ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Bước đi nào để đạt mục tiêu công chức sống được bằng lương?

Cải cách tiền lương, cần cải cách bộ máy hành chính, tinh giảm biên chế, nhưng giảm ai, ai giảm để tránh con ông cháu cha ở lại, người có năng lực ra đi.

28/01/2020 09:50

Theo Nghị quyết 27-QN/TW của Chính phủ ban hành ngày 21/5/2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, mục tiêu đến năm 2021 lương tối thiểu sẽ đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động, công chức, viên chức sống được bằng lương. Theo đó, chỉ còn 1 năm nữa để thực hiện mục tiêu của Chính phủ đề ra.

Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban về các Vấn đề Xã hội của Quốc hội, thành viên Ban chỉ đạo Cải cách tiền lương của Chính phủ đã có những bình luận về vấn đề này.

Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban về các Vấn đề Xã hội của Quốc hội.
Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban về các Vấn đề Xã hội của Quốc hội.

PV: Thưa ông, thực tế hiện nay, nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường bằng giỏi, xuất sắc nhưng nếu làm việc trong các cơ quan Nhà nước cũng chỉ được nhận mức lương hơn 3 triệu đồng/tháng. Điều này dẫn đến việc ít người trẻ muốn vào Nhà nước. Điều này có bộc lộ những bất cập gì trong chính sách tiền lương hiện nay không, thưa ông?

Ông Bùi Sỹ Lợi: Cho đến nay, chúng ta chưa cải cách chính sách tiền lương nên tiền lương của công chức, viên chức đang thực hiện theo bảng lương hiện hành của Nhà nước và đang có những bất cập. Nhà nước đã 2 lần lỡ hẹn cải cách tiền lương do điều kiện chưa cho phép. Sau nhiều lần điều chỉnh, mà tới 1/7/2020 tới đây lại tiếp tục tăng lương cơ sở lên 1,6 triệu đồng/tháng, nhưng rõ ràng mức lương này chưa đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu của công chức, viên chức. Bởi vậy, Hội nghị Trung ương 6 đã ban hành Nghị quyết 27 về Cải cách chính sách tiền lương của công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động.

Cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 không chỉ là cải cách tiền lương của công chức mà còn là cải cách tiền lương khu vực sản xuất kinh doanh. Do đó, Bộ Luật Lao động sửa đổi 2019 đã tiến hành sửa đổi toàn bộ chương tiền lương  với mục tiêu xác định cho đúng tiền lương tối thiểu theo 4 vùng để làm sao tiền lương của khu vực sản xuất kinh doanh phải  đảm bảo nguyên tắc trả lương theo chất lượng và số lượng lao động. Tiền lương phải thể hiện được giá cả của sức lao động trên thị trường. Tiền lương trả cho người lao động phải gắn với giá trị của sức lao động. Giá trị của sức lao động phải gắn với giá cả sức lao động trên thị trường.

Đến năm 2021, tiền lương khu vực công cũng phải phù hợp với giá trị sức lao động.

PV: Theo lộ trình của Chính phủ đề ra là đến năm 2021 sẽ tiến hành cải cách tiền lương, vậy trong năm 2020, cần có những bước chuẩn bị ra sao để hoàn thành mục tiêu đề án?

Ông Bùi Sỹ Lợi: Nghị quyết 27 sắp có hiệu lực vào năm 2021, muốn cải cách chính sách tiền lương thực chất đáp ứng được yêu cầu thì ngoài việc thể hiện được quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước, trước tiên cần chuẩn bị nguồn lực tài chính theo các nhóm nguồn lực mà Nghị quyết Trung ương đã chỉ ra như tiết kiệm tăng thu ngân sách từ năm 2017; giảm nhẹ biên chế để dôi dư quỹ tiền lương; giảm chi hành chính không cần thiết. Đặc biệt, là phải tạo ra năng suất lao động. Khi GDP tăng thì sẽ có nguồn cải cách tiền lương, thu ngân sách tăng lên. Vấn đề mà tôi vẫn nhấn mạnh là để cải cách tiền lương, cái khó nhất chính là cải cách bộ máy hành chính và giảm biên chế.

Tôi biết vẫn có những người bỏ tiền để xin vào cơ quan Nhà nước, mất tiền cho “cò mồi” hoặc cũng có những trường hợp lãnh đạo tiêu cực, tham nhũng vẫn nhận tiền đút lót xin việc. Nhưng chắc chắn rằng tuyển dụng theo kiểu đó thì lãnh đạo cũng không bao giờ dùng được đội ngũ nhân viên đó. Muốn cải cách tiền lương phải giảm tối đa số cán bộ công chức "sáng cắp ô đi, tối cắp ô về".

