Bàn Bù – Miền thắng tích kỳ thú
Bàn Bù - miền thắng tích kỳ thú ở miền Tây xứ Thanh. Nơi đây vừa thâm nghiêm, thanh tịnh vừa kỳ vĩ, bí ẩn; là điểm hẹn hấp dẫn thu hút du khách đến tham quan, thưởng ngoạn.
"Trúc Lâm Bàn Bù Thiền Tự" hay còn được người dân địa phương gọi với cái tên quen thuộc là Chùa Nán. Tương truyền, ngôi chùa này đã có từ xa xưa. Khi giặc Minh xâm lược, ngôi chùa cũng bị tàn phá. Sau khi chiến thắng quân Minh, Nhân dân xây dựng lại chùa để làm nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, tín ngưỡng.
Đến với quần thể di tích lịch sử văn hóa thắng cảnh Bàn Bù, du khách còn được ghé thăm đền thờ Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Lai và các tướng sỹ Nghĩa quân Lam Sơn để cùng tưởng nhớ và tri ân những chiến công oai hùng của bao anh hùng hào kiệt thưở nào.
Nằm cách chùa Nán không xa, men theo một thác nước nhỏ, chúng ta sẽ đến hang Bàn Bù. Hang Bàn Bù thuộc khu phố Vân Hòa, thị trấn Ngọc Lặc là di tích lịch sử văn hóa mang đậm dấu ấn lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, đồng thời là nơi hội tụ phong cảnh huyền ảo, kỳ bí.
MC Thùy Dung trò chuyện cùng ông Phạm Đình Nam, thủ từ đền Vua Lê và các tướng sỹ, Khu Di tích lịch sử văn hóa thắng cảnh hang Bàn Bù
Lòng hang rộng và thoáng, với hàng ngàn nhũ đá đủ hình thù kì ảo có thể thỏa mãn trí tưởng tượng phong phú nhất của mỗi người. Hang sâu nhưng thông gió nên không hề tạo cảm giác bí bách mà ngược lại càng trở nên mát mẻ, dễ chịu bởi dòng nước chảy róc rách suốt ngày đêm, tạo thành những vụng nước trong vắt, soi bóng cho nhũ đá lung linh. Bằng trí tưởng tượng phong phú của mình, người dân địa phương đã ưu ái đặt cho cảnh sắc diễm lệ, kỳ ảo nơi đây những cái tên như Ao Vua, hang Bụt, Thác Vàng, Thác Bạc, Động Tiên….
Bước vào không gian này, thời gian dường như ngừng lại, lòng người cũng vì thế mà trở nên tĩnh lặng, khoan khoái và nhẹ nhõm đến lạ lùng, chỉ còn tiếng rì rầm của đất, của nước, của những trầm tích văn hóa từ ngàn xưa vọng về. Càng đi sâu vào bên trong thì lòng hang càng mở ra vô tận. Theo như người dân địa phương ở đây cho biết, hang Bàn Bù dài tới 5 - 6km, tuy nhiên mới chỉ đưa vào khai thác du lịch chừng 1km.
Để tưởng nhớ anh hùng dân tộc Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn, hàng năm, Nhân dân trong làng thường tổ chức Lễ hội rước nước vào 2 ngày 18 và 19 tháng Giêng. Đoàn rước nước gồm 9 cô gái và 9 chàng trai khỏe mạnh vác ống lấy nước từ trong hang đem ra tế thần linh và các bậc tiền nhân, tiên tổ, một nghi lễ linh thiêng, trang trọng cầu mong cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu.
Đây là lễ hội truyền thống mang đậm nét văn hóa dân gian, là sự kết nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, thể hiện tâm thức của người dân đất Việt luôn hướng về cội nguồn, dân tộc.
Di tích lịch sử văn hóa, thắng cảnh Bàn Bù với vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vỹ thực sự là điểm đến hấp dẫn dành cho du khách thưởng ngoạn và khám phá.
[Ảnh] Người dân hào hứng với màn diễu binh, diễu hành qua các tuyến phố Điện Biên Phủ
Hàng nghìn người dân và du khách tại thành phố Điện Biên Phủ vô cùng hào hứng với màn diễu binh của các lực lượng quân đội, dân quân tự vệ và công an, các ban ngành, đoàn thể xã hội... qua các tuyến phố chính.
