Đường dây nóng: 0237 3721150

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ứng dụng công nghệ trong quản lý và đào tạo

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển, hiện nay các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn bàn tỉnh thanh Hóa đã tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ trong quản lý và đào tạo trên tất cả các lĩnh vực.

16/10/2023 17:23

Tại Trường Cao đẳng nghề số 4, Bộ quốc phòng, Phân hiệu đào tạo Thanh Hóa, nếu như trước đây, trong chương trình đào tạo nghề Điện tại Khoa Công nghệ, hệ thống các bài tập thực hành, học sinh phải thực hiện lắp đặt trên nhiều sa bàn khác nhau, tiêu hao vật tư thiết bị, tăng chi phí đào tạo; việc thực hành sử dụng jắc cắm thông qua các cầu đấu trung gian, thiếu thực tiễn, học sinh khó tiếp thu về mỗi bài học. Để nâng cao chất lượng dạy học, nhà trường đã ứng dụng số hoá và mô phỏng 3D trong các bài thực hành. Với các thiết bị thông minh, giảng viên có thể số hóa bài giảng, mô phỏng những kiến thức về công nghệ ô tô trên máy tính bằng các video, hình ảnh và đồ họa; giúp sinh viên dễ hiểu, dễ tiếp thu và rèn luyện kỹ năng quan sát, thực hành mô phỏng, lập trình trên các mô hình thực tế ảo 3D.  Với ứng dụng này đã tiết kiệm được vật tư thực tập, giúp sinh viên nắm bắt được các bước trình tự tháo lắp trên động cơ ô tô và các phần mềm liên quan.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ứng dụng công nghệ trong quản lý và đào tạo - Ảnh 2.

Thầy giáo Đặng Văn Cường, Phó trưởng Khoa Công nghệ, trường Cao đẳng nghề số 4, Bộ quốc phòng

Thầy giáo Đặng Văn Cường, Phó trưởng Khoa Công nghệ, trường Cao đẳng nghề số 4, Bộ quốc phòng cho biết: "Mô hình mô phỏng sinh động này góp phần giúp người học tiếp cận sớm với công nghệ số hóa, có thể tạo hứng thú cho sinh viên nghiên cứu, sáng tạo thêm trong quá trình thực hành. Vì với mô hình mô phỏng, các em không phải đầu tư quá nhiều chi phí mua vật liệu để thử nghiệm,nghiên cứu".

Tương tự, thực hành lắp ráp, vận hành trang thiết bị điện là bộ môn cơ bản của ngành đào tạo điện công nghiệp, nhà trường đã ứng dụng mô phỏng thông qua việc học sinh được thực hành trực tuyến các kỹ năng tháo lắp, đấu nối, kiểm tra, vận hành các mạch điện điều khiển tự động. Mô phỏng này giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng đấu nối được các mạch điện đúng quy trình kỹ thuật, giúp các em tiếp thu bài giảng một cách trực quan, dễ nhớ, hạn chế được những sai sót khi thực hành trên các mô hình thực tế.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ứng dụng công nghệ trong quản lý và đào tạo - Ảnh 3.

Sinh viên Bùi Văn Đạt, Lớp công nghệ ô tô, Trường Cao đẳng nghề số 4, Bộ quốc phòng chia sẻ: "Từ khi được học tập trên công nghệ hiện đại này, em thực sự hứng thú và hiểu được 80% quy trình kỹ thuật, các kỹ năng về cách lắp đặt thiết bị giống như được thực hành trong thực tế".

Với phương châm "lấy thực tiễn làm đối tượng và là thước đo hiệu quả trong quá trình nghiên cứu", Trường Cao đẳng nghề số 4, bộ quốc phòng, Phân hiệu đào tạo Thanh Hóa đã tập trung đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trên tất cả các lĩnh vực: từ quản lý, đào tạo, giảng dạy đến tuyển sinh; lập website kết nối với các doanh nghiệp trong công tác khảo sát nhu cầu tuyển dụng, phương án tuyển sinh đào tạo. Mỗi năm, nhà trường đào tạo từ 2.000- 3.000 lượt học viên.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ứng dụng công nghệ trong quản lý và đào tạo - Ảnh 4.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ứng dụng công nghệ trong quản lý và đào tạo - Ảnh 5.

