Ứng dụng công nghệ hiện đại trong chăn nuôi gia cầm
Hệ thống chuồng trại được đầu tư hiện đại, tự động hóa, quy trình chăn nuôi khép kín, con giống được lai tạo, tuyển chọn chất lượng... là những ứng dụng công nghệ hiện đại trong chăn nuôi gia cầm đã và đang được doanh nghiệp, hợp tác xã, các hộ chăn nuôi đẩy mạnh áp dụng. Qua đó, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, phòng chống dịch bệnh và bảo đảm vệ sinh môi trường trong chăn nuôi.
Tại các khu chăn nuôi tập trung, người chăn nuôi không những mạnh dạn đầu tư các loại máy móc như máng ăn, uống tự động, quạt gió... đối với những trang trại có quy mô lớn, công suất khoảng 10.000 con đã ứng dụng công nghệ hiện đại như lò ấp trứng tự động; thiết bị đo nhiệt độ, độ ẩm, hệ thống điện chiếu sáng được kết nối với điện thoại thông minh để có thể chủ động điều khiển toàn bộ quy trình sản xuất ở bất cứ đâu. Qua đó, góp phần giải phóng sức lao động, giảm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, phù hợp với xu thế thị trường. Với việc chủ động đầu tư ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi, nên hầu hết các sản phẩm tại các trang trại chăn nuôi gia cầm đều có đầu ra ổn định, có hợp đồng liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm lâu dài với các doanh nghiệp lớn như Công ty CP Nông sản Phú Gia, Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam...
Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển sản phẩm OCOP
Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh có vai trò quan trọng trong phát triển bền vững các sản phẩm OCOP tại các địa phương. Thời gian qua, các doanh nghiệp, Hợp tác xã, cơ sở sản xuất đã tăng cường ứng dụng vào sản xuất, phát triển sản phẩm, thúc đẩy đổi mới sáng tạo theo hướng đảm bảo đầu ra các sản phẩm, nâng cao chất lượng và gia tăng giá trị, từ đó góp phần tạo thành công cho sản phẩm OCOP của Thanh Hóa.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ
Những năm qua, cùng với việc đầu tư cơ sở vật chất cho các tổ chức, đơn vị khoa học và công nghệ, tỉnh Thanh Hóa đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ, góp phần đáng kể cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bệnh viện Nội tiết ứng dụng khoa học công nghệ trong khám, điều trị các bệnh lý về nội tiết chuyển hóa
Trong những năm qua, cùng với việc nâng cao chất lượng chuyên môn, Bệnh viện nội tiết Thanh Hóa đã không ngừng đầu tư, nâng cấp hạ tầng thiết bị; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ y học hiện đại vào công tác công tác khám, điều trị cho bệnh nhân.
Việt Nam nhận tài trợ hơn 1.000 phần mềm thiết kế vi mạch bán dẫn
18 trường đại học ở Việt Nam và Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa được nhận tài trợ hơn 1.000 bộ bản quyền phần mềm thiết kế bo mạch từ các tập đoàn công nghệ của nước ngoài. Sự kiện này đã góp phần hiện thực hóa Đề án Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 của Chính phủ Việt Nam.
Huy động nguồn lực đầu tư cho Khoa học và Công nghệ
Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định khoa học công nghệ là một trong 3 khâu đột phá nhằm phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Do vậy, tỉnh Thanh Hóa đã và đang tập trung huy động nguồn lực cho phát triển khoa học và công nghệ, đẩy mạnh xã hội hóa, đặc biệt là huy động nguồn lực của doanh nghiệp cho đầu tư phát triển khoa học và công nghệ.
Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi
Thời gian qua, ngành chăn nuôi Thanh Hóa đã có bước phát triển đáng kể với tổng đàn gia súc, gia cầm thuộc nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước. Nhằm giảm thiểu tác động tới môi trường, ngành nông nghiệp đã khuyến cáo người chăn nuôi chú trọng xử lý chất thải, hướng dẫn ứng dụng công nghệ sinh học và các giải pháp sinh học trong chăn nuôi.
Ứng dụng công nghệ số trong quản lý trang trại
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 841 trang trại trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và trang trại tổng hợp. Với diện tích sản xuất quy mô lớn, nhiều trang trại đã áp dụng công nghệ số vào quản lý, vận hành và sản xuất. Từ đó, góp phần giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất.
Hơn 400 văn bằng bảo hộ được cấp
Trên địa bàn tỉnh hiện có 212 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu đến 53 thị trường, với 55 chủng loại hàng hóa; các lĩnh vực có thế mạnh xuất khẩu gồm: Dệt may, da giày, sản phẩm công nghiệp, nông, lâm, thủy sản, khoáng sản... Việc bảo hộ, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm được các sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh quan tâm thực hiện.
Lựa chọn thiết bị chuẩn 4G trước ngày tắt sóng 2G
Việc tắt sóng 2G đã thúc đẩy người dùng chuyển sang điện thoại hỗ trợ 4G, đặc biệt là các mẫu điện thoại phím bấm cơ bản. Do vậy, cùng với các nhà mạng viễn thông, các hệ thống bán lẻ, cửa hàng kinh doanh di động đã chủ động bổ sung số lượng và triển khai nhiều chương trình hỗ trợ khách hàng khi mua máy điện thoại 4G; góp phần đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi trước ngày tắt sóng.
Dữ liệu tại Việt Nam bị tấn công mã hóa ước thiệt hại hơn 10 triệu USD
Theo Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel, trong nửa đầu năm 2024, số lượng dữ liệu bị tấn công mã hóa lên đến 3 Terabyte với tổng thiệt hại ước tính hơn 10 triệu USD.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.