ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Ứng dụng công nghệ trong phát triển ngành nghề truyền thống

Nhờ việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, nhiều cơ sở, doanh nghiệp tại các làng nghề, nghề truyền thống trong tỉnh Thanh Hóa đã góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm bớt chi phí lao động, nâng cao sức cạnh tranh, giảm giá thành sản phẩm, mang lại giá trị kinh tế cao.

Thúy Hằng - Thanh Sơn - Linh Sơn

06/11/2024 09:28

Trước đây, các công đoạn sản xuất nghề rèn xã Tiến Lộc chủ yếu bằng thủ công, ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, máy móc đã dần được đưa vào quy trình sản xuất, giúp người thợ không còn vất vả như xưa. Những khâu gia công yêu cầu nhiều sức lao động nay đã được máy móc thay thế như rèn bằng búa máy, sạt lưỡi bằng máy... Để sản phẩm được mọi người biết đến, Công ty TNHH XR Tấn Lộc Tài, xã Tiến Lộc đã đầu tư hàng chục tỷ đồng mua các thiết bị máy móc hiện đại nhằm nâng cao năng xuất lao động góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, phục vụ cho sản xuất như: máy đột dập, máy cắt lazer, đánh bóng sản phẩm, búa rèn. Ngoài sản xuất các sản phẩm truyền thống, công ty đã nhập khẩu nguyên liệu thép trắng không rỉ từ Nhật Bản về để sản xuất các loại dao, kéo... cung ứng ra thị trường, trung bình mỗi năm khoảng gần 900.000 bộ sản phẩm các loại. Đặc biệt, sản phẩm dao rèn thủ công thép trắng không rỉ đang được công ty xây dựng trở thành sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh.

Ứng dụng công nghệ trong phát triển ngành nghề truyền thống- Ảnh 1.

Ứng dụng công nghệ trong phát triển ngành nghề truyền thống- Ảnh 2.

Anh Phạm Văn Tiến, Giám đốc Công ty TNHH XR Tấn Lộc Tài, xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá

Anh Phạm Văn Tiến, Giám đốc Công ty TNHH XR Tấn Lộc Tài, xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Chúng tôi học hỏi rất nhiều kinh nghiệm các nơi khác và cũng đã áp dụng các quy trình sản xuất mang lại hiệu quả so với cách làm thủ công. Có các máy móc thì hiệu quả cao hơn…".

Việc đưa máy móc vào làm nghề, không chỉ nâng cao năng suất lao động hàng chục lần so với làm bằng thủ công truyền thống, góp phần giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh sản phẩm mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm của làng nghề. Toàn xã hiện có 20 doanh nghiệp, trong đó có 5 doanh nghiệp trực tiếp làm nghề và gần 1.600 hộ tham gia làm nghề rèn, thu hút khoảng 6.000 lao động. Sản phẩm nghề rèn giờ đây không chỉ dừng lại ở những công cụ truyền thống mà đa dạng các sản phẩm, nhiều chủng loại, số lượng lên đến hàng nghìn loại, chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn. Các chủ cơ sở cũng bắt nhịp xu thế, tận dụng kênh online để bán hàng. Hiện sản phẩm của nghề rèn Tiến Lộc đã có mặt hầu khắp các địa phương trên địa bàn cả nước, đồng thời còn được xuất đi các nước như Lào, Campuchia... thông qua đại lý và các kênh bán hàng trên nền tảng số.

Ứng dụng công nghệ trong phát triển ngành nghề truyền thống- Ảnh 3.

Ứng dụng công nghệ trong phát triển ngành nghề truyền thống- Ảnh 4.

Anh Kiều Văn Khoa, chủ cơ sở sản xuất Khoa Kiều, xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa

Anh Kiều Văn Khoa, chủ cơ sở sản xuất Khoa Kiều, xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Áp dụng khoa học kỹ thuật, máy móc hiện đại vào sản xuất mang lại hiệu quả cao hơn truyền thống".

