Xây dựng đề án bảo đảm chất lượng cao nhất
Ngày 29/7, đoàn công tác của Ban chỉ đạo xây dựng Đề án "Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045


Quang cảnh buổi làm việc.
Chủ trì hội nghị có các đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo; đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông.
Tham dự buổi làm việc còn có đại diện lãnh đạo một số ban, bộ, ngành Trung ương, thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ Biên tập; đại diện lãnh đạo các vụ, viện, đơn vị chức năng của Ban Kinh tế Trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông.
Tại buổi làm việc, các đại biểu tập trung thảo luận nhiều nội dung quan trọng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến lĩnh vực thông tin, truyền thông như: Chuyển đổi số quốc gia; phát triển công nghiệp an toàn, an ninh mạng; phát triển các ngành cơ điện tử, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học, điện tử y sinh….
Phát biểu kết luận tại Hội nghị, đồng chí Trần Tuấn Anh cảm ơn các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các đại biểu, nhất là của Bộ Thông tin và Truyền thông và các doanh nghiệp có liên quan; đồng thời nhấn mạnh Bộ Thông tin và Truyền thông có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình thể chế hóa cơ chế, chính sách cũng như tổ chức triển khai thực hiện;
Ông Trần Tuấn Anh bày tỏ tin tưởng rằng các nội dung được trao đổi tại buổi làm việc ngày hôm nay sẽ góp phần đề xuất những quan điểm mới, nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp đột phá, kiến nghị phù hợp về chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.
Đồng chí đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, ban ngành Trung ương tiếp tục tập trung nghiên cứu, tham gia trực tiếp vào các hoạt động để xây dựng Đề án bảo đảm chất lượng cao nhất. Tổ Biên tập sẽ tiếp thu nội dung mà các đại biểu đề cập trong quá trình hoàn thiện dự thảo Đề án.

Việt Nam tăng 2 bậc trong Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2023
Báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2023 do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới ( WIPO ) công bố, Việt Nam được xếp hạng 46/132 quốc gia, nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2022.

Ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền số
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng chính quyền điện tử, thời gian qua, các địa phương tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư hạ tầng viễn thông, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, phục vụ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Ngành hải quan phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành Hải quan số
Ngành hải quan phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành Hải quan số, trong đó, 100% thủ tục hải quan được số hóa, 100% hồ sơ nghiệp vụ được chuyển sang dạng dữ liệu điện tử.

Các ngân hàng nỗ lực chuyển đổi số
Với việc chuyển đổi số mạnh mẽ, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa liên tục gia tăng các tiện ích, đáp ứng được nhu cầu của người dùng về cung cấp các sản phẩm – dịch vụ ngân hàng với chi phí rẻ hơn, chất lượng cao hơn.

Mô hình nuôi cua biển ứng dụng công nghệ cao tại Thanh Hóa
Nuôi cua biển trong hộp nhựa là mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao đã có mặt tại một số quốc gia như: Trung Quốc, Thái Lan, Myamma... Tại Việt Nam, mô hình này mới đang được nuôi thí điểm ở một số tỉnh thành. Với niềm đam mê khoa học, ông Nguyễn Văn Hóa, khu phố Thành Thắng, phường Quảng Cư, thành phố Sầm Sơn đã nghiên cứu và triển khai mô hình nuôi cua biển trong hộp nhựa vào đầu năm 2023. Sau gần một năm đi vào hoạt động, mô hình đã đem lại hiệu quả kinh tế cao và trở thành một trong những mô hình kinh tế mới tại Sầm Sơn nói riêng và Thanh Hóa nói chung.

Ứng dụng công nghệ trong sản xuất thuốc Đông dược
Với phương châm “ chất lượng, hiểu quả” là nền tảng để đổi mới, phát triển, những năm qua, cùng với việc đầu tư, đổi mới thiết bị công nghệ sản xuất, Công ty cổ phần Dược TH Pharma đã đẩy mạnh phong trào thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Nhờ đầu tư đồng bộ, đến nay, nhiều sản phẩm của Công ty đã chiếm lĩnh thị trường trong nước và xuất khẩu.

Cảng hàng không Thọ Xuân ứng dụng công nghệ 4.0 trong phục vụ hành khách
Sau 10 năm đi vào hoạt động, Cảng hàng không Thọ Xuân đã không ngừng nỗ lực để phát triển, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý, điều hành nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách một cách tốt nhất.

Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân
Những năm qua, Hội Nông dân các cấp trong tỉnh đã phối hợp với các ngành, đơn vị, doanh nghiệp đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân, góp phần tích cực vào chương trình tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn.

Công ty Điện lực Thanh Hóa ứng dụng công nghệ trong theo dõi điện năng
Công ty Điện lực Thanh Hóa đã sớm bắt nhịp, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào các hoạt động kinh doanh để khách hàng “dễ tiếp cận, dễ tham gia, dễ giám sát”. Do vậy, thời gian qua, công ty đã đưa nhiều giải pháp công nghệ số vào theo dõi điện năng tiêu thụ, qua đó khách hàng có thể chủ động tiết kiệm điện cũng như sử dụng các tiện ích khác.

Triển khai tắt sóng 2G tại Việt Nam từ tháng 12/2023
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, mạng 2G đã lạc hậu, tốc độ, tính năng kỹ thuật đều không đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân, không theo kịp sự phát triển của các dịch vụ viễn thông. Các nhà mạng đã cam kết sẽ khoá các thiết bị chỉ dùng sóng 2G từ tháng 12/2023.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.