Bức tranh kinh tế 6 tháng năm 2024 của tỉnh Thanh Hóa
Sáu tháng đầu năm 2024, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, song, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp và đã đạt được kết quả khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 11,5%, xếp thứ 3 cả nước và đứng đầu nhóm 10 tỉnh, thành phố có quy mô nền kinh tế lớn nhất cả nước.
Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản được đánh giá là phát triển toàn diện và đạt kết quả khá tích cực khi sản lượng lương thực ước đạt 893 nghìn tấn, tăng 0,4% so với cùng kỳ; năng suất lúa ước đạt 67,5 tạ/ha, cao nhất từ trước đến nay. Liên kết sản xuất và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tiếp tục được tập trung đẩy mạnh, nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích.
Bà Đỗ Thị Hoa, Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Xuân Minh, huyện Thọ Xuân cho biết: "Liên kết sản xuất tạo thuận lợi rất nhiều cho bà con nông dân. Về khâu chế biến, bảo quản nông sản, bà con nông dân yên tâm về chất lượng và khi chất lượng đạt rồi thì giá thành sẽ được nâng lên rất nhiều".
Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm ước đạt 21,1%; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 15,8%; nhiều sản phẩm công nghiệp chủ yếu có sản lượng tăng so với cùng kỳ. Điều này ghi nhận sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc không ngừng nỗ lực cơ cấu lại sản xuất, tìm kiếm và chinh phục các thị trường mới.
Ông WATANABE YASUAKI, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Điện BOT Nghi Sơn 2 cho biết: "Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 vận hành, ổn định, tối đa công suất thiết kế 1.200 MW. Tôi đánh giá cao và cảm ơn sự hợp tác có trách nhiệm, hỗ trợ tích cực của chính quyền các cấp và Nhân dân địa phương tháo gỡ những vướng mắc kịp thời để nhà máy hoạt động ổn định, an toàn. Nhà máy đã sản xuất được 3.9 tỷ kwh đến ngày 10/6. Kế hoạch sản xuất đạt 8.5 tỷ kwh đến cuối năm, đóng góp khoảng 3% sản lượng điện của Việt Nam".
6 tháng đầu năm cũng ghi dấu ấn về phát triển hạ tầng sản xuất công nghiệp với việc thành lập mới 2 cụm công nghiệp. Thanh Hóa đã hoàn thành giải phóng mặt bằng cho dự án đường dây 500 kV mạch 3 sớm hơn thời hạn cam kết với Thủ tướng Chính phủ; đồng thời, đã tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng lưới điện, truyền tải đoạn qua địa bàn tỉnh.
Hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch, xuất khẩu diễn ra sôi động: Trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt gần 94.400 tỷ đồng, tăng 12,9% so với cùng kỳ; Giá trị xuất khẩu ước đạt trên 2.881 triệu USD, tăng 21,9%.
Hoạt động du lịch không chỉ diễn ra sôi động với lượng khách tăng cao mà doanh thu du lịch đã có sự chuyển biến khi lượng khách tăng 16,1% nhưng doanh thu tăng 30,2%. Việc có thêm nhiều dự án, nhiều sản phẩm du lịch mới đi vào hoạt động đã tăng tính hấp dẫn và sức hút của du lịch Thanh Hoá.
Từ đầu năm đến nay, tỉnh Thanh Hóa cũng đã thu hút được 59 dự án đầu tư trực tiếp, trong đó có 12 dự án FDI, tăng 78,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Nguyễn Như Hiếu, Cục Trưởng Cục Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao cho biết: "Thành công từ công tác thu hút đầu tư thì nguyên nhân đầu tiên và quan trọng nhất là sự lãnh đạo đúng đắn, tài tình, chỉ đạo kịp thời, sáng suốt của các đồng chí lãnh đạo tỉnh và sự kết hợp, mối quan hệ hợp tác ngày càng chặt chẽ giữa tỉnh Thanh hoá với Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch đầu tư, các bộ, ngành trung ương. Yếu tố quyết định quan trọng là yếu tố nội lực - sức hút của tỉnh Thanh Hóa".
Hoạt động kinh tế diễn ra sôi động đã đem lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước. 6 tháng đầu năm 2024, thu ngân sách trên địa bàn tỉnh ước đạt 27.348 tỷ đồng, bằng 76,9% dự toán, tăng 29,6% so với cùng kỳ.
