ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn

Nhằm kiểm soát tốt nguồn gốc, chất lượng sản phẩm, các hộ sản xuất kinh doanh nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chú trọng xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, với quy trình khép kín từ sản xuất tới tiêu thụ. Qua đó, ổn định đầu ra, từng bước nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch cho người tiêu dùng.

Trần Hà - Văn Lọc

29/03/2025 18:45

Hợp tác xã (HTX) sản xuất và chế biến gà quê Xuân Hồng, thôn Lễ Nghĩa, xã Xuân Hồng, huyện Thọ Xuân được thành lập từ năm 2016, nhằm mục tiêu liên kết các hộ chăn nuôi, sản xuất và chế biến các sản phẩm từ gà Ri thuần. Tuy nhiên, trước đây việc tìm đầu ra của HTX gặp nhiều khó khăn do thị trường tiêu thụ ít, chưa có sản phẩm đa dạng sau chế biến, hiệu quả kinh tế thấp. Nhận thấy xu hướng của thị trường sử dụng sản phẩm sạch, hàm lượng dinh dưỡng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đầu năm 2024, HTX mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư khu chế biến và giới thiệu các sản phẩm được chế biến từ gà Ri nhằm cung cấp cho người tiêu dùng, từng bước tạo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Theo đó, 14 thành viên trong HTX đã đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại, phục vụ cơ giới hoá tất cả các khâu trong chăn nuôi, chế biến các sản phẩm từ gà, ứng dụng chuyển đổi số trong các khâu giới thiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ nhằm cung cấp ra thị trường đa dạng các sản phẩm như: thịt gà tươi sống, gà ủ muối, gà ủ thuốc bắc, trứng gà, giò và xúc xích gà.

Xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm  an toàn- Ảnh 1.

Để các sản phầm chế biến thương phẩm đạt chất lượng, HTX đã áp dụng quy trình chăn nuôi ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, khép kín tất cả các khâu từ lựa chọn con giống, thức ăn đến chăm sóc, phòng bệnh và chế biến các sản phẩm. Sau 6 tháng nuôi, những con gà ri đã đủ tuổi cũng là thời điểm thịt nhiều chất dinh dưỡng nhất, thịt dai, giòn sẽ được lựa chọn để chế biến thành phẩm đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng. Tất cả các sản phẩm đều được áp dụng mã QR cood giúp truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Đồng thời HTX còn phát triển kinh doanh dựa trên các nền tảng số như: Tiktok, Facebook, Zalo nhằm tiếp cận nhiều khách hàng. Việc áp dụng đồng bộ các giải pháp ứng dụng thông tin điện tử đến quản lý nguồn gốc sản phẩm đã giúp HTX chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp thuần túy sang kinh tế nông nghiệp tuần hoàn, khép kín, từ khâu chăn nuôi đến chế biến tiêu thụ sản phẩm. Việc đầu tư xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn đã mở ra hướng đi mới cho HTX trong quá trình phát triển bền vững, đem lại lợi nhuận ổn định. Mỗi năm HTX xuất bán ra thị trường trên 100 tấn gà thương phẩm, doanh thu đạt trên 20 tỷ đồng.

Xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm  an toàn- Ảnh 2.

Anh Trịnh Phú Tuân, Giám đốc HTX Sản xuất và Chế biến gà quê Xuân Hồng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá

Anh Trịnh Phú Tuân, Giám đốc HTX Sản xuất và Chế biến gà quê Xuân Hồng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "HTX sẽ định hướng đi sâu vào gà ri thuần, phục vụ cho phân khúc khách hàng sử dụng chất lượng cao hơn".

Mô hình trồng dưa vàng, các loại rau của quả trong nhà màng được hiện đại hóa tất cả các quy trình sản xuất đang được HTX dịch vụ nông nghiệp Thiệu Hưng, huyện Thiệu Hóa áp dụng. Hiện nay trên diện tích 6,1ha, HTX đã đầu tư các thiết bị hiện đại như: hệ thống chiếu sáng, tưới nước tự động, theo dõi nhiệt độ, độ ẩm hoàn toàn tự động. 100% diện tích sản xuất của HTX được ứng dụng công nghệ cao, từ khâu chọn giống, gieo hạt, ươm mầm đến trồng thương phẩm. Người lao động trong các nhà màng, nhà lưới của HTX chủ yếu làm nhiệm vụ cắt tỉa cành lá dư thừa và thu hoạch, các khâu còn lại đã được tự động hóa. Theo tính toán của HTX, nếu như trước đây sản xuất theo phương pháp truyền thống thì 1 ha rau màu thu nhập 300 triệu đồng/năm, nhưng nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã cho thu nhập 500 triệu đồng/ha mỗi năm. Riêng diện tích dưa Kim Hoàng hậu cho thu nhập trên 4 tỷ đồng mỗi năm.

Xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm  an toàn- Ảnh 3.

Xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm  an toàn- Ảnh 4.

Ông Lê Văn Dung, Phó Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Thiệu Hưng, huyện Thiệu Hoá

Ông Lê Văn Dung, Phó Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Thiệu Hưng, huyện Thiệu Hoá cho biết thêm: "Sản phẩm để tạo được thương hiệu trên thị trường thì phải số hoá các khâu trong sản xuất, trong đó là tận dụng nền tảng thương mại số, kinh doanh số để đưa sản phẩm phát triển trên sản thương mại điện tử, phát triển thị trường; tạo thương hiệu uy tín đối với khách hàng".

Cùng với ứng dụng công nghệ trong toàn bộ chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến truy xuất nguồn gốc, quản lý chất lượng sản phẩm, HTX dịch vụ nông nghiệp xã Thiệu Hưng còn đẩy mạnh việc quảng bá, bán hàng thông qua sàn thương mại điện tử. Năm 2023, lần đầu tiên sản phẩm dưa vàng Vạn Hà của Hợp tác xã được đưa vào giới thiệu và bán tại siêu thị The City. Đây là sản phẩm đã được công nhận đạt chuẩn OCOP 4 sao năm 2021. Đây được xem là cơ hội để HTX quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường, nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm.

Xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm  an toàn- Ảnh 5.

Xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm  an toàn- Ảnh 6.

Ông Trịnh Đức Hùng, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Ông Trịnh Đức Hùng, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Huyện sẽ hỗ trợ quỹ đất, các cơ sở ưu đãi cho HTX phát triển, nhân rộng mô hình nhà màng, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất cho Nhân dân có điều kiện phát triển trong thời gian tới".

Theo số liệu từ Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn tỉnh có khoảng 1.165 chuỗi thực phẩm an toàn, tỷ lệ thực phẩm tiêu dùng được cung cấp thông qua các chuỗi đạt hơn 55%. Để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý chuỗi sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp là một trong 10 nhiệm vụ, mục tiêu mà ngành nông nghiệp đề ra nhằm thực hiện có hiệu quả Đề án nâng cao năng lực quản lý chất lượng an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025. Do đó, các địa phương cần hỗ trợ, hướng dẫn, đào tạo kỹ năng số, kỹ năng tham gia hoạt động trên môi trường số; đăng ký tài khoản kinh doanh trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử cho các doanh nghiệp, HTX, người sản xuất.

Xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm  an toàn- Ảnh 7.

Xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm  an toàn- Ảnh 8.

Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá

Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Huyện đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ đạo các xã nâng cao kiến thức cho người dân về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng các chuỗi cung ứng rau, quả, thịt lợn sạch và chuỗi cửa hàng kinh doanh thự phẩm an toàn. Bên cạnh đó, hỗ trợ đẩy mạnh chuyển giao khoa học - kỹ thuật, hướng dẫn người dân sản xuất rau, quả, thịt gia súc, gia cầm an toàn theo chuỗi".

Việc xây dựng và phát triển các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn thời gian qua đã mang lại hiệu quả thiết thực, hình thành mối liên kết giữa sản xuất - cung ứng và tiêu thụ thực phẩm, tạo tiền đề cho chuỗi liên kết cung ứng nông sản thực phẩm phát triển. Trước sự phát triển của khoa học và công nghệ, người tiêu dùng ngày càng có xu hướng sử dụng các công cụ để tìm kiếm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Chính vì vậy, người sản xuất, kinh doanh, cũng như những đơn vị quản lý tăng cường ứng dụng công nghệ để quản lý, phát triển các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chống hàng giả, hàng không có nguồn gốc xuất xứ.

Xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm  an toàn- Ảnh 9.

Nguồn: Chuyên mục Khoa học và Đời sống ngày 28/3/2025

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Cả nước còn hơn 700 thôn/bản chưa có sóng băng rộng di động

Cả nước còn hơn 700 thôn/bản chưa có sóng băng rộng di động

07:55 , 08/05/2025

Thông tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, trên cơ sở khảo sát tình hình thực tế, Bộ đã thường xuyên phối hợp với các địa phương tổ chức rà soát, xác định các thôn chưa có sóng băng rộng di động.

