ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Trung Quốc "tiến thoái lưỡng nan" trước làn sóng xin xoá nợ

Trung Quốc đang "đau đầu" trước làn sóng các nước xin xoá hoặc giãn nợ do ảnh hưởng của Covid-19. Nếu nói không sẽ xấu đi hình ảnh của Trung Quốc trên toàn cầu, còn thực hiện, sẽ rất tốn kém.

21/05/2020 14:32

Tháng trước, khi dịch Covid-19 đang lây lan trên toàn cầu, Ngoại trưởng Pakistan đã gọi cho người đồng cấp tại Bắc Kinh đề nghị tái cấu trúc khoản nợ hàng tỷ USD mà nước này vay từ Trung Quốc.

Tương tự, một loạt các nước như Kyrgyzstan, Sri Lanka và một số quốc gia ở châu Phi cũng yêu cầu Bắc Kinh tái cấu trúc nợ, hoãn hoặc xoá hàng chục tỷ USD đến hạn phải trả trong năm nay.

 

Trung Quốc “tiến thoái lưỡng nan” trước làn sóng xin xoá nợ - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Một dự án sử dụng vốn vay của Trung Quốc ở Sri Lanka. Ảnh: New York Times

Với mỗi yêu cầu như vậy khiến động lực trở thành nhà tài trợ lớn nhất cho các nước đang phát triển của Trung Quốc trở nên phản tác dụng.

Hơn hai thập kỷ qua, với nỗ lực mở rộng tầm ảnh hưởng và trở thành cường quốc kinh tế và chính trị của thế giới, Trung Quốc đã đẩy mạnh cho vay toàn cầu, đổ hàng trăm tỷ USD vào các nước nghèo. Đổi lại, các nước sẽ phải thế chấp bằng hải cảng, mỏ tài nguyên và các tài sản giá trị khác.

Hiện nay, khi nền kinh tế thế giới đang quay cuồng trong cuộc khủng hoảng đại dịch Covid-19, nhiều nước đã yêu cầu Bắc Kinh phải xoá hoặc giãn nợ bởi họ không có khả năng trả nợ.

Điều này đặt Trung Quốc vào thế “tiến thoái lưỡng nan”, khó lựa chọn. Nếu đồng ý tái cấu trúc hoặc xoá các khoản nợ này, thì sẽ gây áp lực lên hệ thống tài chính quốc gia và khiến cho người dân phản ứng vì họ cũng đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch.

Nhưng nếu nói không và yêu cầu trả nợ đúng hạn - khi nhiều nước đang nổi giận với Trung Quốc về cách thức xử lý đại dịch - sẽ càng khiến cho nỗ lực tăng sức ảnh hưởng của Trung Quốc trên toàn cầu trở nên khó khăn hơn.

“Trung Quốc đang ở thế bất lợi về chính trị”, ông Andrew Small, chuyên gia cao cấp của Quỹ Marshall (Đức) nói và cho rằng: Nếu Trung Quốc quyết tâm thu hồi các khoản vay này, thì họ sẽ tiếp quản các tài sản chiến lược ở các quốc gia không có khả năng trả nợ.

Trong khi đó, uy tín của Trung Quốc trên toàn cầu cũng đang rất mong manh. Nhiều quốc gia đang công khai đặt câu hỏi về vai trò của Trung Quốc đối với việc lây lan của virus corona khi nước này hạ thấp cảnh báo về mức độ nghiêm trọng và khả năng lây lan của virus hồi tháng 1/2020. Mặc dù, hiện Bắc Kinh đang ra sức tài trợ khẩu trang và các thiết bị y tế cho các nước để lấy lại hình ảnh trên trường quốc tế. Song một bước đi sai lần có thể khiến tham vọng toàn cầu của nước này sụp đổ.

Trong khi đó, số nợ là rất lớn. Theo Viện nghiên cứu Kiel (Đức), hiện Trung Quốc đã cho các nước đang phát triển vay khoảng 520 tỷ USD hoặc hơn. Đại đa số được giải ngân trong vài năm gần đây. Với con số trên, tờ New York Times đánh giá, Bắc Kinh hiện là chủ nợ lớn hơn cả Ngân hàng Thế giới hay Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Đứng đầu là các khoản vay từ Sáng kiến Vành đai và Con đường trị giá 1.000 tỷ USD do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng để tài trợ cho các dự án hạ tầng trên toàn cầu và nhằm lôi kéo thêm các đồng minh ủng hộ Trung Quốc. Kể từ khi Sáng kiến này bắt đầu thực hiện vào năm 2013, Trung Quốc đã cho các nước vay 350 tỷ USD, trong đó một nửa là những con nợ khó đòi.

Trung Quốc đã bác bỏ ý tưởng xoá nợ hàng loạt nhưng cho biết sẽ sẵn sàng đàm phán. Hiện một số nước đã nhận được phản hồi từ Trung Quốc. Hồi tháng 4, chính phủ Kyrgyzstan thông báo, Trung Quốc đã đồng ý giãn khoản nợ 1,7 tỷ USD cho nước này nhưng không tiết lộ chi tiết cụ thể.

