Vì sao nhiều nhà phát triển game Việt chọn AppGallery để vươn tầm thế giới?
Nhiều nhà phát triển game trên toàn cầu nói chung cũng như tại Việt Nam nói riêng đang lựa chọn AppGallery của Huawei để phát hành sản phẩm của mình vì những quyền lợi mà kho ứng dụng này mang lại.
Huawei đã tạo ra một kho ứng dụng của riêng mình để giảm sự phụ thuộc vào bên ngoài, được hãng đặt tên là AppGallery.
Dưới đây là những lý do để các nhà phát triển game và ứng dụng trên toàn thế giới nói chung cũng như tại Việt Nam nói riêng đang có xu thế lựa chọn AppGallery để phân phối sản phẩm của mình, như một bước đệm để tiếp cận thị trường thế giới, thay vì các kho ứng dụng Play Store của Google hay App Store của Apple như trước đây.
Chính sách đầu tư bài bản và chiến lược lâu dài của Huawei cho AppGallery
Với tiềm lực tài chính mạnh mẽ của mình, Huawei đang đầu tư xây dựng một hệ sinh thái của riêng mình thay vì một nền tảng di động để thay thế cho Android trên smartphone của hãng.
Kể từ khi mới ra mắt, Huawei đã có một chính sách và chiến lược lâu dài để phát triển AppGallery không chỉ trở thành một kho ứng dụng dành cho smartphone mà còn trở thành một kho ứng dụng dành cho hệ sinh thái của Huawei, bao gồm smartTV, các thiết bị gia dụng thông minh…
Điều này giúp các nhà phát triển có nhiều sự lựa chọn hơn để xây dựng ứng dụng và game của mình, đồng thời có thể an tâm phát triển sản phẩm lâu dài trên AppGallery khi đã có được sự cam kết từ chính Huawei.
Giúp các nhà phát triển tiếp cận đúng khách hàng ngay từ đầu
Huawei trang bị cho kho ứng dụng AppGallery của hãng một hệ thống biên tập thông minh, giúp tập trung vào các ứng dụng và game chất lượng cao, đồ họa đẹp và nội dung hấp dẫn để giới thiệu đến người dùng. Ngoài ra, hệ thống biên tập của AppGallery còn giúp gợi ý và phát hiện các ứng dụng mới, hấp dẫn… giúp các ứng dụng và game của nhà phát triển có thể tiếp cận đúng đối tượng, người dùng mục tiêu ngay từ đầu.
Với hơn 420 triệu người dùng hàng tháng trên hơn 700 triệu chiếc smartphone của Huawei, có mặt tại 171 quốc gia và khu vực trên thế giới, AppGallery giúp các nhà phát triển có thể tiếp cận được một lượng người dùng lớn trên toàn cầu. Đặc biệt, AppGallery có thể hoạt động được tại Trung Quốc, thị trường smartphone lớn nhất thế giới, là điều mà kho ứng dụng Play Store của Google không có được, giúp các nhà phát triển có thể mang sản phẩm của mình đến với lượng người dùng khổng lồ tại Trung Quốc.
Tối ưu hóa doanh thu từ các ứng dụng trên AppGallery
Cũng như Google hay Apple, Huawei cho phép các nhà phát triển ứng dụng và game kiếm tiền thông qua quảng cáo hiển thị trên ứng dụng cũng như thông qua các giao dịch mua hàng trong ứng dụng hoặc game.
Đặc biệt, khác với Google hay Apple thường thu đến 30% tổng doanh thu quảng cáo hoặc các giao dịch trên ứng dụng, Huawei chỉ thu 15% hoa hồng, cho phép các nhà phát triển giữ lại đến 85% doanh thu, thậm chí với các ứng dụng về giáo dục, Huawei sẽ để các nhà phát triển giữ trọn 100% doanh thu từ sản phẩm của mình.
Nhờ vào khoản tiền thu được, các nhà phát triển sẽ có thêm nguồn vốn để tái đầu tư, từ đó có thể phát triển ứng dụng và game của mình tốt hơn hoặc cho ra đời những game, ứng dụng mới với chất lượng cao hơn.
Không ít nhà phát triển game Việt đã và đang thành công trên AppGallery
Được xem là một mảnh đất mới "đầy màu mỡ" để khai thác, không ít nhà phát triển game và ứng dụng của Việt Nam đã sớm hợp tác với Huawei để mang sản phẩm của mình lên kho ứng dụng AppGallery và nhanh chóng thu hút được một lượng lớn người dùng, với hàng chục ngàn, thậm chí hàng trăm ngàn lượt tải.
Hiện AppGallery đang là kho ứng dụng lớn thứ 3 thế giới, chỉ sau Google Play và App Store, nhưng với số lượng ứng dụng tiếp tục tăng nhanh chóng và được Huawei đầu tư mạnh mẽ, đây hứa hẹn sẽ là kho ứng dụng thu hút được ngày càng nhiều các nhà phát triển ứng dụng và game trên toàn thế giới nói chung cũng như tại Việt Nam nói riêng.
Trường Thịnh/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các trường đào tạo Văn hóa – Nghệ thuật
Sáng 25/4, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa phối hợp với Câu lạc bộ khối trường đào tạo Văn hóa - Nghệ thuật tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các trường đào tạo văn hoá - nghệ thuật". Tiến sỹ Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Khoa học, sáng kiến tỉnh dự và phát biểu tại hội thảo.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất đường phèn
Năm 2017, Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (Lasuco) đã chính thức đầu tư xây dựng Nhà máy đường Organic tại Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa với tổng vốn đầu tư trên 43 tỷ đồng. Nhờ đầu tư thiết bị hiện đại và ứng dung khoa học công nghệ vào sản xuất, nhiều sản phẩm đường phèn của Nhà máy đường Organic Lam Sơn không chỉ đáp ứng thị trường trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.

