ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Đà Nẵng: Chuyện về những cô giáo mất cả tháng mới dạy được chữ A cho học sinh

Phải có tình yêu thương, sự kiên nhẫn, các cô giáo ở Trung tâm Bảo trợ Nạn nhân chất độc da cam và Trẻ em bất hạnh TP Đà Nẵng mới có thể gắn bó với các em học sinh ở đây.

21/11/2020 08:22

“Học một chữ A, mất cả tháng mới nhớ”

Một buổi sáng giữa tuần, vừa bước vào Trung tâm Bảo trợ Nạn nhân chất độc da cam và Trẻ em bất hạnh TP Đà Nẵng cơ sở 3, chúng tôi đã nghe thấy tiếng ê a của các em nhỏ. Người đang đứng lớp cần mẫn dạy từng chữ cho các em là cô Nguyễn Thị Kim Yến (sinh năm 1969).

Cô Yến là người đã gắn bó với các em ở Trung tâm 11 năm nay. Công việc của cô Yến là chăm sóc, dạy chữ và dạy một số kỹ năng cơ bản cho các em học sinh.

 

Chuyện về những cô giáo mất cả tháng mới dạy được chữ A cho học sinh - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Cô Nguyễn Thị Kim Yến có 11 năm gắn bó với các em tại Trung tâm Bảo trợ Nạn nhân chất độc da cam và Trẻ em bất hạnh TP Đà Nẵng.

“Các em ở đây là những em bị khuyết tật, trí não kém phát triển nên giao tiếp rất chậm, không biết tự phục vụ bản thân, có em 10 - 15 tuổi nhưng nhận thức như đứa trẻ 3 - 4 tuổi. Khi mới đến đây, các em hầu như không biết gì nên mình phải bày, dạy từng chút một”, cô Yến cho biết.

Trước đây, cô Yến làm công nhân cho một công ty hóa chất, một công việc chẳng liên quan gì để nuôi dạy trẻ. Vì vậy, đến làm việc và gắn bó lâu năm với các em học sinh ở Trung tâm Bảo trợ Nạn nhân chất độc da cam và Trẻ em bất hạnh TP Đà Nẵng theo như cô Yến nói là một cái “duyên”.

Theo cô Yến, để dạy các em học được một chữ cái hay làm được một việc gì đó là cả một quá trình dài của cả cô và trò. Với một bài múa, đối với trẻ bình thường chỉ cần khoảng 1 tuần nhưng với các em ở đây cần mất 3 tháng. Để các em nhớ được chữ A, cô Yến cũng mất cả tháng trời kiên nhẫn dạy đi dạy lại.

“Muốn gắn bó với các em học sinh ở đây, các cô giáo phải là người có tâm, có tình yêu và sự kiên nhẫn mới làm được”, cô Yến chia sẻ.

 

Chuyện về những cô giáo mất cả tháng mới dạy được chữ A cho học sinh - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Phải là người rất yêu trẻ và có sự kiên nhẫn, cô Yến mới gắn bó lâu năm với các em ở Trung tâm như vậy

Gắn bó Trung tâm đã được 5 năm, cô giáo Nguyễn Thị Lan (sinh năm 1969) được giao phụ trách dạy may cho các em học sinh. Cũng giống như cô Yến, công việc của cô Lan cũng rất cần sự kiên nhẫn và tình yêu thương đối với trẻ bởi các em ở đây cứ "dạy trước" là "quên sau".

Vất vả, kiên nhẫn để dạy cho các em từng một chút, vì vậy, niềm vui của các cô giáo ở đây là khi nhìn các em học sinh tiến bộ mỗi ngày, làm được việc nọ, việc kia.

“Nhiều phụ huynh gọi điện: Cô ơi, hôm nay cháu biết nhặt rau, cháu biết quét nhà, cháu biết trông em… Thấy phụ huynh mừng mà mình cũng mừng”, cô Lan chia sẻ.

Cảm nhận được tình yêu thương nên các em học sinh rất yêu quý cô giáo và thích đi học. Hôm nào cô nghỉ ốm thì sáng hôm sau lên các cháu chạy đến ôm, rồi hỏi han đủ thứ.

Để đáp ứng được nhu cầu việc chăm sóc và dạy các em, các cô giáo ở Trung tâm thường xuyên được tập huấn chăm sóc trẻ khuyết tật. Bản thân các cô cũng tự mình nghiên cứu thêm giáo án của các trường dạy trẻ khuyết tật hay tự lên mạng Internet tìm hiểu.

