ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Từ vụ Big C: Cần xây dựng môi trường pháp lý để cạnh tranh lành mạnh

Từ vụ việc Big C, các chuyên gia kinh tế cho rằng, cần điều chỉnh chặt chẽ hơn về chính sách để doanh nghiệp Việt Nam không bị thua trên sân nhà.

10/07/2019 15:12

Đánh giá về động thái của Big C sau vụ việc tạm dừng thu mua sản phẩm may mặc từ các nhà cung cấp tại Việt Nam mới đây, các chuyên gia kinh tế cho rằng, vụ việc đang đặt ra vấn đề Big C có vi phạm luật pháp của Việt Nam hay không?

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho biết, trong Luật Cạnh tranh có quy định, doanh nghiệp bán lẻ không được từ chối đối với đơn vị cung ứng nếu không có lý do chính đáng. Theo đó, nếu không có lý do chính đáng mà tạm ngừng nhập hàng thì sẽ vi phạm Luật Cạnh tranh.

Trước đó, ngay từ thời điểm Central Group mua lại hệ thống Big C năm 2016, Big C đã tỏ rõ quan điểm của mình là luôn ưu tiên hàng Việt Nam, nhưng sau một thời gian hoạt động thì lời tuyên bố này đã trở thành vô nghĩa. Vì vậy, cần làm rõ hành động này của Big C mang mục đích gì, từ đó mới có giải pháp điều chỉnh.

Các cơ quan chức năng cần vào cuộc và có biện pháp quyết liệt, ứng xử một cách kịp thời, nghiêm minh theo đúng pháp luật, để không còn tiếp diễn các vụ việc tương tự trong thời gian tới ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong nước.

“Ở trường hợp này nhà bán lẻ Big C mới tuyên bố tạm dừng nhập hàng,  nhưng nếu họ quyết định không có lý do chính đáng thì họ đã vi phạm Luật Cạnh tranh. Tạm ngưng để ra điều kiện với các nhà cung ứng, có thể chiết khấu nâng lên để doanh nghiệp có lợi  hơn… Nếu việc tạm ngưng nhập hàng may mặc của Việt Nam mà không có  lý do chính đáng là vi phạm Luật và cần phải xử lý rất nghiêm minh theo quy định của nhà nước. Đồng thời, với hành vi này, ngoài việc xử lý của nhà nước thì người tiêu dùng Việt Nam cũng sẽ có những cách ứng phó như tẩy chay hàng hóa của Big C”, ông Ngô Trí Long nói.

tu vu big c: can xay dung moi truong phap ly de canh tranh lanh manh  hinh 1
Để đứng vững trên sân nhà, các doanh nghiệp Việt buộc phải tự hoàn thiện mình, đưa ra nhiều sản phẩm có chất lượng.
 

Đồng tình với quan điểm này, ông Vũ Vinh  Phú, nguyên Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội cho rằng, cần phải sửa Luật Cạnh tranh theo hướng chặt chẽ hơn để doanh nghiệp nước ngoài không lợi dụng kẽ hở để lách luật, tránh tiền lệ một loạt chuỗi siêu thị của nhà đầu tư nước ngoài đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc như Lotte, Aone rất có thể một ngày nào đó, các siêu thị này sẽ hành động tương tự như Big C. Riêng đối với lĩnh vực may mặc của Việt Nam ngoài sự hỗ của Chính phủ thì ngành dệt may phải tự đổi mới về chất lượng, uy tín, thương hiệu, giá thành… để nâng cao sức cạnh tranh.

“Hiện nay, ngành dệt may đang yếu về vấn đề nguyên phụ liệu, năng suất trong ngành dệt may, việc thiết kế gia công... giá trị xuất khẩu chưa bền vững. Cần quan tâm hơn đến thị trường xuất khẩu và phải chú ý đến thị trường trong nước với 95 triệu dân, cải tiến mẫu mã, có trách nhiệm với người tiêu dùng khi xảy ra lỗi. Chúng ta phải tự xây dựng các tập đoàn bán lẻ Việt Nam, phải nhân rộng các mô hình làm chính đáng như Vingroup, Hapro, Saigon Co.op Mart... để có thể đủ sức dẫn dắt thị trường bán lẻ Việt Nam, kết nối với sản xuất thành một chuỗi để phục vụ người tiêu dùng Việt Nam với chất lượng hàng hóa cao và giá cả hợp lý”, ông Vũ Vinh Phú cho hay.

Trước sức ép từ nhiều phía, Big C đã mở lại đơn hàng cho một số doanh nghiệp dệt may Việt Nam, nếu không có sự phản ứng của các doanh nghiệp, các cơ quan truyền thông thì Big C sẽ gạt doanh nghiệp Việt Nam khỏi hệ thống phân phối.

Bà Dương Thị Thùy Hương, Phó giám đốc Công ty Thiên Bằng- doanh nghiệp hoạt động trong ngành may mặc cho rằng, đây quả thực là một cú sốc với doanh nghiệp Việt Nam và người tiêu dùng Việt. Đồng thời cũng sẽ là bài học cho nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khi phải phụ thuộc vào các doanh nghiệp khác để phân phối.