Zalo là ứng dụng có số lượt tải lớn nhất Việt Nam
Theo báo cáo thường niên đánh giá về thị trường Internet và ngành công nghiệp số hóa vừa được We Are Social và Melwater công bố, Zalo là ứng dụng có lượt tải về lớn nhất tại Việt Nam, số liệu ghi nhận trong 3 tháng từ 1/9-30/11/2024.

Bổ sung băng tần, tăng tốc độ Internet WiFi tại Việt Nam
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa phê duyệt quy hoạch, bổ sung 500MHz phổ tần trong băng tần 6GHz cho các thiết bị mạng nội bộ không dây, thường được biết đến là WiFi, hoạt động theo hình thức miễn cấp phép.

Hiệu quả từ các mô hình Hợp tác xã
Với tư duy cách làm mới, nhiều Hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất. Việc làm chủ công nghệ, ứng dụng các thiết bị thông minh đã góp phần mở rộng sản xuất kinh doanh, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Chuẩn bị ứng dụng sinh trắc học VNeID tại 6 cảng hàng không
Trong báo cáo Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử về lộ trình triển khai ứng dụng công nghệ sinh trắc học VNeID tại các cảng hàng không, mới đây Bộ Xây dựng đã đưa ra lộ trình triển khai ứng dụng công nghệ sinh trắc học VNeID tại các sân bay.

Thanh Hóa thành lập được 4.200 tổ công nghệ số cộng đồng
Tổ công nghệ số cộng đồng tại các thôn, xóm, phố đang đóng vai trò quan trọng trong việc phổ cập công nghệ, kỹ năng số tới từng người dân, góp phần xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số.

Áp dụng công nghệ hiện đại trong khai thác và chế biến đá
Để nâng cao hiệu quả kinh tế, hạn chế lãng phí tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường và bảo đảm an toàn lao động, những năm qua, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đầu tư, áp dụng dây chuyền công nghệ hiện đại trong hoạt động hoạt động khai thác khoáng sản, đặc biệt là khai thác, chế biến đá.

Chủ nhân Giải thưởng VinFuture được vinh danh ở Giải thưởng Breakthrough 2025
Nhóm các chủ nhân Giải Đặc biệt VinFuture 2023 vừa được vinh danh ở hạng mục Khoa học sự sống của Giải thưởng Breakthrough 2025 với công trình tiên phong khám phá vai trò của các GLP-1, nền tảng cho các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường và béo phì hiệu quả, thúc đẩy các liệu pháp điều trị mới đối với các bệnh thoái hóa thần kinh.

Tạo lập hệ thống quản lý dữ liệu về đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng vừa ký Quyết định số 409 phê duyệt Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.