ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Giải đáp những vướng mắc trong thực hiện BHXH cho lao động nước ngoài

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết vừa nhận được đề nghị của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH ) đề nghị BHXH, Sở LĐ-TB&XH các tỉnh, thành phố hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về thực hiện BHXH cho người lao động nước ngoài.

23/03/2019 05:54

Theo Công văn số 1064/LĐTBXH-BHXH ngày 18-3-2019 giải đáp vướng mắc trong thực hiện Nghị định số 143/2018/NĐ-CP, nêu rõ, thời gian qua, Bộ LĐ-TB&XH nhận được văn bản của một số địa phương, doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp đề nghị làm rõ đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc theo quy định tại Nghị định số 143/2018/NĐ-CP ngày 15-10-2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật BHXH và Luật ATVSLĐ về BHXH bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam, Bộ LĐ-TB&XH có ý kiến như sau:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP thì “Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam”.

 
Người lao động nước ngoài tại Việt Nam sẽ phải đóng bảo hiểm bắt buộc (ảnh minh họa).
 

Tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP có quy định các trường hợp loại trừ, cụ thể: “Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều này không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định tại Nghị định này khi thuộc một trong các trường hợp sau: Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 3-2-2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Khoản 1 Điều 187 của Bộ luật Lao động”.

Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 3-2-2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì: “Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng”.

Như vậy, đối chiếu với các quy định trên thì người lao động nước ngoài thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi có đủ các điều kiện: Có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp; có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 1 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam; chưa đủ 60 tuổi đối với nam và chưa đủ 55 tuổi đối với nữ; không thuộc đối tượng di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP, bao gồm người lao động là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật đang làm việc tại một doanh nghiệp nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng và được cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam…

Hiếu Quỳnh/CAND

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Đảm bảo đủ thuốc cho các tình huống y tế bị ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh

Đảm bảo đủ thuốc cho các tình huống y tế bị ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh

06:30 , 14/09/2024

Để đảm bảo cung ứng đủ thuốc công tác phòng, chống dịch bệnh có thể phát sinh trong mùa bão, mưa lũ, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố khẩn trương chỉ đạo các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thuốc đóng trên địa bàn có kế hoạch dự trữ, cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc cho nhu cầu điều trị, đặc biệt đảm bảo cơ số thuốc phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và các hướng dẫn khác của Bộ Y tế; tránh để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, biến động tăng giá thuốc.

Phục hồi sức khỏe cơ xương khớp

Phục hồi sức khỏe cơ xương khớp

10:18 , 13/09/2024

Cơ xương khớp là hệ thống nâng đỡ và vận động của cơ thể, giúp chúng ta di chuyển, làm việc. Tuy nhiên, do tuổi tác, chấn thương, hoặc các bệnh lý mãn tính, chức năng cơ xương khớp có thể suy giảm, gây đau đớn, khó khăn trong vận động, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống. Vì vậy, việc phục hồi xương khớp là rất quan trọng, giúp duy trì sức khỏe và sự linh hoạt của cơ thể.

Gần 700 loại thuốc, nguyên liệu được Bộ Y tế gia hạn giấy đăng ký lưu hành

Gần 700 loại thuốc, nguyên liệu được Bộ Y tế gia hạn giấy đăng ký lưu hành

09:09 , 13/09/2024

Trong đợt gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc mới nhất, Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế đã gia hạn 663 thuốc, nguyên liệu làm thuốc để phục vụ nhu cầu sử dụng thuốc của Nhân dân, cơ sở khám chữa bệnh...

Phòng bệnh thường gặp qua đường tiêu hóa mùa bão, lũ

Phòng bệnh thường gặp qua đường tiêu hóa mùa bão, lũ

08:51 , 13/09/2024

Sau mưa bão, lũ lụt, môi trường thường ô nhiễm, là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, virus và trung gian truyền bệnh sinh sôi, phát triển và dễ phát sinh dịch bệnh, trong đó phổ biến là có các bệnh liên quan đến tiêu hóa. Để chủ động phòng bệnh, người dân cần lưu ý những vấn đề sau:

Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng ngộ độc thực phẩm sau mưa bão

Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng ngộ độc thực phẩm sau mưa bão

07:58 , 12/09/2024

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, mới có công văn về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm, khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Chủ động phòng các bệnh lý nguy hiểm do vi khuẩn phế cầu gây ra với vaccine thế hệ mới

Chủ động phòng các bệnh lý nguy hiểm do vi khuẩn phế cầu gây ra với vaccine thế hệ mới

11:02 , 10/09/2024

Vi khuẩn phế cầu là loại vi khuẩn khu trú tại vùng mũi – họng gây ra nhóm bệnh lý nguy hiểm như viêm phổi, viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm trùng huyết… Các bệnh do vi khuẩn phế cầu gây ra thường để lại di chứng và tỷ lệ tử vong từ 10 – 20%, đặc biệt ở trẻ nhỏ, người già, tỷ lệ tử vong lên đến 50%. Tuy vậy, những bệnh này có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vaccine phế cầu đặc biệt là các vaccine phế cầu thế hệ mới. Việc tiêm sớm cho trẻ và người lớn sẽ giúp cho nhiều người được bảo vệ trước những bệnh lý nguy hiểm.

Lo ngại dịch bệnh truyền nhiễm bùng phát mùa tựu trường

Lo ngại dịch bệnh truyền nhiễm bùng phát mùa tựu trường

10:27 , 10/09/2024

Theo Bộ Y tế, cả nước đang bước vào năm học mới, nguy cơ các bệnh truyền nhiễm phát sinh tăng cao, nhất là với một số bệnh như sởi, ho gà, tay chân miệng và một số bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị liên quan chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh, ngăn chặn dịch bệnh bùng phát.

Bộ Y tế đặt mục tiêu 95% trẻ tiêm đủ mũi vaccine phòng sởi

Bộ Y tế đặt mục tiêu 95% trẻ tiêm đủ mũi vaccine phòng sởi

10:22 , 10/09/2024

Theo Bộ Y tế, Từ đầu năm đến nay, bệnh sởi đang xuất hiện nhiều ca mắc bệnh ở các địa phương. Bộ Y tế xác định 18 tỉnh, thành phố sẽ tiến hành tiêm vaccine sởi - rubella miễn phí cho các đối tượng với mục tiêu, 95% trẻ thuộc nhóm đối tượng tiêm chủng chưa được tiêm đủ mũi vaccine theo quy định tại vùng nguy cơ, vùng đang có các ca sởi/dịch sởi xảy ra được tiêm 1 mũi vaccine sởi - rubella.

Tăng cường đầu tư cho tuyến y tế cơ sở, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Tăng cường đầu tư cho tuyến y tế cơ sở, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

18:15 , 09/09/2024

Với chủ trương đầu tư Dự án xây dựng mới và mua sắm trang thiết bị cho 70 trạm y tế tuyến xã theo Nghị quyết 311 ngày 27/8/2022 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Thanh Hoá, đến nay, các trạm y tế đã đưa vào sử dụng, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động khám chữa bệnh ban đầu.

Bộ Y tế: Đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải y tế sau bão

Bộ Y tế: Đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải y tế sau bão

08:20 , 09/09/2024

Theo Bộ Y tế, sau mưa bão nói chung, sau bão số 3 nói riêng, các đơn vị y tế cần thực hiện các biện pháp thu gom, xử lý chất thải rắn y tế đảm bảo an toàn, phòng tránh nguy cơ phát tán mầm bệnh gây ảnh hưởng sức khỏe; tăng cường các biện pháp khử khuẩn, xử lý nước thải y tế trước khi xả thải ra môi trường.