Zimbabwe sắp tung loại tiền tệ mới để cứu nền tài chính
Bộ trưởng Tài chính Zimbabwe cho biết, nước này sẽ giới thiệu một loại tiền mới trong 12 tháng tới. Vì sự thiếu hụt đồng USD đã khiến hệ thống tài chính rơi vào tình trạng hỗn loạn và buộc nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa.

Tiền tệ Zimbabwe đã trở nên vô giá trị khi lạm phát tăng vọt lên tới 500 tỷ phần trăm trong năm 2008.
Theo Reuters, trong hai tháng qua, quốc gia Nam Phi này đã phải chịu sự thiếu hụt trầm trọng hàng hóa nhập khẩu, bao gồm cả nhiên liệu tăng giá tới 150% vào cuối tuần qua.
Zimbabwe đã từ bỏ đồng tiền tệ quốc gia vào năm 2009 sau khi nó bị phá hủy bởi siêu lạm phát và chấp nhận đồng USD và các loại tiền tệ khác, chẳng hạn như đồng bảng Anh và đồng rand Nam Phi.
Nhưng Zimbabwe không có đủ tiền giấy để vận hành 10 tỷ USD tiền điện tử bị mắc kẹt trong tài khoản ngân hàng địa phương.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Mthuli Ncube nói trong một cuộc họp vào cuối tuần này rằng một loại tiền tệ trong nước mới sẽ được tung ra trong vòng chưa đầy 12 tháng tới.
“Về vấn đề huy động đủ ngoại tệ để công bố loại tiền tệ mới, chúng tôi đang tiến hành rồi, hãy cho chúng tôi thời gian”, ông nói.
Người dân Zimbabwe bị ám ảnh bởi những ký ức về đồng tiền Zimbabwe. Nó đã trở thành vô giá trị khi lạm phát tăng vọt lên tới 500 tỷ phần trăm trong năm 2008, tỷ lệ cao nhất trên thế giới đối với một quốc gia không có chiến tranh, khiến lương hưu và tiền tiết kiệm bị xóa sạch.
Tổng thống Emmerson Mnangagwa đang chịu áp lực phải phục hồi nền kinh tế nhưng tình trạng thiếu đồng USD đang làm suy yếu các nỗ lực để giành lại các nhà đầu tư nước ngoài dưới thời của Tổng thống tiền nhiệm Robert Mugabe.
Ngân hàng trung ương Zimbabwe hiện chỉ còn dưới 400 triệu USD tiền mặt, hơn nữa, tình trạng thiếu nhiên liệu đã trở nên tồi tệ hơn và các công ty đang phải vật lộn để nhập khẩu nguyên liệu và thiết bị, buộc họ phải mua tiền mặt trên thị trường chợ đen với mức phí cao hơn tới 370%.
Liên đoàn các ngành công nghiệp của Zimbabwe đã cảnh báo một số thành viên của mình có thể ngừng hoạt động vào cuối tháng do tình trạng khủng hoảng đồng USD.
Cụ thể, nhà sản xuất dầu và xà phòng Olivine Industries cho biết rằng họ đã đình chỉ sản xuất và cho công nhân nghỉ phép vô thời hạn vì DN này đã nợ các nhà cung cấp nước ngoài tới 11 triệu USD.
Hồng Vân/ Dân trí
Đọc thêm

Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ lúa gạo
Để nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập trên cùng một diện tích trồng lúa, việc liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đang được nhân rộng ở nhiều địa phương. Mỗi năm, Thanh Hóa có hàng chục nghìn ha lúa được sản xuất theo hình thức liên kết gắn với bao tiêu sản phẩm.

Nghị quyết 68 tạo động lực phát triển nghề chế biến thủy sản ở Thanh Hóa
Thanh Hóa là tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế về phát triển nghề chế biến thủy hải sản. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, ngành nghề này vẫn phát triển nhỏ lẻ, thiếu khả năng cạnh tranh. Vì vậy, việc ra đời nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân sẽ là động lực quan trọng để các cơ sở chế biến thủy hải sản ở Thanh Hóa đổi mới tư duy, áp dụng công nghệ, đầu tư máy móc thiết bị để nâng cao năng lực chế biến.

Kinh tế tư nhân - Động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng
Từ chỗ chỉ là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế, hiện nay kinh tế tư nhân đã được xác định là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia. Theo Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị, kinh tế tư nhân, mà nòng cốt là các doanh nghiệp tư nhân đang được trao cơ hội và nguồn lực toàn diện để dẫn dắt kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng. Và các doanh nghiệp tư nhân tại Thanh Hóa cũng sẽ đứng trước vận hội phát triển mới.

Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ - Nâng cao hiệu quả lúa gạo
Để nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập trên cùng một diện tích trồng lúa, việc liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đang được nhân rộng ở nhiều địa phương. Mỗi năm, Thanh Hóa có hàng chục nghìn ha lúa được sản xuất theo hình thức liên kết gắn với bao tiêu sản phẩm.

Việt Nam thuộc nhóm "rủi ro thấp" trong Quy định chống phá rừng của EU
Ủy ban châu Âu vừa công bố hệ thống phân loại quốc gia theo mức độ rủi ro trong khuôn khổ Quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu (EU). Trong đó, Việt Nam được xếp vào nhóm "rủi ro thấp".

Triển khai hóa đơn điện tử cho hộ kinh doanh
Từ ngày 1/6, 37.000 hộ kinh doanh trên toàn quốc có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối với cơ quan thuế.

Thanh Hóa phát triển được 79 chuỗi liên kết tiêu thụ rau, quả an toàn
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa, trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 14.000 ha chuyên canh rau, quả an toàn.

Phòng chống nắng nóng cho đàn vật nuôi
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, mùa hè năm 2025 tại khu vực Bắc Trung Bộ, trong đó có Thanh Hóa có khả năng xảy ra nhiều đợt năng nóng kéo dài, nhiệt độ cao, độ ẩm thấp. Đây là điều kiện bất lợi làm giảm sức đề kháng, vật nuôi có thể bị chết do cảm nắng, cảm nóng, gây thiệt hại về kinh tế cho sản xuất chăn nuôi.

Nâng cao trình độ ngoại ngữ, chìa khóa hội nhập quốc tế
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, ngoại ngữ đã trở thành chiếc cầu nối quan trọng, giúp mỗi cá nhân tiếp cận tri thức, nắm bắt cơ hội để hội nhập quốc tế.

Tháng 5/2025, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của tỉnh tiếp tục tăng trưởng
Theo báo cáo của Sở Công Thương, trong tháng 5/2025, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của tỉnh tiếp tục tăng trưởng. Tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa trong tháng ước đạt 661,093 triệu USD, tăng 1,2% so với tháng trước và tăng 24% so với cùng kỳ năm 2024.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.