Xã Quảng Phúc, huyện Quảng Xương có 367 ha cói, với sản lượng đạt gần 6.000 tấn cói/năm. Để nâng cao hiệu quả từ nghề trồng và chế biến cói, những năm qua địa phương đã có nhiều cơ chế khuyến khích, động viên, tạo điều kiện cho những hộ tâm huyết với nghề được vay vốn, đầu tư mua máy dệt, mở rộng sản xuất, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động. Qua đó, để nâng cao giá trị sản phẩm, các hộ làm nghề cũng đã mạnh dạn đầu tư, mua sắm máy móc, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, phù hợp với nhu cầu thị trường. Hiện địa phương có 5 làng nghề truyền thống với hơn 200 máy dệt chiếu, nhờ ứng dụng công nghệ, cải tiến mẫu mã nên sản phẩm chiếu của địa phương có giá cạnh tranh cao, thị trường sản phẩm mở rộng trên toàn quốc.

Ứng dụng công nghệ trong phát triển ngành nghề truyền thống- Ảnh 5.

Ông Nguyễn Văn Thắng, Xã Quảng Phúc, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Gia đình muốn mở rộng thêm và mua thêm máy móc để nâng cao thu nhập và sản phẩm sản xuất được nhiều hơn...".

Xác định phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, những năm qua, huyện Thọ Xuân đã chỉ đạo và triển khai thực hiện nhiều giải pháp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đầu tư các trang thiết bị tiên tiến, tạo ra các sản phẩm hàng hóa có giá trị cao, xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường. Đến nay, các hộ sản xuất đã đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị công nghệ mới để nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, chính quyền các địa phương tạo điều kiện, khuyến khích các hộ ứng dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao chất lượng, đa dạng mẫu mã, giảm chi phí… góp phần nâng cao thu nhập và phát triển ngành nghề truyền thống của địa phương.

Ứng dụng công nghệ trong phát triển ngành nghề truyền thống- Ảnh 6.

Ứng dụng công nghệ trong phát triển ngành nghề truyền thống- Ảnh 7.

Bà Nguyễn Thị Hương, Phó chủ tịch UBND xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Bà Nguyễn Thị Hương, Phó chủ tịch UBND xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Đối với làng nghề tại địa phương đã tạo điều kiện cho các hộ mang lại hiệu quả cao, địa phương cũng khuyến khích các hộ mua sắm và vay vốn để đầu tư phục vụ đầu tư...".

Để phát triển bền vững các ngành nghề, làng truyền thống, các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất cũng đang tập trung xây dựng thương hiệu cho sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Nhờ áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ trong sản xuất đã góp phần nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Ứng dụng công nghệ trong phát triển ngành nghề truyền thống- Ảnh 8.

Ứng dụng công nghệ trong phát triển ngành nghề truyền thống- Ảnh 9.

Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Huyện luôn tạo mọi điều kiện để các hộ phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hiện các hộ đều có trang web riêng và đăng trên cổng làng nghề của huyện, từ đó khách hàng trong và ngoài tỉnh biết và đặt hàng...".

Thời gian tới, các địa phương tiếp tục hướng dẫn, khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở, doanh nghiệp đưa các sản phẩm lên sàn giao dịch thương mại điện tử, xây dựng website giới thiệu, quảng bá thương hiệu sản phẩm; tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất tiếp cận các chính sách hỗ trợ, nguồn vốn vay ưu đãi để người dân mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật, dần thay thế các công đoạn thủ công, hướng đến sản xuất tự động hóa, trang bị máy móc, thiết bị tiên tiến, hiện đại... tạo ra nhiều sản phẩm mới, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường.

