ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Xây dựng thương hiệu để phát triển làng nghề bền vững

(TTV) - Hiện trên địa bàn Thanh Hóa có 25 nghề truyền thống và 155 làng nghề , trong đó có nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng. Việc phát triển các sản phẩm làng nghề đã giúp cư dân nông thôn nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Tuy nhiên để sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường thì việc đầu tư máy móc, nâng cao năng suất, chất lượng, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là yếu tố rất cần thiết hiện nay.

20/01/2019 11:12

 

Nghề chế biến mật mía tại xã Thạch Sơn, huyện Thạch Thành
Nghề chế biến mật mía tại xã Thạch Sơn, huyện Thạch Thành

Nghề chế biến mật mía tại xã Thạch Sơn, huyện Thạch Thành có từ cách đây  khoảng 50 năm. Để có 1 mẻ mật tầm 3 tạ, trước kia phải mất đến 6 tiếng đồng hồ do dùng sức trâu để kéo song hiện nay chỉ 1 tiếng rưỡi do chế biến bằng máy. Nước mía đun sôi khoảng 5 tiếng sẽ thành mật. Mỗi năm, người dân ở đây cung cấp ra thị trường trong và ngoài tỉnh hàng trăm tấn mật mía.

Năm 2018, hợp tác xã sản xuất mật mía xã Thạch Sơn đã thực hiện việc dán tem nhãn, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, do vậy sản phẩm được nhiều nơi biết đến hơn.

Ông Bùi Văn Tình - Phó chủ tịch UBND xã Thạch Sơn, huyện Thạch Thành:Trong thời gian tới chúng tôi tạo  điều kiện cho người dân vay vốn, đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường quản lý vệ sinh thực phẩm, nhằm quảng bá nhiều hơn sản phẩm mật mía Thạch Sơn đến với mọi người.
Ông Bùi Văn Tình - Phó chủ tịch UBND xã Thạch Sơn, huyện Thạch Thành: Trong thời gian tới chúng tôi sẽ tạo điều kiện cho người dân vay vốn, đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường quản lý vệ sinh thực phẩm, nhằm quảng bá nhiều hơn sản phẩm mật mía Thạch Sơn đến với mọi người.

Tại xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Thủy, nghề làm miến dong hiện thu hút sự tham gia của  200 hộ. Mỗi năm xã Cẩm Bình Bình sản xuất khoảng 1200-1500 tấn miến. Mức tiêu thụ vào dịp cận Tết tăng gấp 3 lần so với ngày thường. Tuy nhiên, hầu hết nguồn nguyên liệu làm miến rong ở Cẩm Bình đều phải nhập từ tỉnh ngoài, chủ yếu là ở Sơn La, nên rất khó kiểm soát được chất lượng, việc phát triển nghề vì vậy sẽ thiếu sự bền vững.

Để khắc phục tình trạng này, năm 2018, xã Cẩm Bình đã trồng thí điểm 20 ha rong, từng bước tạo chuỗi giá trị cho sản phẩm.

Ông Lê Minh Đức - Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Thủy: Địa phương đang  từng bước chuyển đổi cây trồng tạo nguồn nguyên liệu ổn định…cùng với nguồn nguyên liệu sẽ phát triển chuỗi sản xuất, tạo ra sản phẩm miền rong an toàn mang thương biệu Cẩm Bình
Ông Lê Minh Đức - Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Thủy: Địa phương đang từng bước chuyển đổi cây trồng để tạo nguồn nguyên liệu ổn định, cùng với nguồn nguyên liệu sẽ phát triển thành chuỗi sản xuất, tạo ra sản phẩm miền rong an toàn mang thương biệu Cẩm Bình

Hiện nay, Thanh Hóa có 337.000 lao động trong các ngành nghề nông thôn, với thu nhập bình quân từ 3 - 6 triệu đồng/ 1 người/ 1tháng. Tuy nhiên, mới chỉ có 14 sản phẩm nghề, làng nghề được cấp Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý hoặc có công nhận thương hiệu, nhãn mác. Tâm lý dựa vào danh tiếng của nghề truyền thống khiến người dân và địa phương ít chú trọng đến đầu tư phát triển thương hiệu làng nghề. Thực trạng này khiến nhiều sản phẩm làng nghề của Thanh Hóa ngày càng khó cạnh tranh trên thị trường khi người tiêu dùng có xu thế ưu tiên lựa chọn sản phẩm đảm bảo các yếu tố về tem nhãn và thương hiệu.

