ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Chương trình giáo dục phổ thông mới: Giáo viên đã sẵn sàng nhập cuộc?

Khi Bộ GD-ĐT triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, chính những thầy cô giáo phải là người đầu tiên thay đổi để bắt kịp lộ trình này.

21/08/2019 16:07

Áp lực phải thay đổi

Hơn 20 năm làm công tác quản lý giáo dục, TS. Nguyễn Văn Hòa - Chủ tịch Hội đồng trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) cho rằng, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới theo lộ trình, thì việc trước tiên chính là bồi dưỡng, tập huấn để giúp giáo viên “làm mới chính mình”.

TS. Nguyễn Văn Hòa - Chủ tịch Hội đồng trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm.
TS. Nguyễn Văn Hòa - Chủ tịch Hội đồng trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Từ thực tiễn đang được áp dụng tại trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, TS Nguyễn Văn Hòa khẳng định: “Việc dạy trong nhà trường là dạy con người, phát triển năng lực cá nhân để chiếm lĩnh tri thức. Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT cần có những khóa đào tạo để các giáo viên bắt kịp chương trình mới trước tiên. Các trường sư phạm cũng cần xác định mục tiêu đào tạo giáo viên của mình, đó là đào tạo những người làm thầy và truyền cảm hứng cho các thế hệ học sinh. Từ những năm qua, giáo viên trường chúng tôi, bên cạnh việc theo các khóa học của Bộ và Sở, cũng đã chủ động tìm hiểu chương trình mới, làm mới bản thân mình trong hoạt động giảng dạy”. Đây là vấn đề cốt lõi mà những người đang trực tiếp đứng trên bục giảng rất quan tâm, khi chính các thầy cô phải bắt kịp với chương trình giáo dục phổ thông mới, để không bị “bỏ lại” sau lộ trình này.

Cô Nguyễn Thị Nga, giáo viên trường THCS Sông Đà (tỉnh Hòa Bình) chia sẻ áp lực của mình cùng nhiều đồng nghiệp: “Chúng tôi đều thấy lo lắng, không biết cơ hội của mình sẽ ra sao, bởi tình trạng thừa thiếu giáo viên đã xảy ra ở nhiều địa phương trong các năm gần đây. Khi áp dụng chương trình mới, có các môn tích hợp, rồi chuyển từ việc chủ yếu cung cấp kiến thức sang phát triển năng lực học sinh, giáo viên miền núi như chúng tôi sẽ phải dạy ra sao để đáp ứng yêu cầu, điều này khiến tôi khá áp lực”.

Cũng theo cô Nga, việc tham gia các hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ hiện nay cũng rất linh hoạt, tổ chức theo hình thức tại chỗ và trực tuyến, nên chỉ cần có máy tính nối mạng internet là có thể tham gia.

“Chúng tôi học tập và trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, giảng dạy qua máy tính. Điều này giúp tôi và nhiều nữ giáo viên khác có con nhỏ cũng hết sức thoải mái về thời gian mà không phải đi xa, tập huấn tập trung dài ngày như trước đây, nhưng vẫn đảm bảo kiến thức thu nhận được theo chương trình giao dục phổ thông mới”, cho Nga nói.

Các thầy cô giáo phải làm mới chính mình trước tiên để theo kịp lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
Các thầy cô giáo phải làm mới chính mình trước tiên để theo kịp lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.

Có thiếu giáo viên cho chương trình giáo dục phổ thông mới?

Theo lộ trình của chương trình giáo dục phổ thông mới, bắt đầu từ năm học 2020 - 2021 đối với lớp 1; Năm học 2021 - 2022 đối với lớp 2 và lớp 6; Năm học 2022 - 2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10; các năm tiếp theo sẽ thực hiện ở các lớp còn lại.

