Website bán hàng riêng – giải pháp giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng hiệu quả
Công nghệ số đang tạo ra sự thay đổi mô hình kinh doanh đối với tất cả các ngành nghề, lĩnh vực. Trong đó, xu hướng xây dựng một website bán hàng riêng mà không phụ thuộc vào các sàn thương mại điện tử, đang là giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn, nhằm tiếp cận và phục vụ khách hàng hiệu quả hơn.
Mỗi ngày, Bệnh viện mắt Bình Tâm, thành phố Thanh Hóa đón hàng trăm lượt bệnh nhân đến thăm khám, chữa trị các bệnh lý liên quan đến mắt. Cùng với việc phục vụ lượng lớn bệnh nhân như vậy thì nhu cầu sử dụng thiết bị, vật tư y tế là rất nhiều.
Theo chia sẻ từ nhân viên phụ trách vật tư của bệnh viện, trước đây việc đặt hàng thường tốn nhiều thời giando phải liên hệ trực tiếp với đơn vị cung cấp vật tư y tế. Nhưng hiện nay, công đoạn này đã nhanh gọn hơn nhiều khi có thể đặt hàng thông qua website bán hàng riêng của nhà cung cấp. Dược sỹ Lê Thị Nhật Lệ, phụ trách vật tư, Bệnh viện mắt Bình Tâm, thành phố Thanh Hóa cho biết: "Vật tư ngành y tế thì có nhiều chủng loại, kích thước khác nhau. Trước đây việc đặt hàng qua điện thoại khiến tôi mất khá nhiều thời gian do phải trao đổi thông tin về loại mình cần, nhưng đôi khi hàng nhận về cũng bị nhầm lẫn. Nhưng nay với việc đặt hàng trực tuyến trên cổng mua hàng như thế này, tôi có thể lựa chọn đúng chủng loại, kích thước số lượng vật tư mà không lo bị nhầm lẫn".
Có thể thấy, website bán hàng riêng là cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng trên thị trường trực tuyến. Khi doanh nghiệp xây dựng website bán hàng riêng cũng đồng nghĩa với việc sở hữu "sân chơi" riêng, hạn chế sự lệ thuộc vào sàn thương mại điện tử, mạng xã hội hay hệ thống kinh doanh khác. Nếu như việc bán hàng thông qua các sàn thương mại điện tử khiến doanh nghiệp phải tuân theo các quy định từ sàn và tốn thêm các chi phí trung gian, từ đó khiến giá thành sản phẩm tăng lên hoặc lợi nhuận của doanh nghiệp giảm đi.
Còn đối với hình thức bán hàng qua các nền tảng mạng xã hội thì doanh nghiệp luôn phải bố trí nhân viên trực page, tư vấn, chốt đơn với khách hàng. Hình thức này khiến doanh nghiệp vừa tốn thời gian, vừa không thể phục vụ được 24/24h, thì việc xây dựng một website bán hàng riêng sẽ giúp doanh nghiệp loại bỏ được các hạn chế đó.
Đặc biệt là đối với mặt hàng thiết bị, vật tư y tế - là những hàng hóa đặc thù, ít được đăng bán rộng rãi trên các sàn thương mại điện tử hay mạng xã hội; thì việc nhà cung cấp xây dựng một website bán hàng riêng sẽ giúp người dùng tiếp cận thông tin, lựa chọn mua hàng dễ dàng hơn. Từ đó nâng cao được hiệu suất bán hàng, phục vụ khách hàng hiệu quả hơn.
Chị Lương Thị Sâm, phòng Kinh doanh, Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển y tế An Sinh cho biết: "Việc bán hàng trên cổng mua hàng trực tuyến giúp tôi phục vụ khách hàng tốt hơn, mỗi khách hàng cũng được cá nhân hóa hồ sơ mua bán". Ông Nguyễn Tăng Hòa, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển y tế An Sinh cũng cho biết: "Ứng dụng công nghệ, xây dựng cổng mua hàng giúp đơn giản hóa thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh của đơn vị trên thị trường".
Với nhiều lợi ích vượt trội như vậy, nhiều doanh nghiệp đã và đang phát triển website bán hàng riêng để hòa nhập, bắt kịp với cuộc đua thương mại điện tử. Việc xây dựng website bán hàng riêng còn giúp doanh nghiệp xây dựng uy tín, thương hiệu và khẳng định năng lực tiếp cận công nghệ trong kỷ nguyên số.
Phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử
Sáng ngày 21/11, Sở Công thương Thanh Hóa phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương tổ chức “Hội nghị đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử trong thời đại công nghệ số tỉnh Thanh Hoá năm 2024”.
Tỉnh Thanh Hóa tham dự Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế lần thứ 24
Mới đây, Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế lần thứ 24 (AgroViet 2024) đã được khai mạc tại thành phố Hà Nội. Thanh Hóa tham gia gian hàng với nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú, thu hút sự quan tâm của mọi người.
Agribank Lang Chánh cho vay hơn 720 tỷ đồng phát triển kinh tế
Thời gian qua, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đã chú trọng thực hiện công tác huy động vốn, chủ động tạo nguồn cho vay phát triển sản xuất, nhất là cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, phát triển nghề truyền thống, cho vay phát triển kinh tế lâm nghiệp.
168 tỷ đồng cho vay ứng dụng công nghệ cao
Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo và đôn đốc các tổ chức tín dụng trên địa bàn tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng có nhu cầu vay vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.
Cơ quan thuế tăng cường chống thất thu ngân sách
Tổng cục Thuế vừa yêu cầu cơ quan thuế các cấp tiếp tục tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý thu, nhất là thu từ hoạt động thương mại điện tử, nhà cung cấp nước ngoài.
Xây dựng mô hình sản xuất rau - hoa theo hướng hàng hoá ở vùng biên
Sáng ngày 20/11, tại xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, tổ chức Hội thảo khoa học đánh giá kết quả kinh tế - xã hội của các mô hình thuộc dự án “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất rau và hoa theo hướng sản xuất hàng hóa tại một số huyện biên giới Thanh Hóa – Hủa Phăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”.
PGBank khai trương Chi nhánh Thanh Hóa
Sáng ngày 20/11, Ngân hàng thương mại cổ phần Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) đã khai trương Chi nhánh Thanh Hóa tại số 15 đường Trần Phú, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa. Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tới dự.
Huyện Thọ Xuân đẩy mạnh thu ngân sách nhà nước
Để tạo nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, huyện Thọ Xuân đã tập trung thực hiện các giải pháp đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước.
Xuất khẩu hàng hóa gia tăng tại các thị trường chủ lực
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024. Đây là thời điểm các doanh nghiệp xuất khẩu tăng tốc để hoàn thành mục tiêu kế hoạch năm. Nhiều tín hiệu tích cực cho thấy, xuất khẩu của hầu hết các ngành hành, nhóm hàng chủ yếu của tỉnh Thanh Hóa đều tăng tại các thị trường chủ lực.
Đưa gạo Thanh Hoá ra thị trường thế giới
Mới đây, 300 tấn gạo đã được Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn xuất sang thị trường Singapore. Việc sản phẩm gạo “made in Thanh Hoá” được xuất khẩu chính ngạch ra thế giới với quy mô lớn đã mở ra hướng phát triển không chỉ cho doanh nghiệp mà còn nâng tầm giá trị hạt gạo xứ Thanh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.