Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong xây dựng Nông thôn mới
Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong phong trào xây dựng Nông thôn mới giữ vai trò quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Xác định rõ điều đó, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm ưu tiên các nguồn lực để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa; góp phần hoàn thành tiêu chí số 6 và tiêu chí số 16 về văn hóa trong xây dựng Nông thôn mới.
Những âm điệu du dương của làn điệu chèo cổ truyền thống làm say đắm lòng người trong không gian của một làng quê truyền thống giữa cuộc sống hiện đại…

Cùng với việc đầu tư xây dựng Nhà văn hóa thôn khang trang, rộng rãi, tạo không gian cho các sinh hoạt động đồng, xã Trường Sơn chủ trương khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong xây dựng Nông thôn mới, phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.

Đến nay, xã Trường Sơn đã khôi phục được 2 câu lạc bộ chèo, 4 câu lạc bộ cờ, thu hút sự tham gia của hàng trăm người dân thuộc nhiều lứa tuổi. Hoạt động của câu lạc bộ không chỉ giúp gìn giữ nét đẹp giá trị văn hóa của địa phương, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân, mà còn góp phần gắn kết tình cảm cộng đồng, thắt chặt tình làng nghĩa xóm thông qua các hoạt động tập thể.

Bà Phạm Thị Định - Thôn Yên Minh, xã Trường Sơn, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa
Bà Phạm Thị Định - Thôn Yên Minh, xã Trường Sơn, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Qua những ngày lao động mệt mỏi đến đây tìm được niềm vui, thấy hoạt động câu lạc bộ rất hiệu quả… nhiều người 60- 70tuổi tham gia câu lạc bộ thấy trẻ ra rất nhiều, vui vẻ".
Thanh Hóa là vùng đất lịch sử giàu truyền thống văn hóa, là nơi còn lưu giữ rất nhiều các giá trị văn hóa dân tộc. Toàn tỉnh có khoảng hơn 1.500 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; 755 di sản văn hoá phi vật thể với gần 300 lễ hội, lễ tục, phong tục tập quán, các trò chơi, trò diễn dân gian… Trong quá trình xây dựng Nông thôn mới, các địa phương trong tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống.

Đồng thời, bố trí nguồn kinh phí đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất văn hóa, thể thao, nhằm đáp ứng nhu cầu tổ chức các sinh hoạt cộng đồng của nhân dân. Nhiều địa phương đã triển khai các hoạt động bảo vệ, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị theo theo quy định pháp luật về di sản văn hóa; tổ chức các loại hình văn hóa truyền thống như lễ hội, trò chơi, trò diễn; duy trì, phát triển, nhân rộng các loại hình văn hóa dân gian trong sinh hoạt cộng đồng tại nhà văn hóa thôn, bản…

Ông Lê Bá Hùng - Chủ tịch UBND xã Quảng Long, huyện Quảng Xương, tình Thanh Hóa
Ông Lê Bá Hùng - Chủ tịch UBND xã Quảng Long, huyện Quảng Xương, tình Thanh Hóa cho biết: "Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, xã chúng tôi đã tôn tạo các khu di tích, trong đó có khu di tích đền Sòng. Đây là tâm nguyện của nhân dân, là nơi để người dân đến thắp nén hương cầu phúc, cầu bình an. Qua việc trùng tu, tôn tạo lại di tích để gìn giữ các giá trị vă hóa truyền thống, đời sống tâm linh cho các thế hệ sau".
Việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống luôn được các địa phương coi trọng, xem đây như một trong những mục tiêu chính của chương trình xây dựng Nông thôn mới. Qua đó, làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho người dân, tạo dựng nên những miền quê nông thôn phong phú, đáng sống.

Khu di tích lăng mộ vua Lê Dụ Tông – công trình kiến trúc tinh xảo
Dụ Tông Hòa Hoàng Đế là vị vua thứ 21 của vương triều Lê. Đời vua trị vì, đất nước tương đối thái bình, các hình phạt được giảm nhẹ, nhiều kỳ thi võ được tổ chức.