Kết quả nổi bật trong bức tranh kinh tế 6 tháng đầu năm đã khẳng định: Cùng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ; sự phối hợp, hỗ trợ của các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương; sự hợp tác của các tỉnh, thành phố trong cả nước, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể tỉnh Thanh Hoá đã bám sát thực tiễn, kịp thời đề ra nhiều chủ trương, biện pháp đúng đắn, vừa giải quyết những vấn đề ngắn hạn, trung hạn, vừa tạo tiền đề cho phát triển bền vững trong dài hạn.
Xuất khẩu 2025 đặt mục tiêu tăng trưởng 10 - 12%, xuất siêu trên 20 tỷ USD
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2024 ước đạt 783,4 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2023; trong đó xuất khẩu ước đạt 403,7 tỷ USD, tăng 13,8%. Với kết quả này, Bộ Công Thương đặt mục tiêu phấn đấu tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2025 tăng trên 10 - 12% so với năm 2024, cán cân thương mại tiếp tục có xuất siêu ở mức trên 20 tỷ USD.
Lần đầu tiên thu ngân sách Nhà nước vượt mốc 2 triệu tỷ đồng
Ngân sách Nhà nước năm 2024 ước đạt hơn 2 triệu tỷ đồng, bằng 119,1% so với dự toán, tăng 15,5% so với thực hiện năm 2023; tỷ lệ động viên vào ngân sách Nhà nước đạt 17,8% GDP, riêng thuế, phí đạt 14,2% GDP.
Bộ Tài chính bãi bỏ hàng loạt thông tư về tài chính đất đai
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 89 bãi bỏ toàn bộ 12 Thông tư và bãi bỏ một phần của 1 thông tư khác trong lĩnh vực tài chính đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành trước ngày Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023 có hiệu lực thi hành.
Nông sản Việt chinh phục nhiều thị trường
Năm 2024, nông sản Việt Nam đã có mặt ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đặc biệt, nhiều nông sản Việt tiếp tục chinh phục thành công những thị trường mới, nhiều mặt hàng nông sản mới được "cấp visa" xuất khẩu chính ngạch.
Xuất nhập khẩu sang khu vực châu Á, châu Phi đạt 520 tỷ USD
Bộ Công thương cho biết, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lên tới 520 tỷ USD, khu vực thị trường châu Á, châu Phi tiếp tục giữ vị trí chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2024 và nhiều năm tới.
Quảng Xương phấn đấu DDCI nằm trong top đầu của tỉnh trong năm 2025
Chiều ngày 2/1, huyện Quảng Xương đã tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh năm 2025.
Tăng giá trị sản xuất ngành mía đường Thanh Hóa
Niên vụ 2024 - 2025 diện tích, năng suất mía các vùng nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đều tăng. Cùng với đẩy mạnh đầu tư thiết bị công nghệ dây chuyển chế biến, các doanh nghiệp sản xuất mía đường đã thực hiện nhiều giải pháp kỹ thuật, tăng năng suất, sản lượng, nâng cao giá trị sản xuất ngành mía đường.
Bước đột phá trong thu ngân sách Nhà nước của tỉnh Thanh Hóa
Trên 56 nghìn 400 tỷ đồng là tổng thu ngân sách Nhà nước của tỉnh Thanh Hóa trong năm 2024. Đây là số thu cao nhất của tỉnh từ trước đến nay. Với kết quả này, Thanh Hóa tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu các tỉnh Bắc Trung Bộ và đứng thứ 8 cả nước. Trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, con số trên là kết quả của sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, linh hoạt của Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, UBND tỉnh, sự nỗ lực của các ngành, các địa phương thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước, của cộng đồng doanh nghiệp, người nộp thuế trên địa bàn tỉnh.
Thanh Hoá tập trung chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi
Thanh Hóa đang kiểm soát tốt dịch bệnh tả lợn châu Phi. Tuy nhiên với tổng đàn lợn trên 1,3 triệu con, trong đó có trên 88 nghìn hộ chăn nuôi; nguy cơ dịch bệnh tả lợn châu Phi phát sinh, lây lan tại Thanh Hóa là rất cao nếu không triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phòng ngừa.
Giá vé máy bay tăng cao trong dịp Tết
Khảo sát trên các trang bán vé của các hãng hàng không nội địa cho thấy, giá vé máy nhiều chặng từ Thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnh, thành phố trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang ở mức cao, thậm chí "cháy vé" ở hạng phổ thông.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.