗ và dây mây. Những nguyên liệu này được lựa chọn bằng kinh nghiệm của người thợ đan lát.
Là người làm các vật dụng thủ công truyền thống khéo léo với nhiều sáng tạo, ông Hà Văn Dụ làm các sản phẩm nắp dao truyền thống đều bền và có tính thẩm mỹ cao, nên được nhiều gia đình trong thôn, xã và các lò rèn lân cận đặt mua. Anh Kiều Văn Mạnh, chủ cơ sở rèn dao gia truyền ở thôn Hợp Thành, xã Thanh Tân, huyện Như Thanh cũng đã có hơn 10 năm tin tưởng đặt mặt hàng nắp dao thủ công của ông Hà Văn Dụ.
Mỗi sản phẩm nắp dao các loại được ông Hà Văn Dụ bán với giá dao động từ 60 đến 100 nghìn đồng/chiếc tùy loại gỗ, số lượng nẹp đan và kích thước của nắp dao. Nghề thủ công này giúp gia đình ông Dụ có thêm nguồn thu và cũng là cách để góp phần bảo tồn một nét văn hóa truyền thống của dân tộc.
Ông Hà Văn Dụ, thôn Kim Đồng, xã Thanh Kỳ, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Tôi bán 100 nghìn/cái, nhập cho xưởng rèn ở xã bên. Có thời điểm tôi làm không kịp để bán nên là cũng mong muốn trong thôn, trong xã mình, nhiều người cùng học làm để vừa có thêm thu nhập cũng vừa giữ được văn hóa đặc trưng của dân tộc mình".
Thanh Kỳ một xã miền núi với 80% là người Thái. Nhằm gìn giữ nét văn hóa đặc trưng của dân tộc và để những người giỏi nghề thủ công truyền thống như ông Hà Văn Dụ thêm gắn bó với nghề, những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã cũng đã động viên các cụ cao niên, những người yêu đan lát thủ công truyền thống truyền nghề cho lớp trẻ, khuyến khích nhiều người trẻ tham gia học nghề. Đồng thời, tạo điều kiện để phát triển sản phẩm thủ công truyền thống trở thành hàng hóa, tích cực quảng bá, trưng bày trong các sự kiện văn hóa.
Hiện nay, đời sống phát triển, nhiều bản làng vùng cao đã khoác lên mình "tấm áo mới", song, không riêng gì đồng bào Thái, những chiếc nắp dao đi nương, đi rẫy vẫn được lưu giữ và sử dụng thường xuyên trong đời sống sinh hoạt của nhiều tộc người. Không chỉ là vật dụng đơn thuần, cùng với những đồ dùng sinh hoạt, sản xuất khác, những "phặc mít" – nắp dao thủ công truyền thống của dân tộc Thái còn chứa đựng trong đó nét văn hóa lâu đời riêng có của miền sơn cước, là sự sáng tạo trong lao động sản xuất được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, cần được các cấp, các ngành cũng như chính người dân quan tâm, bảo tồn và phát huy.
Cảnh báo, dự báo sóng lớn trên vùng biển Thanh Hóa
Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường lệch Đông, vùng biển ven bờ Thanh Hoá có gió Đông Bắc cấp 4, ngoài khơi cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7. Biển động.
Nhiều giải pháp nâng cao tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến toàn trình
Triển khai dịch vụ công trực tuyến toàn trình là giải pháp quan trọng để thực hiện Chính phủ điện tử, góp phần mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, doanh nghiệp. Chính phủ và các địa phương đang tích cực triển khai nhiều giải pháp mạnh mẽ nhằm nâng cao tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến toàn trình, hướng tới đạt được mục tiêu đề ra.
Kiểm soát tải trọng phương tiện ngay từ đầu mỏ khai thác
Để nâng cao hiệu quả kiểm soát tải trọng phương tiện, Công an huyện Nông Cống đã tăng cường ngăn chặn, xử lý ngay tại các khu vực khai thác, bãi mỏ hay điểm tập kết hàng hoá.
Phấn đấu năm 2025 phủ sóng tất cả vùng lõm viễn thông
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, từ tháng 1 đến tháng 9/2024, Bộ đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông phủ sóng 316 thôn chưa có sóng di động, nâng tổng số thôn đã phủ sóng từ năm 2021 đến tháng 9/2024 là 2.549/3.310 thôn. Tuy nhiên, đến nay, vẫn còn 761 thôn chưa có sóng viễn thông, chủ yếu là các thôn bản đặc biệt khó khăn.
Phát huy vai trò người uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa
Những năm qua, ở miền núi Thanh Hóa, lực lượng người uy tín có những đóng góp quan trọng nhằm đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào dân tộc thiểu số một cách kịp thời. Họ là những tấm gương sáng trong mọi phong trào, là “điểm tựa” của đồng bào các dân tộc vùng cao.
Người dân gửi ngân hàng gần 7 triệu tỷ đồng
Ngân hàng Nhà nước vừa cho biết, lượng tiền gửi tiết kiệm của người dân tính đến hết tháng 8 đạt gần 7 triệu tỷ đồng, tăng 6% so với cuối năm 2023. So với cuối tháng 7 năm nay, lượng tiền gửi tiết kiệm của người dân đến cuối tháng 8 tăng trên 86.000 tỷ đồng.
Áp thấp nhiệt đới từ cơn bão số 9 đã suy yếu thành một vùng áp thấp
Sáng sớm ngày 20/11, áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ cơn bão số 9) đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Hoàng Sa.
Vĩnh Lộc: Tập huấn nghiệp vụ công tác văn phòng cấp ủy năm 2024
Để chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2025 – 2030, sáng ngày 19/11, Huyện ủy Vĩnh Lộc đã tổ chức hội nghị bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ công tác văn phòng cấp ủy năm 2024.
Đảm bảo môi trường tại các nhà máy chế biến tinh bột sắn
Thời gian gần đây, các nhà máy chế biến tinh bột sắn trên địa bàn tỉnh đã quan tâm hơn đến việc đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, qua đó không chỉ góp phần hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường mà còn tạo điều kiện để doanh nghiệp hoạt động ổn định và phát triển bền vững.
Bão số 9 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới
Chiều tối ngày 19/11, bão số 09 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Hồi 19 giờ, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 18,3 độ Vĩ Bắc; 112,1 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây của khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 180km về phía Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9. Di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ khoảng 20km/h.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.