Chuyển đổi số - Bước tiến của ngành y tế Thanh Hóa

Chuyển đổi số - Bước tiến của ngành y tế Thanh Hóa

07:42 , 08/05/2025

Thực hiện mục tiêu, lộ trình cụ thể của ngành y tế tỉnh Thanh Hóa, việc chuyển đổi số tại các cơ sở y tế trong tỉnh đã và đang từng bước góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, đem lại tiện ích cho người dân.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi ươm cá giống, cá sinh sản

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi ươm cá giống, cá sinh sản

18:44 , 07/05/2025

Nghề nuôi, ươm cá giống được xem là nghề truyền thống của người dân thị trấn Hậu Hiền, huyện Thiệu Hóa. Nhờ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT), nhiều năm qua, thị trấn Hậu Hiền đã trở thành nơi cung cấp cá giống có chất lượng cho các vùng nuôi trồng thủy sản trong và ngoài tỉnh. Với nghề nuôi ươm cá giống, nhiều hộ dân đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Nâng cao năng lực thực tiễn cho nguồn nhân lực số

Nâng cao năng lực thực tiễn cho nguồn nhân lực số

18:35 , 07/05/2025

Theo số liệu được tổ chức Báo cáo thị trường IT Việt Nam công bố, năm 2025, ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam dự kiến cần khoảng 700.000 nhân sự mới. Tuy nhiên, con số thực tế hiện có tại các cơ sở đào tạo chỉ đáp ứng được khoảng 500.000 người. Sự chênh lệch này cho thấy ngành công nghệ thông tin đang thiếu hụt một lượng lớn lao động được đào tạo chính quy và có tay nghề cao.

Khởi công nhà máy chip bán dẫn đầu tiên do người Việt Nam làm chủ công nghệ

Khởi công nhà máy chip bán dẫn đầu tiên do người Việt Nam làm chủ công nghệ

18:32 , 07/05/2025

CT Semiconductor (thành viên Tập đoàn CT Group) vừa khởi công giai đoạn 2 nhà máy chip bán dẫn ATP tại Trung tâm phát triển công nghệ cao CT Group (Thuận An, Bình Dương). Sự kiện đánh dấu một bước ngoặt quan trọng là lần đầu tiên, người Việt làm chủ công nghệ trong lĩnh vực bán dẫn.

Hội thảo khoa học phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa

Hội thảo khoa học phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa

20:05 , 06/05/2025

Sáng ngày 6/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội thảo khoa học phản biện “Đề án phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn 2045”.

Điều kiện doanh nghiệp viễn thông được hỗ trợ triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G

Điều kiện doanh nghiệp viễn thông được hỗ trợ triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G

17:37 , 05/05/2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 88/2025 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị quyết số 193 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị định quy định rõ các điều kiện, căn cứ hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp viễn thông triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G.

Ứng dụng Vietinbank iPay Mobile - Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2025

Ứng dụng Vietinbank iPay Mobile - Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2025

10:16 , 05/05/2025

Đón đầu làn sóng chuyển đổi số và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại các Ngân hàng, VietinBank đã đầu tư mạnh mẽ vào phát triển ngân hàng số với Ứng dụng VietinBank iPay Mobile. Đây được đánh giá là một ứng dụng ngân hàng số đột phá về dịch vụ lẫn thiết kế, đứng đầu về tốc độ và an toàn bảo mật, mang đến cho người dùng những trải nghiệm trọn vẹn khi giao dịch trên thiết bị di động. Và năm nay là lần thứ 8 liên tiếp VietinBank iPay Mobile - Hệ sinh thái ngân hàng số vạn năng được nhận giải thưởng Sao Khuê 2025.

Đến năm 2025, 100% thủ tục liên quan doanh nghiệp sẽ làm trực tuyến

Đến năm 2025, 100% thủ tục liên quan doanh nghiệp sẽ làm trực tuyến

08:00 , 05/05/2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết phê duyệt Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Phát triển chăn nuôi bò sữa công nghệ cao

Phát triển chăn nuôi bò sữa công nghệ cao

10:38 , 04/05/2025

Trong những năm gần đây, Công ty TNHH một thành viên Bò sữa Thống Nhất Thanh Hóa đã và đang trở thành điểm sáng trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa công nghệ cao ở xứ Thanh nói riêng và cả nước nói chung. Việc áp dụng kỹ thuật, công nghệ cao vào chăn nuôi bò sữa đã góp phần cải thiện tầm vóc, chất lượng đàn bò và sản phẩm đầu ra. Đây được xem là hướng đi phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sữa và bảo vệ môi trường.