Việt Nam có mức tăng trưởng điểm đến cao thứ 7 toàn cầu
Cục Du lịch quốc gia Việt Nam cho biết, dữ liệu tổng hợp từ công cụ theo dõi xu hướng du lịch Google Destination Insights cho thấy, Việt Nam có mức tăng trưởng điểm đến cao thứ 7 toàn cầu.

Đề nghị tăng cường bảo vệ các lăng mộ vua chúa
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản đề nghị tăng cường bảo vệ các khu lăng mộ vua chúa sau sự việc lăng một vua Lê Túc Tông bị xâm hại

Người phụ nữ giữ lửa văn hóa Thái ở vùng cao Thường Xuân
Tại bản Bèn, thôn Liên Sơn, xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa), tiếng khung cửi rộn ràng trong một không gian nhỏ ấm áp, nơi những người phụ nữ Thái cần mẫn bên khung dệt, trao truyền từng nét hoa văn thổ cẩm, như kể lại câu chuyện bản làng bằng sắc màu những sợi chỉ. Đó là Tổ dệt thổ cẩm truyền thống mang tên “Táy Dó”, thành quả từ sự đồng lòng của cả cộng đồng, và đặc biệt là tâm huyết của người sáng lập. Đó là chị Vi Thị Luyến - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Xuân Lẹ - người đã âm thầm “giữ lửa” cho nghề xưa giữa cuộc sống hiện đại.

Chốn thơ mộng giữa lòng Hao Hao
Nằm nép mình bên hồ Hao Hao rộng lớn, hiền hoà, quanh năm xanh biếc một màu, không bao giờ vơi cạn, khu du lịch sinh thái Hao Hao Green Pine Hill là một điểm đến mới tại thị xã Nghi Sơn.

Việt Nam có 2 địa điểm lọt danh sách điểm đến đẹp nhất thế giới năm 2025
Theo Danh sách do Tạp chí Time Out của Anh vừa công bố, Việt Nam có hai điểm đến du lịch là Hà Giang và Hội An lọt vào top 44 điểm đến đẹp nhất thế giới năm 2025, được đánh giá bởi những du khách giàu kinh nghiệm.

Những người “giữ lửa” văn hóa dân tộc Dao
Giữa nhịp sống hiện đại, vẫn có những con người lặng lẽ, bền bỉ giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, từ trang phục đến tiếng nói, chữ viết. Đó là cộng đồng người Dao tại huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Họ đang góp phần làm nên sức sống mãnh liệt của một nền văn hóa đang đứng trước không ít thử thách.

Cả nước đón 10,5 triệu lượt khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Cục Du lịch Quốc gia (Bộ Văn hóa) cho biết, trong 5 ngày nghỉ lễ từ ngày 30/4 đến ngày 4/5, ngành Du lịch cả nước ước phục vụ khoảng 10,5 triệu lượt khách, tăng 31,2% so với cùng kỳ năm 2024, trong đó có khoảng 6,5 triệu lượt khách có lưu trú.

Thành Nhà Hồ - giữ gìn “bức thông điệp” văn hóa cho muôn đời
Thành nhà Hồ - công trình kiến trúc đá cổ, một kiệt tác thể hiện tài năng, trí tuệ siêu phàm của người Việt, chứa đựng biết bao điều bí ẩn và những huyền tích. Không chỉ là niềm tự hào của người dân xứ Thanh, Thành nhà Hồ còn là một trong những đại diện tiêu biểu cho bản sắc văn hóa và tinh hoa trí tuệ người Việt trên “bản đồ văn hóa” nhân loại. Để rồi, qua mỗi thế hệ, cùng với sự ngưỡng vọng và tinh thần ngợi ca, là câu chuyện về trách nhiệm gìn giữ, trao truyền di sản ấy cho muôn đời...

Huyện Hoằng Hóa tăng cường quảng bá du lịch qua các nền tảng số
Huyện Hoằng Hóa vừa đưa vào hoạt động website Du lịch Hoằng Hoá - Thanh Hoá tại địa chỉ https://dulichhoanghoa.vn đem lại nhiều tiện ích cho doanh nghiệp, người dân và du khách.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.