“Vụ việc của Big C sẽ là bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và cho các doanh nghiệp may mặc nói riêng. Doanh nghiệp cần chủ động trong việc nhập máy móc, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường, chủ động trong tìm kiếm các khách hàng để tránh việc phụ thuộc vào một doanh nghiệp như Big C. Bởi những doanh nghiệp phụ thuộc vào Big C khi tạm dừng nhập hàng đột xuất sẽ gây ra hậu quả rất nặng nề”, bà Dương Thị Thùy Hương nói.

Việt Nam đã tham gia sâu rộng vào tiến trình hội nhập kinh tế thế giới với việc tham gia và cam kết thực thi nhiều Hiệp định Thương mại tự do, chắc chắn sẽ phải cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài tràn vào Việt Nam. Bởi một thị trường 95 triệu dân với mức thuế quan nhiều mặt hàng về 0% chắc chắn có sức hấp dẫn với doanh nghiệp nước ngoài… Do đó, để đứng vững trong xu thế mới, các doanh nghiệp Việt buộc phải tự hoàn thiện mình, đưa ra những sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá thành phải chăng… để đứng vững trên thị trường cả trong nước và xuất khẩu./.


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Quý 2/2024, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam dự báo vẫn duy trì ở mức cao

Quý 2/2024, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam dự báo vẫn duy trì ở mức cao

08:29 , 02/05/2024

Theo các chuyên gia đánh giá, quý II/2024, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam được dự báo vẫn duy trì ở mức cao nhờ nguồn cung đảm bảo, sản phẩm chất lượng, thương hiệu uy tín.

ZaloPay ra mắt Giải pháp tăng cường trải nghiệm khách hàng cùng The Pizza Company

ZaloPay ra mắt Giải pháp tăng cường trải nghiệm khách hàng cùng The Pizza Company

08:00 , 02/05/2024

Nắm bắt lợi thế và tiềm năng của mã thanh toán ZaloPay QR Đa Năng, ZaloPay đã phối hợp cùng đối tác đầu tiên là The Pizza Company, để cho ra đời giải pháp mới, hỗ trợ doanh nghiệp kết nối hiệu quả với các khách hàng, góp phần nâng cao trải nghiệm và thúc đẩy doanh số.

Doanh nghiệp xuất khẩu ứng phó với giá cước vận tải biển tăng cao

Doanh nghiệp xuất khẩu ứng phó với giá cước vận tải biển tăng cao

07:43 , 02/05/2024

Căng thẳng chiến sự tại vùng Biển Đỏ kéo dài khiến giá cước vận tải biển tăng từ 80%, thậm chí đến 300% so với tháng 12/2023. Đứng trước khó khăn này, các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, đặc biệt là những doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường các nước như Mỹ, EU đang tập trung đưa ra các giải pháp ứng phó vừa đảm bảo đơn hàng ký kết, đồng thời duy trì, ổn định sản xuất, tạo vệc làm, thu nhập cho người lao động.

Giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ

Giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ

07:36 , 02/05/2024

Bộ Tài chính vừa có báo cáo về tình hình vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước tháng 3, ước thực hiện 4 tháng kế hoạch năm 2024. Theo đó, tỷ lệ giải ngân tăng so với cùng kỳ năm 2023.

Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

07:16 , 02/05/2024

Theo dự báo, lĩnh vực thương mại điện tử nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ và tăng trưởng trong quý 2/2024.

Các doanh nghiệp cung ứng khoảng 26.650 tấn phân bón các loại

Các doanh nghiệp cung ứng khoảng 26.650 tấn phân bón các loại

23:01 , 01/05/2024

Theo số liệu của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa, toàn tỉnh hiện có 1.294 cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón. Trong đó, có 19 đơn vị vừa sản xuất vừa kinh doanh, 35 cơ sở là doanh nghiệp, đại lý lớn chuyên kinh doanh phân bón; còn lại là các đại lý, hộ gia đình với quy mô và mức độ kinh doanh khác nhau.

Ngọc Lặc: Tích tụ, tập trung gần 3.000 ha đất

Ngọc Lặc: Tích tụ, tập trung gần 3.000 ha đất

18:55 , 01/05/2024

Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 13 ngày 11/1/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa đã tích tụ, tập trung được hơn 2.990 ha đất để trồng trọt, chăn nuôi, quy mô lớn.

Thọ Xuân: 434 ha cây trồng được liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm

Thọ Xuân: 434 ha cây trồng được liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm

18:55 , 01/05/2024

Xác định liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm giữa doanh nghiệp và người dân là giải pháp để phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.

Nông Cống phát triển gần 300 ha sản xuất nông nghiệp an toàn

Nông Cống phát triển gần 300 ha sản xuất nông nghiệp an toàn

18:51 , 01/05/2024

Thời gian qua huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá luôn khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, Hợp tác xã và người dân mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp an toàn, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, bảo đảm các tiêu chuẩn chất lượng như VietGap, hữu cơ.

Tập trung cấp nước cho lúa chiêm xuân trổ bông đúng khung lịch thời vụ

Tập trung cấp nước cho lúa chiêm xuân trổ bông đúng khung lịch thời vụ

18:15 , 01/05/2024

Do nắng nóng kéo dài, xâm nhập mặn vẫn diễn ra tại một số địa phương, nên để đảm bảo cấp đủ nước cho 114 nghìn ha lúa chiêm xuân trổ bông đúng khung lịch thời vụ, các đơn vị thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chủ động đắp đập, dự trữ nước trên kênh, ao, hồ và vận hành tối đa các trạm bơm tưới khi điều kiện cho phép.