Các nước khác đang hy vọng cũng sẽ nhận được phản hồi tương tự. Tổng thư ký của Kho bạc Sri Lanka, S.R. Attygalle cho biết, ngoài Trung Quốc ra, nước này còn đề nghị cả Nhật Bản và Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Quốc giãn nợ. Theo ông, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc đã đồng ý nới hạn mức tín dụng lên 700 triệu USD, hạ lãi suất và hoãn thời hạn trả nợ thêm 2 năm cho Sri Lanka.

Ngoài những bước đi trên, các quan chức Trung Quốc vẫn chưa đưa ra quyết định sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào.

Tuy nhiên, ông Song Wei, một quan chức ở Bộ Thương mại Trung Quốc nói với Thời báo Hoàn Cầu rằng, xoá nợ không phải điều đơn giản và có hiệu quả. “Những gì Trung Quốc có thể làm giúp các nước đưa các dự án vay này đi vào hoạt động, có lợi nhuận ổn định, thay vì các biện pháp đơn giản như xoá nợ”.

Nhật Linh/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Xuất khẩu hàng hóa có dấu hiệu phục hồi

Xuất khẩu hàng hóa có dấu hiệu phục hồi

16:05 , 02/05/2024

Theo nhận định của Sở Công Thương, xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2024 có dấu hiệu phục hồi so với cùng kỳ.

Quý 2/2024, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam dự báo vẫn duy trì ở mức cao

Quý 2/2024, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam dự báo vẫn duy trì ở mức cao

08:29 , 02/05/2024

Theo các chuyên gia đánh giá, quý II/2024, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam được dự báo vẫn duy trì ở mức cao nhờ nguồn cung đảm bảo, sản phẩm chất lượng, thương hiệu uy tín.

ZaloPay ra mắt Giải pháp tăng cường trải nghiệm khách hàng cùng The Pizza Company

ZaloPay ra mắt Giải pháp tăng cường trải nghiệm khách hàng cùng The Pizza Company

08:00 , 02/05/2024

Nắm bắt lợi thế và tiềm năng của mã thanh toán ZaloPay QR Đa Năng, ZaloPay đã phối hợp cùng đối tác đầu tiên là The Pizza Company, để cho ra đời giải pháp mới, hỗ trợ doanh nghiệp kết nối hiệu quả với các khách hàng, góp phần nâng cao trải nghiệm và thúc đẩy doanh số.

Doanh nghiệp xuất khẩu ứng phó với giá cước vận tải biển tăng cao

Doanh nghiệp xuất khẩu ứng phó với giá cước vận tải biển tăng cao

07:43 , 02/05/2024

Căng thẳng chiến sự tại vùng Biển Đỏ kéo dài khiến giá cước vận tải biển tăng từ 80%, thậm chí đến 300% so với tháng 12/2023. Đứng trước khó khăn này, các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, đặc biệt là những doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường các nước như Mỹ, EU đang tập trung đưa ra các giải pháp ứng phó vừa đảm bảo đơn hàng ký kết, đồng thời duy trì, ổn định sản xuất, tạo vệc làm, thu nhập cho người lao động.

Giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ

Giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ

07:36 , 02/05/2024

Bộ Tài chính vừa có báo cáo về tình hình vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước tháng 3, ước thực hiện 4 tháng kế hoạch năm 2024. Theo đó, tỷ lệ giải ngân tăng so với cùng kỳ năm 2023.

Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

07:16 , 02/05/2024

Theo dự báo, lĩnh vực thương mại điện tử nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ và tăng trưởng trong quý 2/2024.

Các doanh nghiệp cung ứng khoảng 26.650 tấn phân bón các loại

Các doanh nghiệp cung ứng khoảng 26.650 tấn phân bón các loại

23:01 , 01/05/2024

Theo số liệu của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa, toàn tỉnh hiện có 1.294 cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón. Trong đó, có 19 đơn vị vừa sản xuất vừa kinh doanh, 35 cơ sở là doanh nghiệp, đại lý lớn chuyên kinh doanh phân bón; còn lại là các đại lý, hộ gia đình với quy mô và mức độ kinh doanh khác nhau.

Ngọc Lặc: Tích tụ, tập trung gần 3.000 ha đất

Ngọc Lặc: Tích tụ, tập trung gần 3.000 ha đất

18:55 , 01/05/2024

Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 13 ngày 11/1/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa đã tích tụ, tập trung được hơn 2.990 ha đất để trồng trọt, chăn nuôi, quy mô lớn.

Thọ Xuân: 434 ha cây trồng được liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm

Thọ Xuân: 434 ha cây trồng được liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm

18:55 , 01/05/2024

Xác định liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm giữa doanh nghiệp và người dân là giải pháp để phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.

Nông Cống phát triển gần 300 ha sản xuất nông nghiệp an toàn

Nông Cống phát triển gần 300 ha sản xuất nông nghiệp an toàn

18:51 , 01/05/2024

Thời gian qua huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá luôn khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, Hợp tác xã và người dân mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp an toàn, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, bảo đảm các tiêu chuẩn chất lượng như VietGap, hữu cơ.