Trung tá Nguyễn Bá Thành, Giám đốc trường Cao đẳng nghề số 4, Bộ quốc phòng, Phân hiệu đào tạo Thanh Hóa

Trung tá Nguyễn Bá Thành, Giám đốc trường Cao đẳng nghề số 4, Bộ quốc phòng, Phân hiệu đào tạo Thanh Hóa cho biết thêm: "Chúng tôi đã tập trung các nguồn lực để đầu tư. Xây dựng các phòng học với công nghệ mới sẽ giúp các em thực hành các thao tác trên máy, từ đó khả năng thích ứng của nhà trường cao hơn, điều chỉnh phương án tuyển sinh và đào tạo; xây dựng các phòng học thông minh, thư viện điện tử... đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong hoạt động giáo dục và đào tạo những năm tới".

Xác định việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với nhu cầu thị trường là nhiệm vụ hàng đầu,  Trường Trung cấp nghề miền núi Thanh Hóa đã chú trọng đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học. Hiện nay, việc quản lý cán bộ, viên chức và người lao động cũng như quản lý đào tạo, quản lý tài chính của nhà trường đã được số hóa. Cùng với đó, nhà trường đã ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tuyển sinh; phát triển chương trình quản lý học sinh, kết nối doanh nghiệp; đẩy mạnh số hóa các bài học thông qua việc dạy học trực tuyến kết hợp triển khai đánh giá kết quả học tập, kỹ năng nghề trên môi trường số đạt gần 80%.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ứng dụng công nghệ trong quản lý và đào tạo - Ảnh 6.

Cô giáo Vũ Thị Thanh Huyền, Trường Trung cấp nghề miền núi Thanh Hóa chia sẻ: "Giảng viên có thể ứng dụng mô hình này để dạy trực tiếp, hoặc dạy trực tuyến các kỹ năng đấu nối các mạch điện đúng quy trình kỹ thuật, rút ngắn thời gian hình thành kỹ năng từ mô hình ảo qua thiết bị thật; giúp cho người học tiếp thu bài giảng một cách trực quan, dễ nhớ".

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ứng dụng công nghệ trong quản lý và đào tạo - Ảnh 7.

Thầy giáo Lưu Đình Hưng, Phó hiệu trưởng trường Trung cấp nghề miền núi Thanh Hóa

Thầy giáo Lưu Đình Hưng, Phó hiệu trưởng trường Trung cấp nghề miền núi Thanh Hóa cho biết: "Nâng cấp phần mềm Quản trị nhà trường để hướng tới vận hành quản trị số; Số hóa các giáo án, bài giảng, hướng đến chuyển đổi số toàn bộ hồ sơ giảng dạy; tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất đáp được được các yêu cầu của chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp từ các nguồn vốn hợp pháp của Nhà trường".

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ứng dụng công nghệ trong quản lý và đào tạo - Ảnh 8.

Tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu đến năm 2025 có 100% trường Cao đẳng, Trung cấp số hóa quá trình học tập, kết quả học tập, văn bằng giáo dục nghề nghiệp của người học và kết nối, tích hợp dữ liệu lên môi trường số; 70% chuẩn đầu ra chương trình đào tạo của các trình độ được tích hợp năng lực số. Vì vậy, việc hiện đại hóa cơ sở vật chất, thiết bị và đổi mới chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Nguồn: Chuyên mục Khoa học và Công nghệ 16/10/2023

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Việt Nam đứng thứ 6 trên Bảng xếp hạng Chỉ số AI thế giới

Việt Nam đứng thứ 6 trên Bảng xếp hạng Chỉ số AI thế giới

14:03 , 23/07/2025

Theo kết quả trong Bảng Chỉ số AI thế giới do Mạng lưới Nghiên cứu Thị trường Độc lập Toàn cầu vừa công bố, Việt Nam xếp hạng thứ 6 trên tổng số 40 quốc gia trên thế giới, đạt 59,2 điểm trên thang 100.