Phải là người rất có tâm mới trụ lại được

Trung tâm Bảo trợ Nạn nhân chất độc da cam và Trẻ em bất hạnh TP Đà Nẵng cơ sở 3 hiện có 60 học sinh đang theo học, chủ yếu từ độ tuổi 9 - 17.

Hàng ngày, các em được xe của Trung tâm đón từ nhà đến Trung tâm vào đầu buổi sáng và chở về nhà vào cuối buổi chiều. Ở Trung tâm, các em được học kỹ năng giao cơ bản như: chào hỏi người lớn, vệ sinh cá nhân, làm việc nhà, mùa nào thì mặc áo gì… Các em được tập thể dục, ca hát, tham gia các hoạt động văn nghệ. Ngoài ra, các em còn được học chữ và học nghề (nghề may, làm hoa và làm nhang).

 

Chuyện về những cô giáo mất cả tháng mới dạy được chữ A cho học sinh - 3
 

Nhấn để phóng to ảnh

Với tình yêu thương trẻ em, cô Nguyễn Thị Lan đã gắn bó với các em học sinh tại Trung tâm Bảo trợ Nạn nhân chất độc da cam và Trẻ em bất hạnh TP Đà Nẵng cơ sở 3 được 5 năm.

“Do đặc thù công việc ở Trung tâm là chăm sóc và dạy trẻ đặc biệt nên vất vả, trong khi đó lương của các cô giáo ở đây rất thấp, bình quân từ 2,5-3 triệu đồng/tháng.

Một số người vào làm việc được một thời gian thì nghỉ. Chỉ có những người tâm huyết, thật sự yêu thương trẻ mới trụ lại được đây”, ông Bùi Trung Hiếu, Phó Giám đốc Trung tâm cho biết.

 

Chuyện về những cô giáo mất cả tháng mới dạy được chữ A cho học sinh - 4
 

Nhấn để phóng to ảnh

Ngoài học chữ, học may, các em ở Trung tâm Bảo trợ Nạn nhân chất độc da cam và Trẻ em bất hạnh TP Đà Nẵng cơ sở 3 còn được học làm hoa.

Cô Yến chia sẻ, lúc mới vào làm ở Trung tâm, cô cũng những đắn đo, suy nghĩ làm sao đủ để sống với mức lương như vậy. Tuy nhiên, gắn bó với các em, hiểu được tính cách, hoàn cảnh của từng em, cô lại không muốn rời xa. Một số trường mầm non biết cô có kinh nghiệm nuôi dạy trẻ mời về nhưng cô vẫn quyết ở lại với các em học sinh nơi này.

Với suy nghĩ “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”, mặc dù đi làm xa hơn 10 cây số và mức lương thấp nhưng cô Lan vẫn gắn bó với Trung tâm nhiều năm để được yêu thương, chỉ bảo, dạy dỗ cho những học sinh đặc biệt ở nơi này.

Khánh Hồng/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Ở lại với mùa xuân

Ở lại với mùa xuân

09:52 , 30/04/2024

Từ thành phố Thanh Hóa, ngược về phía Tây Bắc gần 200km là huyện vùng cao Quan Sơn, mảnh đất đại ngàn với cảnh quan hùng vĩ, núi non trùng điệp… Miền đất với nhiều di tích lịch sử, văn hoá lung linh sắc màu huyền thoại… Vùng đất của cảnh sắc nên thơ, những thửa ruộng bậc thang, những nếp nhà sàn truyền thống… Nơi có cửa khẩu quốc tế Na Mèo - cửa khẩu quốc tế duy nhất của Thanh Hóa diễn ra các hoạt động giao thương với nước bạn Lào. Nơi đây cũng nổi tiếng với phiên chợ quốc tế độc đáo vào mỗi sáng thứ 7 hàng tuần. Quan Sơn thân thiện, mến khách còn có những bản làng xa xôi, với nhiều nỗi vất vả, khó khăn nhưng đang nỗ lực vươn lên từng ngày… Và, ở đó còn có những giáo viên tâm huyết với sự nghiệp trồng người, cần mẫn gieo mầm tri thức, thắp sáng bản làng…

Huyện Cẩm Thủy: Hội thi kể chuyện theo sách năm 2024

Huyện Cẩm Thủy: Hội thi kể chuyện theo sách năm 2024

23:06 , 27/04/2024

Huyện Cẩm Thuỷ vừa tổ chức Hội thi kể chuyện theo sách năm 2024 với sự tham của 36 tiết mục kể chuyện của các bạn học sinh đến từ các trường Tiểu học và THCS trong huyện.

