ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Chỉ 20% doanh nghiệp Việt bỏ tiền xây dựng thương hiệu

Chỉ có 20% doanh nghiệp đầu tư xây dựng thương hiệu, trong đó, chú trọng thị trường trong nước, chứ chưa đăng ký tại thị trường nước ngoài.

29/10/2018 15:37

Tại hội thảo Thương hiệu trong chiến lược phát triển doanh nghiệp do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Hiệp hội nhãn hiệu quốc tế, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức, các chuyên gia trong nước và quốc tế đánh giá, nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn chưa quan tâm đến xây dựng thương hiệu, nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 

Hội thảo Thương hiệu trong chiến lược phát triển doanh nghiệp tổ chức sáng 29/10 tại Hà Nội.
Hội thảo Thương hiệu trong chiến lược phát triển doanh nghiệp tổ chức sáng 29/10 tại Hà Nội.

Theo khảo sát của Bộ Công Thương, người nước ngoài biết đến thương hiệu Việt và sự ấn tượng về hình ảnh biểu trưng cho sản phẩm hàng hóa Việt Nam còn mờ nhạt.

Nguyên nhân chính là do chỉ có 20% doanh nghiệp đầu tư xây dựng thương hiệu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chỉ chú trọng đăng ký tại thị trường trong nước, chứ chưa đăng ký tại thị trường nước ngoài.

Đã có nhiều trường hợp, sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam rất nổi tiếng và được ưa chuộng trên thế giới như cà phê Trung Nguyên, mít sây Vinamit, giày dép Bitis...do chưa chú ý đăng ký nhãn hiệu nên đã bị chiếm đoạt thương hiệu tại một số thị trường nước ngoài, gây tổn thất lớn trong việc mở rộng thị trường và cạnh tranh với hàng ngoại nhập.

Trong lĩnh vực xuất khẩu, yếu tố thương hiệu đóng vai trò quan trọng cũng như tăng ưu thế cạnh tranh cho doanh nghiệp tại các thị trường nước ngoài. Nhưng thực trạng là nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay có hàng xuất khẩu đã phải chịu thiệt đơn, thiệt kép do không hiểu biết pháp luật, không có ý thức về xây dựng và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp mình.

Minh chứng cho điều này chính là lĩnh vực xuất khẩu nông sản. Mặc dù Việt Nam luôn đứng top đầu thế giới về xuất khẩu gạo, cà phê, hồ tiêu... nhưng nông sản mang thương hiệu Việt Nam trên thị trường thế giới lại rất khiêm tốn. Thương hiệu nông sản mang tên doanh nghiệp Việt Nam rất ít được biết đến mặc dù chất lượng các mặt hàng nông sản xuất khẩu được thị trường nhiều nước ưa chuộng.

Theo ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI, trong xu thế hội nhập sâu rộng và cạnh tranh khốc liệt, việc xây dựng thương hiệu là yếu tố then chốt để doanh nghiệp có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước.

"Xây dựng thương hiệu thương hiệu là điều cần thiết, bởi đây không chỉ là tấm giấy thông hành giúp doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu, mà còn làm nên danh tiếng, thương hiệu của cả một quốc gia. Tuy nhiên, đến nay thương hiệu vẫn là điểm yếu của các doanh nghiệp Việt", ông Hoàng Quang Phòng cho hay.

Số doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Có thể kể đến như Vinamilk, Bảo Việt, Viettel, VinGroup... còn lại phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa đủ sức xây dựng được thương hiệu cho riêng mình. 

Toàn cảnh hội thảo.
Toàn cảnh hội thảo.

PGS-TS Mai Hà, Chủ tịch Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam nhận định, thực tế hiện nay là nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn chưa quan tâm đến vấn đề xây dựng thương hiệu, nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Không ít doanh nghiệp có quan niệm, việc xây dựng thương hiệu là tốn kém, lãng phí và chỉ phù hợp với những doanh nghiệp lớn.

"Chính vì tư duy đó mà nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ bị lép vế, yếu thế, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt. Điều này dẫn đến hậu quả, nhiều khách hàng đã quay lưng lại với các sản phẩm trong nước, quan tâm đến các sản phẩm có thương hiệu nước ngoài cho dù sản phẩm không khác nhau nhiều về chất lượng, hình thức và giá cả", PGS-TS Mai Hà nhấn mạnh.

Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và quốc tế. Quá trình hội nhập này đã mang đến nhiều cơ hội xuất khẩu hàng hóa nhưng cũng sẽ dẫn đến việc cạnh tranh ngày càng khốc liệt, không chỉ ở thị trường quốc tế mà ngay tại thị trường trong nước. Chính vì thế, xây dựng thương hiệu doanh nghiệp là sự đầu tư không quá lớn ban đầu nhưng mang lại hiệu quả lớn trong chiến lược, vị thế của doanh nghiệp.