Cẩm Thủy phấn đấu trở thành huyện Nông thôn mới vào năm 2025
Đại hội Đảng bộ huyện Cẩm Thủy lần thứ 26, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra mục tiêu đến năm 2025 sẽ đạt chuẩn huyện nông thôn mới, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao, với thu nhập bình quân đạt 70 triệu đồng/người/năm. Sau hơn nửa nhiệm kỳ triển khai thực hiện nghị quyết, công tác xây dựng Nông thôn mới ở huyện Cẩm Thủy đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo động lực và niềm tin vững chắc để đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Cẩm Thủy tiếp tục nỗ lực, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết đã đề ra.
Thanh Hóa phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch
Thanh Hóa là tỉnh có tài nguyên di sản văn hóa phong phú và độc đáo với nhiều phong tục, tập quán, nghệ thuật kiến trúc, lễ hội văn hóa dân gian đặc sắc... của các dân tộc anh em cùng sinh sống. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đã và đang được Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo ngành văn hóa thể thao và lịch, các địa phương thực hiện. Từ đó, giá trị của di sản ngày càng được nâng lên, phục vụ tốt cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Mùa vàng Pù Luông
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông thuộc 2 huyện Quan Hóa và Bá Thước là điểm du lịch hấp dẫn ở xứ Thanh với khí hậu quanh năm mát mẻ; được ví đẹp tựa như Sa Pa của Tây Bắc, hay xứ sở mộng mơ Đà Lạt của núi rừng Tây Nguyên. Thời điểm này, Pù Luông đang chuẩn bị bước vào mùa lúa chín. Những bông lúa trĩu cành phủ màu vàng tại các thửa ruộng bậc thang tạo cho nơi đây một khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp.
Những người “giữ lửa” cho văn hóa vùng cao
Trong hơi thở sôi động của nhịp sống hiện đại, đâu đó khắp các bản vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chúng ta vẫn dễ dàng bắt gặp những nét đẹp văn hóa truyền thống của các dân tộc. Để những giá trị văn hóa đặc sắc luôn hiện hữu, không thể không kể đến vai trò “giữ lửa” của chị em phụ nữ miền sơn cước. Mỗi người phụ nữ, đặc biệt là những người cao tuổi, ở các bản làng vùng đồng bào dân tộc Thái, vẫn ngày đêm cần mẫn, âm thầm, nỗ lực trao truyền với mong ước bảo tồn, gìn giữ giá trị văn hóa cho muôn đời sau...
Đỗ Chung – Người họa sỹ lãng du
Hoạ sĩ Đỗ Chung là một nghệ sỹ có tiếng ở xứ Thanh. Ở tuổi “thất thập cổ lai hy”, đôi chân đi không còn vững, tay bắt đầu run, nhưng chính niềm đam mê với hội hoạ đã níu chân ông lại với cuộc đời.
Hoang sơ Bãi Đông
Khi cái nắng oi ả của mùa hạ bao trùm không gian thì cũng là lúc rất nhiều người tìm về với những vùng biển để tận hưởng bầu không khí trong lành, mát mẻ và vô cùng khoan khoái. Nếu như bạn đã quá quen thuộc với sự đông đúc, tấp nập của Sầm Sơn hay Hải Tiến và muốn tìm cho mình một trải nghiệm mới mẻ hơn, yên bình hơn thì hãy đến với Bãi Đông hoang sơ, trữ tình.
Hè về với biển xứ Thanh
Du lịch biển là thế mạnh của xứ Thanh với những bãi biển đẹp nức tiếng như Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa, Tiên Trang... Đến với biển, du khách không những được đắm mình trong dòng nước mát lạnh, thưởng thức những món hải sản tươi ngon, đậm đà mà còn có cơ hội tìm hiểu nhiều trầm tích văn hóa ở các làng biển.
Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam tham gia trồng rừng tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên, huyện Thường Xuân
Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia vừa phối hợp với lực lượng chức năng và người dân huyện Thường Xuân tổ chức trồng rừng tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Chương trình có sự tham gia của Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, Top 5 Hoa hậu Hoàn vũ Thế giới - H'Hen Niê.
Điểm hẹn phía Tây Bắc xứ Thanh
Khác với sự ồn ào, náo nhiệt nơi phồn hoa đô thị, Quan Sơn lại luôn đem đến cho ta những khoảng khắc êm đềm, yên tĩnh bởi những triền núi, cánh rừng ngút ngàn màu xanh chạy đến hết tầm mắt, cùng với tiếng chim hót và tiếng suối chảy róc rách làm say đắm lòng người.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.