Trước lo lắng về đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý liệu đáp ứng đủ yêu cầu đối với Chương trình giáo dục phổ thông mới hay không, ông Hoàng Đức Minh - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho hay, về cơ bản đội ngũ giáo viên không thiếu khi số giáo viên cần đáp ứng chương trình cũ và mới không quá chênh lệch, do đó không lo về nguồn tuyển.

Theo Bộ GD-ĐT, Chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông” (Chương trình ETEP) triển khai từ năm 2016 dự kiến sẽ có khoảng 28.000 giáo viên phổ thông cốt cán, 4.000 cán bộ quản lý cốt cán sẽ được tập huấn, bồi dưỡng 54 module liên tục trong 3 năm. Đội ngũ cốt cán này cùng với các chuyên gia của 8 trường sư phạm sẽ hỗ trợ việc tự bồi dưỡng cho khoảng 850.000 giáo viên phổ thông và 70.000 cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông thông qua mạng.

 Ông Hoàng Đức Minh - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục.
Ông Hoàng Đức Minh - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục.

Ví dụ thực tế tại Lào Cai, một tỉnh vùng cao, biên giới có 72% số học sinh là người dân tộc thiểu số, những năm qua, toàn tỉnh có 100% các trường tiểu học dạy hai buổi/ ngày với gần 80.000 học sinh. Ngoài học các môn học bắt buộc, học sinh còn được học các môn học tự chọn và tham gia các câu lạc bộ yêu thích cũng như các hoạt động trải nghiệm. Do đó, khi bắt tay vào công tác chuẩn bị cho chương trình giáo dục phổ thông mới, Lào Cai đã từng bước khắc phục khó khăn, hướng tới những mục tiêu theo đúng lộ trình. Trong năm học 2018 - 2019, Lào Cai có 8 trường được Bộ GD-ĐT lựa chọn thực nghiệm chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.

Ông Nguyễn Anh Ninh - Giám đốc Sở GD-ĐT Lào Cai cho biết, đến năm 2020, tỉnh quyết tâm xóa toàn bộ phòng học tạm, là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng GD-ĐT và thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới, với kinh phí đầu tư khoảng 800 tỷ đồng.

“Tỉnh đã tổ chức rà soát, đánh giá, phân loại đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên; Chỉ đạo cán bộ quản lí, giáo viên tích cực nghiên cứu và triển khai các hoạt động giáo dục tiếp cận với Chương trình giáo dục phổ thông mới... Về cơ bản, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng được yêu cầu của trương trình giáo dục phổ thông mới, ưu tiên lớp 1 và tiến tới là các lớp tiếp theo”, ông Ninh cho biết.

Theo Thiên Bình/VOV.VN


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thạch Thành tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam

Thạch Thành tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam

23:27 , 26/04/2024

Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam, trong các ngày từ 21 đến 26/4, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thạch Thành, Ban quản lý dự án Vùng huyện Thạch Thành, Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam phối hợp cùng các trường Tiểu học Thành Yên, Thành Minh, Thạch Tượng, Thạch Lâm, Thành Mỹ tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam.

Linh hoạt các hình thức hướng nghiệp cho học sinh THPT

Linh hoạt các hình thức hướng nghiệp cho học sinh THPT

07:31 , 25/04/2024

Với học sinh THPT, việc chọn nghề luôn là câu hỏi được quan tâm, với rất nhiều trăn trở. Các em đứng trước nhiều lựa chọn và dù chọn con đường nào thì cũng tác động rất lớn đến sự phát triển bản thân sau này. Để giúp cho học sinh THPT nhận thức đúng đắn, sớm về nghề nghiệp, chọn được nghề phù hợp với bản thân và nhu cầu của xã hội, các đơn vị, trường học trên địa bàn tỉnh đang tăng cường, đa dạng và linh hoạt các hình thức hướng nghiệp cho học sinh.

Ngày hội tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp, hỗ trợ việc làm tại Trường Trung cấp Thương mại và Du lịch Thanh Hóa

Ngày hội tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp, hỗ trợ việc làm tại Trường Trung cấp Thương mại và Du lịch Thanh Hóa

18:07 , 24/04/2024

Sáng 24/4, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp Trường trung cấp Thương mại và Du lịch Thanh Hóa tổ chức Ngày hội tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giới thiệu việc làm cho các em học sinh, học viên của trường.

Trường THCS Cù Chính Lan hưởng ứng "Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam" năm 2024

Trường THCS Cù Chính Lan hưởng ứng "Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam" năm 2024

17:32 , 24/04/2024

Ngày 24/4, trường THCS Cù Chính Lan, thành phố Thanh Hoá đã tổ chức các hoạt động hưởng ứng "Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam" năm 2024.

Các trường mầm non chủ động phòng chống dịch bệnh cho trẻ

Các trường mầm non chủ động phòng chống dịch bệnh cho trẻ

23:17 , 22/04/2024

Hiện nay đang là cao điểm của một số bệnh truyền nhiễm như: sốt xuất huyết, thuỷ đậu, tay chân miệng, các bệnh về tiêu hoá. Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hoá đang triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Trao học bổng toàn phần cho học sinh nghèo vượt khó du học nghề Đức

Trao học bổng toàn phần cho học sinh nghèo vượt khó du học nghề Đức

23:12 , 22/04/2024

Sáng ngày 22/4, Tổ chức Giáo dục và Nhân lực AVT (Hà Nội) phối hợp với Trường THPT Triệu Sơn 1, huyện Triệu Sơn tổ chức trao học bổng toàn phần du học nghề Đức trị giá 245 triệu đồng cho em Vũ Văn Hưng, học sinh lớp 12A7 của nhà trường.

Gần 400 đoàn viên, thanh niên Đông Sơn tham gia tư vấn, hướng nghiệp, tuyển sinh năm 2024

Gần 400 đoàn viên, thanh niên Đông Sơn tham gia tư vấn, hướng nghiệp, tuyển sinh năm 2024

18:00 , 22/04/2024

Sáng 22/4, tại huyện Đông Sơn, Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và giới thiệu việc làm thanh niên tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Ban Thường vụ huyện Đoàn và Ban Giám hiệu Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện tổ chức Chương trình tư vấn, hướng nghiệp, tuyển sinh cho đoàn viên thanh niên, học sinh năm 2024.

Trường Tiểu học, THCS và THPT FPT Thanh Hoá sẵn sàng đón những học sinh đầu tiên năm học 2024 - 2025

Trường Tiểu học, THCS và THPT FPT Thanh Hoá sẵn sàng đón những học sinh đầu tiên năm học 2024 - 2025

09:07 , 22/04/2024

Trường Tiểu học, THCS và THPT FPT Thanh Hoá - thuộc Hệ thống Trường Phổ thông FPT sẽ hoàn thiện cơ sở vật chất vào tháng 06/2024 để sẵn sàng đón những học sinh đầu tiên cho năm học 2024 - 2025.

Tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp cho trên 1.000 học sinh THPT năm 2024

Tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp cho trên 1.000 học sinh THPT năm 2024

20:07 , 21/04/2024

Chiều 21/4, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã tổ chức chương trình tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp cho trên 1.000 học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Thanh Hoá, huyện Đông Sơn và thành phố Sầm Sơn.

Xây dựng  trường học hạnh phúc

Xây dựng trường học hạnh phúc

10:38 , 21/04/2024

Từ năm 2019, mô hình "Trường học hạnh phúc" được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai và nhanh chóng được nhân rộng trong nhiều cơ sở giáo dục trên cả nước, trong đó có Thanh Hóa. Từ năm 2021 đến nay, nhiều trường học ở Thanh Hoá đã kiến tạo được môi trường hạnh phúc, chất lượng giáo dục ngày một nâng lên, cả học sinh và thầy cô đều cảm thấy thực sự hạnh phúc khi đến trường.