Chúng ta phải sắp xếp lại 2,2 triệu người đang làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Nếu giảm tối đa số người trả lương từ ngân sách Nhà nước, giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp công lập tự sản xuất, kinh doanh, tự trả lương không cần đến Nhà nước thì sẽ giảm được biên chế, như vậy sẽ có nguồn để chi trả tiền lương cho những người còn lại.

Cuối cùng các cơ quan đơn vị Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập phải xác định đúng vị trí việc làm để bố trí đúng người đúng việc.

PV: Như ông vừa nói, để thực hiện cải cách tiền lương, tinh giản biên chế, giảm nhẹ bộ máy là nhiệm vụ quan trọng, vậy tới thời điểm này, việc này được tiến hành đến đâu, thưa ông?

Ông Bùi Sỹ Lợi: Vấn đề tinh giản biên chế không thể một sớm một chiều, Nghị quyết đặt ra mục tiêu đến năm 2020 phải giảm 10%. Nhiều ngành đã giảm rất tốt, như ngành y tế đã giảm  2.500 cán bộ công chức, viên chức không hưởng lương, tiết kiệm ngân sách nhà nước hàng nghìn tỷ đồng.

Nhưng cũng có những lĩnh vực dù nói giảm nhưng không thể giảm được, thậm chí phải tuyển thêm như giáo viên mầm non mẫu giáo do nhu cầu của xã hội. Muốn cải cách tiền lương phải thu gọn bộ máy, các đơn vị sự nghiệp nào lâu nay ăn lương nhưng làm việc không hiệu quả thì phải giảm. Tôi thấy tốc độ cải cách tổ chức bộ máy và giảm biên chế như hiện nay là rất chậm. Phải làm sao giảm được tối đa, tinh gọn bộ máy thì mới có thể tiến hành cải cách tiền lương.

PV: Trong quá trình thực hiện lộ trình tiến tới cải cách tiền lương, chúng ta đang gặp phải những khó khăn gì không, thưa ông?

Ông Bùi Sỹ Lợi: Thực tế hiện nay, chúng ta vẫn đang nặng về bao cấp, khi chuyển hoàn toàn sang tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tiền lương phụ thuộc vào số lượng và chất lượng công việc. Trả theo giá trị của sức lao động là một thách thức.

Chúng ta nỗ lực rất nhiều trong giảm nhẹ biên chế, sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng đây là vấn đề con người nên rất khó và vẫn gặp phải những trở ngại trong quá trình thực hiện. Không phải ai cũng tự nguyện nhận thấy bản thân kém mà ra khỏi dây chuyền, không phải ai cũng thấy mình không đủ năng lực lãnh đạo nên không làm lãnh đạo...

Hơn nữa, tốc độ tăng trưởng GDP hiện nay mới chỉ đạt khoảng 7%, điều kiện tăng trưởng kinh tế chưa tương đồng với cải cách chính sách tiền lương. Nguyên tắc của chính sách tiền lương là tốc độ tăng năng suất lao động phải nhanh và lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân. Còn chúng ta vẫn bị lực cản là tiền lương tăng nhanh hơn tốc độ tăng năng suất lao động.

Khó khăn nữa là việc thay đổi nhận thức của mỗi người. Cải cách chính sách tiền lương là vấn đề mới, cần thiết vì tiền lương là yếu tố để thúc đẩy tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả công tác. Do đó, việc đầu tiên là cần tạo ra sự đồng thuận thống nhất cao trong cả hệ thống chính trị, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, phải làm tốt công tác giáo dục để ai cũng thấy rằng đây là sự sống còn, phát triển của đất nước để phân công lao động đúng hơn, trách nhiệm hơn.

Chúng ta cũng phải nhìn nhận cho đúng hệ thống tổ chức chính trị của chúng ta cần sắp xếp lại, nhập ban này ban kia, bộ phận này với bộ phận kia, nếu không nhận được sự đồng thuận thì rất khó. Nhưng quan trọng là những người đứng đầu các cơ quan đơn vị tổ chức phải gương mẫu thực hiện tốt chủ trương của Đảng, Nhà nước về sắp xếp bộ máy. Ai giảm, giảm ai cần có sự thống nhất cao, tránh tình trạng con ông cháu cha thì ở lại, những người có năng lực lại phải ra đi. Đây là điều rất quan trọng.

Theo tinh thần của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo cải cách chính sách tiền lương Nhà nước, dù khó khăn thế nào vẫn phải làm. Tiền lương phải phản ánh đúng bản chất. Trong thu nhập của người lao động  phần lương cứng phải chiếm ít nhất 70%, các khoản phụ cấp có tính chất ưu đãi của các ngành nghề thì sẽ giảm đi, chỉ còn khoảng 30% tổng quỹ tiền lương của người  lao động.

PV: Xin cảm ơn ông!

