Tuân thủ nghiêm ngặt quy định về bảo vệ môi trường trong bảo dưỡng Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn
Với hơn 3.300 thiết bị được tháo rời, kiểm tra, làm sạch, bảo dưỡng hoặc thay mới cùng khoảng 5.000 nhân công làm việc bên trong nhà máy, trong thời gian bảo dưỡng, lượng phát thải của nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn tăng khoảng 30% so với bình thường. Trong đó, có số lượng lớn chất thải nguy hại gồm dầu thải, các chất xúc tác bị thay thế, bao bì nhựa thải… Do vậy, việc kiểm soát chặt chẽ công tác đảm bảo vệ sinh môi trường là một trong những yêu cầu nghiêm ngặt trong suốt quá trình bảo dưỡng nhà máy.
Toàn bộ Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn đã bố trí cố định 18 container tạm chứa chất thải nguy hại ở mỗi khu vực làm việc, đồng thời chủ động phân bổ thêm tại các vị trí phát sinh lượng rác thải đột biến. Các nhà thầu phải tuân thủ nghiêm ngặt việc phân loại rác thải ngay từ đầu nguồn, phục vụ thu gom và xử lý đúng quy trình, quy định của pháp luật.

Để đảm bảo không xảy ra sai sót, nhầm lẫn trong quá trình xử lý, việc phân loại rác thải nguy hại tiếp tục được kiểm tra, rà soát khi về đến đơn vị xử lý. Tại đây, mỗi loại rác thải đều được tập kết ở khu vực riêng biệt, dán nhãn để vận chuyển đến các khu xử lý thích hợp.
Theo đó, dầu thải được lắng đọng qua hệ thống bể chứa, rồi được tái sử dụng phục vụ lò đốt xử lý chất thải rắn. Lượng khí thải phát sinh trong quá trình đốt chất thải rắn cũng được xử lý ở nhiệt độ cao và lọc qua than hoạt tính, xút nhằm khử chất độc nguy hại trước khi thải ra môi trường. Toàn bộ quá trình này được kiểm soát bằng hệ thống quan trắc tự động, kết nối với hệ thống của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, đảm bảo được giám sát 24/24h.

Ông Nguyễn Tất Thành, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Môi trường Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi bố trí ưu tiên phương tiện phục vụ thu gom rác trong Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, đồng thời mọi quy trình xử lý các chất thải đều khép kín, ứng dụng liên tục vào các hệ thống khác nhau, đảm bảo ko phát thải ra môi trường tự nhiên".
Bên cạnh việc xử lý rác thải bởi các đơn vị chuyên nghiệp, Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn cũng vận hành liên tục hệ thống gom nước nhiễm dầu và khu xử lý nước thải tập trung của nhà máy nhằm chủ động xử lý lượng nước thải phát sinh trong quá trình vệ sinh thiết bị trao đổi nhiệt, bồn bể, đường ống…
Đến nay, sau hơn 40 ngày bảo dưỡng, mọi công tác xử lý chất thải, rác thải của nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn đang tuân thủ đúng quy trình, đáp ứng quy định của pháp luật và được giám sát nghiêm ngặt bởi đội ngũ chuyên gia cũng như các đơn vị chức năng liên quan, không để xảy ra sự cố môi trường đáng tiếc. Đây là kết quả quan trọng góp phần đưa nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn cán đích bảo dưỡng đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng.

Thanh Hóa: Thu ngân sách đạt hơn 12.500 tỷ đồng trong quý I/2025
Mặc dù chịu tác động từ nhiều yếu tố, thu ngân sách nhà nước quý I/2025 của tỉnh Thanh Hóa vẫn đạt trên 12.500 tỷ đồng.

Ngành thép cần chủ động ứng phó với chính sách mới từ EU
Theo Bộ Công thương, trước những thay đổi chính sách sắp tới của Liên minh châu Âu (EU) đối với ngành thép và kim loại, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần sớm rà soát lại quy trình sản xuất, xuất khẩu và chuẩn bị kịch bản ứng phó phù hợp.

Đề xuất giảm 2% thuế thu nhập với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách mới đây, các đại biểu Quốc hội đề nghị giảm 2% thuế thu nhập với doanh nghiệp nhỏ và vừa so với mức hiện hành để khuyến khích khu vực này phát triển.

Đề xuất thêm ưu đãi cho nhà ở xã hội
Tại dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội. Nhiều ưu đãi mới cho doanh nghiệp, chủ đầu tư tham gia xây dựng nhà ở xã hội đã được đề xuất.

Đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu có thêm ít nhất 1 triệu doanh nghiệp
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong Chỉ thị, Thủ tướng nhấn mạnh, khu vực kinh tế tư nhân, trong đó trọng tâm là doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.

Thanh Hoá đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm OCOP
Sau gần 7 năm triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh Thanh Hoá đã đánh giá, công nhận 631 sản phẩm. Không chỉ chinh phục thị trường trong nước, sản phẩm OCOP Thanh Hóa đã tiếp cận thành công nhiều thị trường nước ngoài.

Thúc đẩy tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
Từ đầu năm đến nay, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục có các chỉ đạo về điều hành ổn định lãi suất, tăng trưởng tín dụng. Trong bối cảnh sản xuất kinh doanh vẫn gặp những khó khăn, thách thức, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang tập trung các giải pháp khơi thông dòng chảy tín dụng, sẵn sàng đưa nguồn vốn vào khu vực sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế.

Nhân rộng mô hình thâm canh, nâng cao hiệu quả trồng sắn nguyên liệu
Niên vụ 2024-2025, nông dân tỉnh Thanh Hóa trồng hơn 14 nghìn ha sắn nguyên liệu, năng suất bình quân đạt 17 tấn 1 ha, thấp hơn mức bình quân chung của cả nước. Theo ngành nông nghiệp, để nâng cao năng suất hiệu quả trồng sắn, cần phải nhân rộng mô hình thâm canh tăng năng suất.

Xuất khẩu rau quả giảm 3 tháng liên tiếp
Xuất khẩu rau quả giảm 3 tháng liên tiếp. Xu hướng này trái ngược hoàn toàn so với năm 2024, khi ngành rau quả Việt Nam duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ suốt cả năm.

Kỳ vọng phát triển ngành tôm trong năm 2025
Năm 2025, ngành tôm tiếp tục được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh mẽ nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến môi trường, chi phí sản xuất và yêu cầu bền vững từ thị trường quốc tế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.