Chủ nhiệm phim Đinh Duy Ngọc qua đời
Chủ nhiệm phim, đạo diễn Duy Ngọc qua đời vào tối 12/9, hưởng thọ 63 tuổi. Ông ra đi sau thời gian chữa bệnh tiểu đường tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM).
Chia sẻ với Zing, anh Linh - em trai của đạo diễn, chủ nhiệm phim Đinh Duy Ngọc - cho biết anh trai qua đời vào lúc 18h10 ngày 12/9, hưởng thọ 63 tuổi. Thời gian qua, ông điều trị bệnh tiểu đường ở Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM).
"Anh Ngọc điều trị bệnh tiểu đường thời gian dài. Ở những ngày cuối đời, căn bệnh đã phá hủy các nội tạng trong cơ thể. Anh ra đi để lại niềm đau xót cho người thân, gia đình và bạn bè. Mong anh yên nghỉ", anh Linh cho biết.
Tang lễ của đạo diễn, chủ nhiệm phim Duy Ngọc được tổ chức tại quê nhà ở Tây Ninh. Lễ nhập quan diễn ra lúc 3h30 ngày 13/9. Lễ động quan vào lúc 14h ngày 14/9, sau đó an táng tại nghĩa trang Sơn Trang Tiên Cảnh, tỉnh Tây Ninh.
Sự ra đi của ông khiến nhiều nghệ sĩ, đồng nghiệp bàng hoàng, thương xót.
Diễn viên Thanh Bình cho biết cách đây 2 tháng, anh và đạo diễn Duy Ngọc gặp nhau để chuẩn bị cho dự án điện ảnh sắp tới.
"Anh nhiều tuổi hơn tôi nhưng không muốn gọi bằng chú. Vì thế, tôi luôn gọi đạo diễn Duy Ngọc là anh như một sự tôn trọng. Hai anh em say sưa bàn về các dự án phim. Chúng tôi còn nhắc lại những kỷ niệm 12 năm trước làm việc cùng nhau. Tôi nghe anh kể những thành công của mình mà vui lây", nam diễn viên chia sẻ.
Khi nghe tin đồng nghiệp mất, Thanh Bình cho hay anh bất ngờ. "Đời người là kiếp lãng du. Ai rồi cũng trở về với cát bụi mà thôi. Mong anh yên nghỉ", nam diễn viên viết trên trang cá nhân.
Đạo diễn Đinh Duy Ngọc sinh năm 1957, ở Tây Ninh. Ông tên thật là Trần Ngọc Tuấn. Sinh thời, ông đảm nhận nhiều vai trò như nhà báo, nhiếp ảnh gia, diễn viên, chủ nhiệm phim, đạo diễn.
Đinh Duy Ngọc từng giữ chức phó tổng biên tập một tờ báo ở Tây Ninh, hiệu trưởng trường hướng nghiệp công nông nghiệp.
Trong 30 năm gắn bó với nghề, ông đã tham gia hơn 100 bộ phim dưới vai trò diễn viên, chủ nhiệm, đạo diễn. Đạo diễn Duy Ngọc được đồng nghiệp quý mến vì sự tận tâm, hết mình với công việc.
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Hình tượng con rắn trong đời sống văn hóa
Theo cách tính của hệ can chi, năm nay là năm Ất Tỵ, tức là năm con rắn. Từ xa xưa, rắn đã là loài vật để lại dấu ấn sâu sắc trong đời sống văn hóa của người Việt Nam nói chung, người Thanh Hóa nói riêng.
Nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn ở Thành Nhà Hồ
Với lối kiến trúc độc đáo bằng đá, quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam và là một trong những công trình cổ giá trị nhất còn lại ở Đông Nam Á đến hiện nay, thành Nhà Hồ ở huyện Vĩnh Lộc là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Thời gian qua, Trung tâm bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ đã phát triển nhiều sản phẩm du lịch mới, khai thác điều kiện tự nhiên và văn hóa đa dạng của địa phương nhằm thu hút khách du lịch trong cả 4 mùa.
Đi lễ đầu năm – Nét đẹp văn hoá của người Việt
Đối với người Việt, đi lễ đầu năm là nét đẹp văn hóa truyền thống, thể hiện khát vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc và trân trọng những giá trị cội nguồn. Trong ngày đầu tiên của năm mới Ất Tỵ 2025, các điểm di tích văn hoá tâm linh trên địa bàn Thanh Hóa đã đón rất đông Nhân dân và du khách tham quan, dâng hương, cầu mong những điều tốt đẹp, may mắn sẽ đến trong năm mới.
Điệu khặp ngày xuân
Trong những ngày đầu xuân năm mới, trên khắp các bản làng người Thái, những điệu khặp – hình thức diễn xướng đặc trưng trong các sinh hoạt cộng đồng lại được cất lên như sợi dây kết nối giữa quá khứ với hiện tại, tương lai, mang theo khát vọng của đồng bào về một năm mới tốt đẹp hơn.
Chương trình nghệ thuật Chào xuân Ất Tỵ 2025
Tối ngày 28/01, tức tối giao thừa Tết nguyên đán, tại quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hoá, Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch phối hợp với Đài PT&TH Thanh Hoá đã tổ chức chương trình nghệ thuật Chào xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề "Mừng Đảng 95 mùa Xuân, mừng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới".
Cơ hội phát triển du lịch mới trong năm 2025
Năm 2025, du lịch Thanh Hóa đặt mục tiêu đón 16 triệu lượt khách, tổng thu 45,5 nghìn tỷ đồng. Mục tiêu này được xây dựng trên cơ sở từ những tiềm năng, cơ hội mới đang chờ được khai thác.
Tết của người Mông xứ Thanh
Trước đây, người Mông hay di cư tự do, nay đây mai đó, thường ăn Tết trước một tháng, đó là tháng 12 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, hiện nay cộng đồng người Mông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã sống định canh, định cư thành bản làng và ăn Tết chung cùng các dân tộc khác trên cả nước.
Các khu điểm vui chơi, giải trí sẵn sàng đón khách xuyên Tết
Ngoài những điểm đến di tích văn hóa, lịch sử, tâm linh thì các khu, điểm vui chơi, giải trí trong tỉnh cũng đã sẵn sàng mọi điều kiện và lên kế hoạch mở cửa đón khách du xuân.
Độc đáo mâm cỗ ngày Tết của người Thái
Với mỗi gia đình, làm mâm cỗ dịp Tết cổ truyền luôn là công việc vô cùng quan trọng và là nét đẹp truyền thống từ bao đời nay. Mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam có cách ăn Tết với những nghi thức, nét sinh hoạt khác nhau, mang đặc trưng của dân tộc mình. Mâm cỗ ngày Tết của đồng bào Thái cũng là một trong những nét văn hóa ẩm thực độc đáo, góp phần làm phong phú hương vị Tết vùng cao xứ Thanh
Những ngày cuối năm
Những ngày cuối năm đang dần trôi đi, phố phường tự bao giờ đã ngập tràn sắc màu ngày Tết. Dường như ai cũng mang trong mình tâm trạng hồi hộp, chờ đợi, xen lẫn háo hức. Xúng xính trong những bộ quần áo rực rỡ, khoác thêm 1 chiếc áo ấm, mọi người cùng nhau lưu giữ cho mình những khoảnh khắc cuối cùng của năm.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.