Theo Nguyễn Trang/VOV.VN


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Hội nghị khách hàng về cung ứng điện, quản lý nhu cầu điện và tiết kiệm điện năm 2024

Hội nghị khách hàng về cung ứng điện, quản lý nhu cầu điện và tiết kiệm điện năm 2024

23:16 , 07/05/2024

Sáng ngày 7/5, Công ty Điện lực Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị khách hàng về cung ứng điện, quản lý nhu cầu điện và tiết kiệm điện năm 2024.

Huyện Lang Chánh ủng hộ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở

Huyện Lang Chánh ủng hộ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở

23:16 , 07/05/2024

Sáng ngày 7/5, huyện Lang Chánh đã tổ chức Hội nghị tổng kết Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn giai đoạn từ 2021 đến 2023 và phát động Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn huyện trong 02 năm 2024 – 2025.

Huyện Thiệu Hoá triển khai nhiệm vụ phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự năm 2024

Huyện Thiệu Hoá triển khai nhiệm vụ phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự năm 2024

23:15 , 07/05/2024

Sáng ngày 7/5, Ủy ban Nhân dân huyện Thiệu Hoá tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Tình trạng cá lồng chết hàng loạt trên sông Mã

Tình trạng cá lồng chết hàng loạt trên sông Mã

20:38 , 07/05/2024

Trong thời gian gần đây, tại huyện Bá Thước, cá lồng của người dân nuôi trên sông Mã đã chết hàng loạt, gây thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân. Trước tình hình đó, chính quyền địa phương và các ngành chức năng đang tập trung các giải pháp nhằm hạn chế thiệt hại; đồng thời tìm nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.

Chiến thắng Điện Biên Phủ - Ký ức tự hào

Chiến thắng Điện Biên Phủ - Ký ức tự hào

19:35 , 07/05/2024

Tròn 70 năm về trước, ngày 7/5/1954 đã đi vào lịch sử, trở thành sự kiện trọng đại của đất nước Việt Nam, của nhân loại yêu hoà bình trên thế giới, như một mốc son chói lọi bằng vàng của lịch sử dân tộc. Những ký ức tự hào về chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn sống mãi trong tâm trí những người đã từng tham gia chiến dịch này và được trao truyền cho thế hệ hôm nay.

Báo cáo Tổng kết thực hiện Cuộc vận động hỗ trợ nhà ở cho đồng bào sinh sống trên sông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Báo cáo Tổng kết thực hiện Cuộc vận động hỗ trợ nhà ở cho đồng bào sinh sống trên sông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

18:00 , 07/05/2024

Trong những năm qua, Cuộc vận động hỗ trợ nhà ở cho đồng bào sinh sống trên sông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã được các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, cùng với sự tham gia tích cực của các tôn giáo, cộng đồng doanh nghiệp, nhà hảo tâm và đông đảo các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh, nên đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Cụ thể như sau:

Video: Dự báo thời tiết khu vực tỉnh Thanh Hóa đêm 07/5, ngày 08/5/2024

Video: Dự báo thời tiết khu vực tỉnh Thanh Hóa đêm 07/5, ngày 08/5/2024

15:00 , 07/05/2024

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Thanh Hóa, đêm 07/5, ngày 08/5/2024, thời tiết các khu vực trên địa bàn tỉnh đêm và chiều tối có mưa rào và dông vài nơi, ngày trời nắng.

Sáng tạo nghệ thuật quân sự trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Sáng tạo nghệ thuật quân sự trong chiến dịch Điện Biên Phủ

11:00 , 07/05/2024

Chiến dịch Điện Biên Phủ - đỉnh cao của Chiến cuộc Đông Xuân 1953 -1954, đánh dấu sự phát triển cao nhất của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, điều đó thể hiện trên cả ba lĩnh vực: chỉ đạo chiến lược, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật. Những nghệ thuật quân sự này vẫn giữ nguyên giá trị và là những kinh nghiệm quý báu để quân và dân ta vận dụng sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Xử lý nghiêm các trường hợp người điều khiển mô tô, xe gắn máy, xe điện vi phạm giao thông

Xử lý nghiêm các trường hợp người điều khiển mô tô, xe gắn máy, xe điện vi phạm giao thông

08:55 , 07/05/2024

Thực hiện Kế hoạch số 162 của Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá về cao điểm xử lý người điều khiển mô tô, xe máy, xe máy điện vi phạm trật tự an toàn giao thông, Công an huyện Đông Sơn đã huy động tối đa lực lượng tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông.

Sẽ triển khai tổng đài tiếp nhận phản ánh tình hình trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường cao tốc

Sẽ triển khai tổng đài tiếp nhận phản ánh tình hình trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường cao tốc

08:42 , 07/05/2024

Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an cho biết: thời gian tới sẽ triển khai tổng đài tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân về tình hình trật tự, an toàn giao thông trên các tuyến đường cao tốc toàn quốc, qua số điện thoại 1900 8099.