Nguồn: Chuyên mục Khoa học và Công nghệ ngày 04/11/2024

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Huyện Hậu Lộc phấn đấu hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số cấp huyện

Huyện Hậu Lộc phấn đấu hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số cấp huyện

16:23 , 15/12/2024

Thời gian qua, huyện Hậu Lộc đã đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, đổi mới nội dung, hình thức, từng bước giúp người dân nâng cao khả năng tiếp cận, khai thác, sử dụng tiện ích từ chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Thương mại điện tử dẫn dắt nền kinh tế số tăng trưởng mạnh mẽ

Thương mại điện tử dẫn dắt nền kinh tế số tăng trưởng mạnh mẽ

16:10 , 15/12/2024

Từ một ngành non trẻ, chỉ trong một thời gian ngắn, thương mại điện tử đã trở thành “trợ thủ” đắc lực dẫn dắt nền kinh tế số tăng trưởng mạnh mẽ. Đây không chỉ là phương thức hiệu quả để phân phối hàng hóa, dịch vụ, thương mại điện tử đang ngày càng minh chứng cho khả năng lan tỏa thương hiệu, chinh phục thị trường, đặc biệt là đẩy mạnh xuất khẩu.

Tháo gỡ “điểm nghẽn” trong chuyển đổi số

Tháo gỡ “điểm nghẽn” trong chuyển đổi số

20:03 , 12/12/2024

Thời gian qua, công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, so với yêu cầu đề ra, việc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước và phát triển kinh tế số trong một số ngành, lĩnh vực còn chậm.

Thông báo: Kế hoạch tổ chức Hội đồng cấp cơ sở xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ đợt 7

Thông báo: Kế hoạch tổ chức Hội đồng cấp cơ sở xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ đợt 7

15:39 , 12/12/2024

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn về việc triển khai Hội đồng cấp cơ sở xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ đợt 7. Cụ thể:

Meta AI chính thức cho người dùng Việt Nam trải nghiệm miễn phí

Meta AI chính thức cho người dùng Việt Nam trải nghiệm miễn phí

08:40 , 12/12/2024

Mô hình trí thông minh nhân tạo Meta AI được phát triển bởi Meta (công ty mẹ của Facebook) đã mở cửa cho người dùng Việt Nam, cho phép truy cập miễn phí và trải nghiệm đầy đủ các tính năng.

Sản xuất và ứng dụng hiệu quả máy sấy thăng hoa trong bảo quản nông sản

Sản xuất và ứng dụng hiệu quả máy sấy thăng hoa trong bảo quản nông sản

10:08 , 11/12/2024

Nhận thấy nông sản của người dân sau thu hoạch gặp khó khăn vì các phương pháp bảo quản, phơi, sấy truyền thống không đảm bảo chất lượng, anh Nguyễn Văn Tư, Giám đốc Công ty TNHH thiết bị Bạch Mã, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã tìm hiểu về công nghệ, đồng thời tìm kiếm đơn vị cung cấp thiết bị để chế tạo, sản xuất thành công máy sấy thăng hoa có công suất lớn với nhiều ưu điểm vượt trội. Công nghệ mới này đã giúp bảo quản, nâng cao được giá trị nông sản sau thu hoạch cho người dân và doanh nghiệp.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong trồng hoa, cây cảnh phục vụ Tết

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong trồng hoa, cây cảnh phục vụ Tết

15:33 , 10/12/2024

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nhiều loại cây trồng, nghề trồng hoa, cây cảnh trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển mới nhờ đẩy mạnh áp dụng khoa học - kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường và mang lại thu nhập cao cho người dân.

Thúc đẩy ứng dụng công nghệ số, du lịch thông minh

Thúc đẩy ứng dụng công nghệ số, du lịch thông minh

15:29 , 10/12/2024

Với việc đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số, phát triển du lịch thông minh, hình ảnh “Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa” ngày càng lan tỏa đến các thị trường khách trong nước và quốc tế.

Đề xuất chính sách phát triển khoa học, công nghệ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo

Đề xuất chính sách phát triển khoa học, công nghệ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo

15:25 , 10/12/2024

Tại dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất các chính sách của Nhà nước về phát triển khoa học, công nghệ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất rau màu

Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất rau màu

15:51 , 09/12/2024

Nhằm nâng cao hiệu quả cây trồng trên cùng một diện tích canh tác, thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trong tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất rau mầu. Các mô hình sản xuất rau sạch, rau an toàn xuất hiện ngày càng nhiều góp phần nâng cao chất lượng nông sản, đáp ứng yêu cầu của thị trường.