Trường học hạnh phúc: để mỗi ngày đến trường là một ngày vui

Trường học hạnh phúc: để mỗi ngày đến trường là một ngày vui

15:32 , 27/04/2024

Xây dựng trường học hạnh phúc là một trong những phong trào thi đua nhằm thực hiện mục tiêu đổi mới mạnh mẽ giáo dục, đào tạo do ngành Giáo dục phát động. Tại Thanh Hóa, phong trào này đã mang đến một luồng gió mới, góp phần tạo nên những thay đổi rõ nét trong dạy và học của các nhà trường, nhằm xây dựng một môi trường học tập thân thiện, lành mạnh, có văn hóa, để “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.

Lưu học sinh Lào – cầu nối thúc đẩy tình đoàn kết Việt – Lào

Lưu học sinh Lào – cầu nối thúc đẩy tình đoàn kết Việt – Lào

14:39 , 27/04/2024

Trong những năm qua, các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã tiếp nhận, đào tạo hàng nghìn sinh viên, học viên các tỉnh của Lào, góp phần bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao cho nước bạn. Họ chính là cầu nối gắn kết, vun đắp thêm cho tình đoàn kết, hữu nghị Việt- Lào ngày càng keo sơn, bền chặt.

Bế giảng lớp cao cấp lý luận chính trị hệ không tập trung khóa K69.B11, khóa học 2022 - 2024

Bế giảng lớp cao cấp lý luận chính trị hệ không tập trung khóa K69.B11, khóa học 2022 - 2024

11:18 , 27/04/2024

Sáng ngày 26/4, Học viện Chính trị Khu vực 1 thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã phối hợp với Ban tổ chức Tỉnh uỷ; Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá, bế giảng lớp Cao cấp lý luận Chính trị hệ không tập trung K69.B11, Tỉnh uỷ Thanh Hoá,

Thạch Thành tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam

Thạch Thành tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam

23:27 , 26/04/2024

Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam, trong các ngày từ 21 đến 26/4, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thạch Thành, Ban quản lý dự án Vùng huyện Thạch Thành, Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam phối hợp cùng các trường Tiểu học Thành Yên, Thành Minh, Thạch Tượng, Thạch Lâm, Thành Mỹ tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam.

Linh hoạt các hình thức hướng nghiệp cho học sinh THPT

Linh hoạt các hình thức hướng nghiệp cho học sinh THPT

07:31 , 25/04/2024

Với học sinh THPT, việc chọn nghề luôn là câu hỏi được quan tâm, với rất nhiều trăn trở. Các em đứng trước nhiều lựa chọn và dù chọn con đường nào thì cũng tác động rất lớn đến sự phát triển bản thân sau này. Để giúp cho học sinh THPT nhận thức đúng đắn, sớm về nghề nghiệp, chọn được nghề phù hợp với bản thân và nhu cầu của xã hội, các đơn vị, trường học trên địa bàn tỉnh đang tăng cường, đa dạng và linh hoạt các hình thức hướng nghiệp cho học sinh.

Ngày hội tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp, hỗ trợ việc làm tại Trường Trung cấp Thương mại và Du lịch Thanh Hóa

Ngày hội tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp, hỗ trợ việc làm tại Trường Trung cấp Thương mại và Du lịch Thanh Hóa

18:07 , 24/04/2024

Sáng 24/4, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp Trường trung cấp Thương mại và Du lịch Thanh Hóa tổ chức Ngày hội tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giới thiệu việc làm cho các em học sinh, học viên của trường.

Trường THCS Cù Chính Lan hưởng ứng "Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam" năm 2024

Trường THCS Cù Chính Lan hưởng ứng "Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam" năm 2024

17:32 , 24/04/2024

Ngày 24/4, trường THCS Cù Chính Lan, thành phố Thanh Hoá đã tổ chức các hoạt động hưởng ứng "Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam" năm 2024.

Các trường mầm non chủ động phòng chống dịch bệnh cho trẻ

Các trường mầm non chủ động phòng chống dịch bệnh cho trẻ

23:17 , 22/04/2024

Hiện nay đang là cao điểm của một số bệnh truyền nhiễm như: sốt xuất huyết, thuỷ đậu, tay chân miệng, các bệnh về tiêu hoá. Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hoá đang triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh.