Ứng dụng công nghệ trong sản xuất vật liệu xây dựng
Đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật là giải pháp tối ưu để nâng cao tính cạnh tranh cho thương hiệu sản phẩm và sản xuất hiệu quả. Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã ứng dụng công nghệ, áp dụng các phương thức sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường vào sản xuất.
Nhằm góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường, Công ty cổ phần đầu tư phát triển Vicenza đã đầu tư hệ thống máy in kỹ thuật số, dây chuyền mài bóng công nghệ Nano nhập khẩu từ Ý vào sản xuất gạch men, gạch ốp lát, gạch trang trí cao cấp; góp phần giảm nhân công, đa dạng kiểu dáng của sản phẩm. Hiện toàn bộ quy trình sản xuất của Công ty đều sử dụng công nghệ hiện đại với dây chuyền hoàn toàn tự động.
Ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư phát triển Vicenza, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Chúng tôi áp dụng thiết bị tiên tiến, tự động hóa cao để nâng cao chất lượng, giảm hao phí sản xuất, với 16 nhóm giải pháp được thực hiện đến hết năm 2024".
Thanh Hóa hiện có khoảng hơn 500 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng... Tổng giá trị sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh đạt hơn 22 nghìn tỷ đồng/năm. Việc ứng dụng khoa học công nghệ đã góp phần đưa công suất thiết kế và sản lượng một số vật liệu xây dựng tăng gấp 2 đến 3 lần so với thời kỳ 10 - 15 năm trước.
Đặc biệt, những năm gần đây, nhiều đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chú trọng nghiên cứu, ứng dụng, đưa vào sản xuất các dòng vật liệu siêu nhẹ như: tấm nhựa, gạch nhựa, trần nhôm, gỗ nhựa... Các vật liệu này có ưu điểm: trọng lượng nhẹ, độ bền cao, có khả năng cách âm cách nhiệt, dễ thi công, tiết kiệm chi phí, có thể tái chế để sản xuất, bảo vệ sức khỏe người dùng và môi trường.
Ông Lữ Trọng Đức, Phó Giám đốc điều hành Công ty sản xuất và thương mại Hà Hoa, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Sản phẩm phải đạt tiêu chí chống nóng, chống ồn, ưu tiên dùng vật liệu thân thiện với môi trường".
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc nhà máy bê tông Việt – Nhật, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Đối với sản xuất vật liệu xây dựng, việc áp dụng công nghệ giảm rất nhiều sức người so với làm truyền thống… thị trường Thanh hóa còn tiềm năng, tuy nhiên nguồn lao động giảm sút nên phải có máy móc để tăng năng suất, chất lượng".
Theo quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2025, định hướng đến năm 2035, Thanh Hoá phát triển 7 nhóm vật liệu xây dựng gồm: vật liệu xây, vật liệu lợp, đá xây dựng, cát xây dựng, bê tông, vôi công nghiệp, tấm thạch cao. Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng từng bước hội nhập khoa học và công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng quốc tế; khuyến khích phát triển các vật liệu mới, sử dụng các nguồn phế thải công nghiệp, thân thiện với môi trường.
Việc đổi mới công nghệ sản xuất, phát triển các vật liệu xanh sẽ bảo đảm thực hiện đúng quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng của tỉnh và góp phần thực hiện mục tiêu của Việt Nam đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050.
Tuổi trẻ Thanh Hóa xung kích trong chuyển đổi số
Tích cực, chủ động, sáng tạo và nhạy bén với khoa học - công nghệ, thời gian qua, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh Thanh Hóa đã và đang khẳng định vai trò tiên phong trong việc đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số. Qua đó, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh ở cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Bảo tàng Thanh Hóa chuyển đổi số
Thời gian qua, bằng những giải pháp cụ thể, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã và đang từng bước số hóa hiện vật hiện đang lưu giữ. Từ đó, góp phần thu hút đông đảo công chúng đến tham quan, trải nghiệm.
Thanh Hóa tăng cường chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới
Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới Nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều mô hình, chương trình về chuyển đổi số ở nông thôn. Qua đó, từng bước chuyển đổi số toàn diện, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân.
Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả kinh doanh
Những năm gần đây nhiều đơn vị, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đổi mới, đầu tư nhiều giải pháp công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử để góp phần làm thay đổi phương thức quản lý, điều hành, quy trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm mang lại nhiều tiện ích.
Xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP Thanh Hóa
Nhằm nâng cao giá trị của các sản phẩm OCOP, thời gian qua, bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển các sản phẩm đặc trưng trong tỉnh, các chủ thể, doanh nghiệp, hợp tác xã đã tập trung đăng ký bảo hộ và quản lý hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm của mình. Nhờ đó, thương hiệu của các sản phẩm OCOP được duy trì và phát triển, đồng thời đã tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng.
Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024
Tại Hội nghị ASOCIO Digital Summit 2024 diễn ra tại Nhật Bản, Giải thưởng ASOCIO DX Award 2024 đã được trao cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có những đóng góp xuất sắc trong thúc đẩy chuyển đổi số. Việt Nam có 9 đơn vị được vinh danh tại Giải thưởng này.
Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam
Tại Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) cơ sở Hòa Lạc, Hà Nội vừa diễn ra Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024. Chương trình được tổ chức với với chủ đề "Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu". Đây là điểm đến cho các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bán dẫn và công nghệ, thu hút sự quan tâm lớn từ giới đầu tư và các tổ chức quốc tế.
10 nhà khoa học trẻ xuất sắc được nhận Giải thưởng Quả Cầu Vàng 2024
Tại Hà Nội, Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng. Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng được trao hằng năm cho tối đa 10 cá nhân là những tài năng trẻ không quá 35 tuổi.
Nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0
Bộ Khoa học & Công nghệ vừa phê duyệt chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 "Nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam", nhằm phát triển công nghệ xanh, sạch, tuần hoàn; nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thu hồi, tận dụng, lưu trữ carbon...
22% các tổ chức tại Việt Nam sẵn sàng triển khai và tận dụng các công nghệ AI
Công ty mạng và bảo mật Cisco vừa công bố báo cáo mới về Chỉ số sẵn sàng AI năm 2024.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.