Thanh Tâm-Minh Quang 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Quý 2/2024, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam dự báo vẫn duy trì ở mức cao

Quý 2/2024, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam dự báo vẫn duy trì ở mức cao

08:29 , 02/05/2024

Theo các chuyên gia đánh giá, quý II/2024, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam được dự báo vẫn duy trì ở mức cao nhờ nguồn cung đảm bảo, sản phẩm chất lượng, thương hiệu uy tín.

ZaloPay ra mắt Giải pháp tăng cường trải nghiệm khách hàng cùng The Pizza Company

ZaloPay ra mắt Giải pháp tăng cường trải nghiệm khách hàng cùng The Pizza Company

08:00 , 02/05/2024

Nắm bắt lợi thế và tiềm năng của mã thanh toán ZaloPay QR Đa Năng, ZaloPay đã phối hợp cùng đối tác đầu tiên là The Pizza Company, để cho ra đời giải pháp mới, hỗ trợ doanh nghiệp kết nối hiệu quả với các khách hàng, góp phần nâng cao trải nghiệm và thúc đẩy doanh số.

Doanh nghiệp xuất khẩu ứng phó với giá cước vận tải biển tăng cao

Doanh nghiệp xuất khẩu ứng phó với giá cước vận tải biển tăng cao

07:43 , 02/05/2024

Căng thẳng chiến sự tại vùng Biển Đỏ kéo dài khiến giá cước vận tải biển tăng từ 80%, thậm chí đến 300% so với tháng 12/2023. Đứng trước khó khăn này, các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, đặc biệt là những doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường các nước như Mỹ, EU đang tập trung đưa ra các giải pháp ứng phó vừa đảm bảo đơn hàng ký kết, đồng thời duy trì, ổn định sản xuất, tạo vệc làm, thu nhập cho người lao động.

Giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ

Giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ

07:36 , 02/05/2024

Bộ Tài chính vừa có báo cáo về tình hình vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước tháng 3, ước thực hiện 4 tháng kế hoạch năm 2024. Theo đó, tỷ lệ giải ngân tăng so với cùng kỳ năm 2023.

Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

07:16 , 02/05/2024

Theo dự báo, lĩnh vực thương mại điện tử nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ và tăng trưởng trong quý 2/2024.

Các doanh nghiệp cung ứng khoảng 26.650 tấn phân bón các loại

Các doanh nghiệp cung ứng khoảng 26.650 tấn phân bón các loại

23:01 , 01/05/2024

Theo số liệu của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa, toàn tỉnh hiện có 1.294 cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón. Trong đó, có 19 đơn vị vừa sản xuất vừa kinh doanh, 35 cơ sở là doanh nghiệp, đại lý lớn chuyên kinh doanh phân bón; còn lại là các đại lý, hộ gia đình với quy mô và mức độ kinh doanh khác nhau.

Ngọc Lặc: Tích tụ, tập trung gần 3.000 ha đất

Ngọc Lặc: Tích tụ, tập trung gần 3.000 ha đất

18:55 , 01/05/2024

Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 13 ngày 11/1/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa đã tích tụ, tập trung được hơn 2.990 ha đất để trồng trọt, chăn nuôi, quy mô lớn.

Thọ Xuân: 434 ha cây trồng được liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm

Thọ Xuân: 434 ha cây trồng được liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm

18:55 , 01/05/2024

Xác định liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm giữa doanh nghiệp và người dân là giải pháp để phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.

Nông Cống phát triển gần 300 ha sản xuất nông nghiệp an toàn

Nông Cống phát triển gần 300 ha sản xuất nông nghiệp an toàn

18:51 , 01/05/2024

Thời gian qua huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá luôn khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, Hợp tác xã và người dân mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp an toàn, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, bảo đảm các tiêu chuẩn chất lượng như VietGap, hữu cơ.

Tập trung cấp nước cho lúa chiêm xuân trổ bông đúng khung lịch thời vụ

Tập trung cấp nước cho lúa chiêm xuân trổ bông đúng khung lịch thời vụ

18:15 , 01/05/2024

Do nắng nóng kéo dài, xâm nhập mặn vẫn diễn ra tại một số địa phương, nên để đảm bảo cấp đủ nước cho 114 nghìn ha lúa chiêm xuân trổ bông đúng khung lịch thời vụ, các đơn vị thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chủ động đắp đập, dự trữ nước trên kênh, ao, hồ và vận hành tối đa các trạm bơm tưới khi điều kiện cho phép.