Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng dạy và học
Trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc công nghiệp 4.0, ngành giáo dục Thành phố Thanh Hóa đã tích cực ứng dụng công nghệ vào việc dạy và học. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường.
Tiết học Tiếng Anh của cô và trò Trường THCS Lê Lợi, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa được cô giáo phát huy hiệu quả các thiết bị công nghệ hiện đại như: máy tính xách tay, hệ thống âm thanh, wifi, giáo án điện tử… Đáng chú ý, đây là năm học thứ 2, lớp học được nhà trường đưa vào sử dụng màn hình tương tác thông minh. Qua đó, giáo viên có thể trực tiếp sửa bài cho học sinh; còn học sinh được khơi gợi sự sáng tạo và tiếp thu bài nhanh hơn.
Cô Lê Thị Mai, Giáo viên Tiếng Anh, Trường THCS Lê Lợi, Thành phố Thanh Hóa cho biết: "Qua việc sử dụng màn hình tương tác thông minh, việc giảng dạy dễ dàng hơn, thu hút sự tương tác giữa cô và trò; các con hiểu bài tốt hơn. Chúng tôi ứng dụng sử dụng màn hình khơi gợi sự sáng tạo trong học sinh. Các con tự tin, say mê với môn học hơn".
Tại Trường THCS Lê Lợi, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, 100% các môn học đã được lắp đặt màn hình tương tác thông minh; máy chiếu đa năng để phục vụ công tác giảng dạy. Bên cạnh đó, nhà trường cũng xây dựng hệ thống dữ liệu điện tử; danh sách cán bộ quản lý, giáo viên được cập nhật trên các phần mềm quản lý giáo dục, đồng bộ với ngành giáo dục và đào tạo, cơ sở dữ liệu quốc gia. Nhà trường cũng đã sử dụng giáo án điện tử, chữ ký số, học bạ điện tử, sổ liên lạc điện tử… Qua đó, giúp cho công tác quản lý được tốt hơn; việc dạy và học trở nên thuận lợi hơn.
Thầy Lê Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Lợi, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Thời gian tới, nhà trường sẽ tiếp tục đầu tư thêm đầu tư cơ sở vật chất, khai thác sử dụng tốt nguồn dữ liệu của Bộ giáo dục; mua thêm nhiều phần mềm tiên tiến, nhất là phần mềm của các bộ môn như Tiếng Anh, Khoa học tự nhiên để học sinh được học tốt hơn".
Tại Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, nhà trường đã chủ động ứng dụng công nghệ thông tin bằng việc xây dựng phòng máy tính kết nối internet, phòng học có ti vi. Đáng chú ý, nhà trường luôn khuyến khích giáo viên mạnh dạn ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng giáo án điện tử, sử dụng đa dạng các phương thức truyền tải thông tin, kiến thức qua âm thanh, hình ảnh, trò chơi… chứ không đơn thuần là cô giảng bài - trò chép bài như trước đây.
Em Nguyễn Thu Ngân, Lớp 5A7, Trường tiểu học Hoàng Hoa Thám, Thành phố Thanh Hóa chia sẻ: "Việc kết hợp công nghệ vào các bài giảng của thầy cô giúp chúng em tiếp thu bài giảng trực quan và sinh động hơn. Chúng em thấy rất thích thú và hào hứng, giúp chúng em hiểu bài nhanh hơn".
Cô Nguyễn Thị Tâm, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, Thành phố Thanh Hóa cho biết: "Nhà trường thực hiện báo cáo, ký duyệt giáo án, học bạ điện tử, giáo án điện tử. 100% sử dụng giáo án điện tử; chữ ký số. Năm học này, nhà trường đang triển khai phần mềm bán trú, sẽ xây dựng kho học liệu điệu tử nhằm tìm kiếm tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy".
Năm học 2024 - 2025, ngành giáo dục Thành phố Thanh Hóa có 159 trường với hơn 90 ngàn học sinh ở các cấp học. Xác định ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số là một trong những đột phá giúp nâng cao chất lượng dạy và học, ngành giáo dục Thành phố Thanh Hóa đã triển khai đồng bộ tới 100% cơ sở giáo dục trên địa bàn các phần mềm trong hoạt động quản lý; quản trị, truyền thông… Tất cả các trường học trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa đều đã trang bị đầy đủ ti vi tương tác thông minh, lắp đặt mạng wifi, phần mềm hỗ trợ kỹ năng sống.… Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
Anh Phạm Văn Thuận, Trường Tiểu học, THCS và THPT Fansipan, Thành phố Thanh Hóa cho biết thêm: "Nhà trường đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc dạy và học giúp cho thầy và trò dễ dàng tiếp cận các kiến thức; chất lượng giò dạy tốt hơn; giúp học sinh phát triển toàn diện, trờ thành công dân toàn cấu".
Ông Dương Minh Anh, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Thời gian tới, giáo dục đào tạo sẽ chuyển đổi số không ngừng. Chuyển hoàn toàn hồ sơ sổ sách điện tử; thu chi giảm dần giao dịch tiền mặt mà qua chuyển khoản; 100% nhà trường đều có web, tài nguyên số; sử dụng ti vi tương tác thông minh… giúp học sinh phát triển toàn diện".
Với việc tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại; ứng dụng công nghệ vào quá trình dạy và học, năm học 2024 - 2025, các trường học trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đang phấn đấu đạt được những kết quả cao về giáo dục đại trà và mũi nhọn; góp phần đưa chất lượng giáo dục thành phố nằm trong tốp đầu của ngành giáo dục xứ Thanh.
Ngăn chặn hơn 3.000 vụ có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng
Với việc đẩy mạnh triển khai nhiều biện pháp tuyên truyền, phòng ngừa, trong năm 2024, lực lượng Công an Thanh Hóa đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn được hơn 3.000 vụ có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.
Sẽ quản lý chặt sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
Theo Bộ Công Thương, hiện nhiều nền tảng thương mại điện tử chưa định danh và xác thực điện tử người bán, dẫn đến việc khó kiểm soát chính xác thông tin về người bán.
Doanh thu nhạc trực tuyến tại Việt Nam đạt 40 triệu USD
Theo kết quả nghiên cứu của đại học RMIT Việt Nam: Doanh thu phát nhạc trực tuyến ở Việt Nam trong năm 2024 đạt khoảng 40 triệu USD, trở thành phân khúc dẫn đầu ngành âm nhạc tại Việt Nam.
Việt Nam hiện có khoảng 1 triệu kỹ sư công nghệ
Trong khi nhiều nước trên thế giới đang thiếu hụt nguồn lao động cho thị trường công nghệ thì Việt Nam đang có nguồn nhân lực khá đông đảo, tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn khi thu hút các doanh nghiệp công nghệ đầu tư.
Việt Nam có liên minh ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng quốc gia
Hiệp hội An ninh mạng quốc gia vừa công bố thành lập Liên minh ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng quốc gia, do Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Bộ Công an chủ trì điều phối.
Công khai tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến toàn trình của các bộ, tỉnh
Cục Chuyển đổi số, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố Kết quả đo từ hệ thống EMC về tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình của 20 bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố trong năm 2024. Thông tin này được công bố trên Cổng thông tin chuyển đổi số quốc gia tại địa chỉ dx.gov.vn.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý hình ảnh trên sóng trực tiếp
Tại sự kiện công bố và trao Giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam năm 2024 vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tại Hà Nội, sản phẩm Sigma Smart Detect do Thủ Đô Multimedia phát triển đã được vinh danh là một trong Top 10 giải pháp Make in Vietnam 2024 về "Công nghệ mới".
Nâng cao chất lượng sản phẩm ẩm thực xứ Thanh
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh đã tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất các sản phẩm ẩm thực. Qua đó, góp phần quảng bá nét văn hóa của đất và người xứ Thanh đến với người dân trong và ngoài tỉnh, đồng thời tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong trồng cây ăn quả
Phát huy những lợi thế về khí hậu, đất đai, thời gian qua các địa phương đã và đang đẩy mạnh sản xuất cây ăn quả theo hướng tập trung, ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Từ đó, đã làm thay đổi tư duy sản xuất của người dân, các mô hình đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.
Thanh Hóa có 227.400 ha cây trồng ứng dụng quy trình thâm canh
Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đã duy trì và phát triển được trên 97 vùng cây trồng thâm canh, vùng sản xuất tập trung với tổng diện tích đạt 227.400 ha, tăng 50 ha so với năm 2023.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.