Ngành công thương tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số trong năm 2025

Ngành công thương tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số trong năm 2025

09:43 , 21/07/2025

Bộ Công thương vừa ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chỉ thị số 18 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động thương mại năm 2025. Trong đó, trọng tâm là các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số.

Hơn 81,5% người nhận lương hưu, trợ cấp qua tài khoản cá nhân

Hơn 81,5% người nhận lương hưu, trợ cấp qua tài khoản cá nhân

09:41 , 21/07/2025

Tính đến kỳ chi trả tháng 7/2025, 81,5% người nhận lương hưu và trợ cấp Bảo hiểm xã hội hàng tháng trong cả nước đã nhận qua tài khoản cá nhân, tăng 6,5% so với cuối năm 2024.

Phát hiện vi phạm giao thông qua ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI)

Phát hiện vi phạm giao thông qua ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI)

09:32 , 19/07/2025

Cục Cảnh sát giao thông cho biết đang nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phát hiện vi phạm qua camera và gửi thông báo tới chủ phương tiện chỉ sau 2 giờ đồng hồ.

Việt Nam đặt mục tiêu phủ sóng 5G tới 90% dân số trong năm 2025

Việt Nam đặt mục tiêu phủ sóng 5G tới 90% dân số trong năm 2025

09:26 , 19/07/2025

Các doanh nghiệp viễn thông đang đẩy nhanh tiến độ phát triển mạng 5G toàn quốc, hướng tới mục tiêu phủ sóng tới 90% dân số ngay trong năm 2025.

Ngành ngân hàng cần 750.000 nhân lực công nghệ vào năm 2026

Ngành ngân hàng cần 750.000 nhân lực công nghệ vào năm 2026

08:52 , 19/07/2025

Trong xu thế công nghệ mới, các ngân hàng sẽ cần thêm rất nhiều nhân lực để phát triển các công nghệ chiến lược liên quan đến hoạt động của lĩnh vực tài chính, ngân hàng, như fintech, tài sản số, blockchain, AI.

Tài sản số, tiền mã hóa sẽ được bảo vệ như tài sản thực

Tài sản số, tiền mã hóa sẽ được bảo vệ như tài sản thực

07:03 , 18/07/2025

Mới đây, Luật Công nghiệp công nghệ số đã được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ 1/1/2026. Luật này đánh dấu lần đầu Việt Nam có khung pháp lý cho tài sản số.

Hàng triệu việc làm đang dần bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo

Hàng triệu việc làm đang dần bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo

14:03 , 17/07/2025

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tái định hình thị trường lao động toàn cầu với tốc độ chưa từng thấy. Dự báo sẽ có hàng triệu việc làm dần bị thay thế bởi AI.

Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sắp được hưởng những ưu đãi chưa từng có

Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sắp được hưởng những ưu đãi chưa từng có

14:00 , 17/07/2025

Theo Luật Công nghiệp công nghệ số chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2026, các doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam sẽ được hưởng nhiều ưu đãi đặc biệt

Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển nông nghiệp hữu cơ

Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển nông nghiệp hữu cơ

15:39 , 16/07/2025

Thời gian qua, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất các sản phẩm sạch, hữu cơ đang được áp dụng rộng rãi. Hình thức này không chỉ đem lại sự chủ động cho doanh nghiệp, Hợp tác xã và người dân, mà còn giúp tăng năng suất, chất lượng cây trồng, từ đó nâng cao thu nhập mở ra hướng đi mới, hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.