Vân Anh/VOV.VN


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thanh Hóa thu ngân sách 21.295 tỷ đồng

Thanh Hóa thu ngân sách 21.295 tỷ đồng

16:48 , 26/05/2025

Trong 5 tháng đầu năm 2025, kinh tế tỉnh Thanh Hóa tiếp tục phát triển ổn định. Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 21.295 tỷ đồng, bằng 46,8% dự toán năm.

Xuất nhập khẩu đạt trên 313 tỷ USD

Xuất nhập khẩu đạt trên 313 tỷ USD

16:33 , 26/05/2025

Theo Cục Hải quan, tính từ đầu năm đến ngày 15/5, quy mô kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam đã đạt hơn 313 tỷ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2024.

Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ lúa gạo

Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ lúa gạo

19:47 , 25/05/2025

Để nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập trên cùng một diện tích trồng lúa, việc liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đang được nhân rộng ở nhiều địa phương. Mỗi năm, Thanh Hóa có hàng chục nghìn ha lúa được sản xuất theo hình thức liên kết gắn với bao tiêu sản phẩm.

Nghị quyết 68 tạo động lực phát triển nghề chế biến thủy sản ở Thanh Hóa

Nghị quyết 68 tạo động lực phát triển nghề chế biến thủy sản ở Thanh Hóa

18:56 , 25/05/2025

Thanh Hóa là tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế về phát triển nghề chế biến thủy hải sản. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, ngành nghề này vẫn phát triển nhỏ lẻ, thiếu khả năng cạnh tranh. Vì vậy, việc ra đời nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân sẽ là động lực quan trọng để các cơ sở chế biến thủy hải sản ở Thanh Hóa đổi mới tư duy, áp dụng công nghệ, đầu tư máy móc thiết bị để nâng cao năng lực chế biến.

Kinh tế tư nhân - Động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng

Kinh tế tư nhân - Động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng

08:42 , 25/05/2025

Từ chỗ chỉ là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế, hiện nay kinh tế tư nhân đã được xác định là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia. Theo Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị, kinh tế tư nhân, mà nòng cốt là các doanh nghiệp tư nhân đang được trao cơ hội và nguồn lực toàn diện để dẫn dắt kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng. Và các doanh nghiệp tư nhân tại Thanh Hóa cũng sẽ đứng trước vận hội phát triển mới.

Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ - Nâng cao hiệu quả lúa gạo

Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ - Nâng cao hiệu quả lúa gạo

08:18 , 25/05/2025

Để nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập trên cùng một diện tích trồng lúa, việc liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đang được nhân rộng ở nhiều địa phương. Mỗi năm, Thanh Hóa có hàng chục nghìn ha lúa được sản xuất theo hình thức liên kết gắn với bao tiêu sản phẩm.

Việt Nam thuộc nhóm "rủi ro thấp" trong Quy định chống phá rừng của EU

Việt Nam thuộc nhóm "rủi ro thấp" trong Quy định chống phá rừng của EU

08:09 , 25/05/2025

Ủy ban châu Âu vừa công bố hệ thống phân loại quốc gia theo mức độ rủi ro trong khuôn khổ Quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu (EU). Trong đó, Việt Nam được xếp vào nhóm "rủi ro thấp".

Triển khai hóa đơn điện tử cho hộ kinh doanh

Triển khai hóa đơn điện tử cho hộ kinh doanh

08:05 , 25/05/2025

Từ ngày 1/6, 37.000 hộ kinh doanh trên toàn quốc có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối với cơ quan thuế.

Thanh Hóa phát triển được 79 chuỗi liên kết tiêu thụ rau, quả an toàn

Thanh Hóa phát triển được 79 chuỗi liên kết tiêu thụ rau, quả an toàn

08:01 , 25/05/2025

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa, trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 14.000 ha chuyên canh rau, quả an toàn.

Phòng chống nắng nóng cho đàn vật nuôi

Phòng chống nắng nóng cho đàn vật nuôi

07:56 , 25/05/2025

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, mùa hè năm 2025 tại khu vực Bắc Trung Bộ, trong đó có Thanh Hóa có khả năng xảy ra nhiều đợt năng nóng kéo dài, nhiệt độ cao, độ ẩm thấp. Đây là điều kiện bất lợi làm giảm sức đề kháng, vật nuôi có thể bị chết do cảm nắng, cảm nóng, gây thiệt hại về kinh tế cho sản xuất chăn nuôi.