Phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa tiên phong trong chuyển đổi số
Thời gian qua, phường Điện Biên luôn nằm trong Top đầu Bảng xếp hạng mức độ chuyển đổi số các phường, xã trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. Việc xây dựng thành công chính quyền số là tiền đề quan trọng mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người dân trên địa bàn.
Nổi bật trong chuyển đổi số tại phường Điện Biên là 100% sản phẩm, dịch vụ có lợi thế, sản phẩm OCOP của phường đã được quảng bá, giới thiệu trên mạng internet và các sàn thương mại điện tử postmart.vn, voso.vn; 100% doanh nghiệp, tổ chức sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt qua các kênh thanh toán điện tử và sử dụng nền tảng số.
Bà Vũ Thị Hòa, Số nhà 98, phố Hàng Đồng, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Hiện nay kể cả 10 nghìn, 20 nghìn cũng có thể chuyển khoản được nên rất thuận tiện và yên tâm khi tiền về tài khoản luôn".
Bằng nhiều cách làm linh hoạt, sáng tạo, quan tâm đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số, đến nay 100% cán bộ công chức của phường Điện Biên, TP Thanh Hóa đã được cấp tài khoản thư điện tử công vụ; hoạt động chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc hoàn toàn trên môi trường điện tử; 100% văn bản, hồ sơ công việc được tạo lập, xử lý, ký số trên môi trường điện tử; 100% hồ sơ thủ tục hành chính tại UBND phường được tiếp nhận, quản lý và giải quyết trên hệ thống thông tin một cửa điện tử. Các cơ quan chức năng của phường ứng dụng nền tảng số hỗ trợ chính quyền giao tiếp, tương tác và tiếp nhận các ý kiến, phản ánh, kiến nghị của người dân thông qua công nghệ số như: zalo, trang thông tin điện tử của phường, các trang fanpage.
Sẽ quản lý chặt sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
Theo Bộ Công Thương, hiện nhiều nền tảng thương mại điện tử chưa định danh và xác thực điện tử người bán, dẫn đến việc khó kiểm soát chính xác thông tin về người bán.
Doanh thu nhạc trực tuyến tại Việt Nam đạt 40 triệu USD
Theo kết quả nghiên cứu của đại học RMIT Việt Nam: Doanh thu phát nhạc trực tuyến ở Việt Nam trong năm 2024 đạt khoảng 40 triệu USD, trở thành phân khúc dẫn đầu ngành âm nhạc tại Việt Nam.
Việt Nam hiện có khoảng 1 triệu kỹ sư công nghệ
Trong khi nhiều nước trên thế giới đang thiếu hụt nguồn lao động cho thị trường công nghệ thì Việt Nam đang có nguồn nhân lực khá đông đảo, tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn khi thu hút các doanh nghiệp công nghệ đầu tư.
Việt Nam có liên minh ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng quốc gia
Hiệp hội An ninh mạng quốc gia vừa công bố thành lập Liên minh ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng quốc gia, do Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Bộ Công an chủ trì điều phối.
Công khai tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến toàn trình của các bộ, tỉnh
Cục Chuyển đổi số, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố Kết quả đo từ hệ thống EMC về tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình của 20 bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố trong năm 2024. Thông tin này được công bố trên Cổng thông tin chuyển đổi số quốc gia tại địa chỉ dx.gov.vn.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý hình ảnh trên sóng trực tiếp
Tại sự kiện công bố và trao Giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam năm 2024 vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tại Hà Nội, sản phẩm Sigma Smart Detect do Thủ Đô Multimedia phát triển đã được vinh danh là một trong Top 10 giải pháp Make in Vietnam 2024 về "Công nghệ mới".
Nâng cao chất lượng sản phẩm ẩm thực xứ Thanh
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh đã tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất các sản phẩm ẩm thực. Qua đó, góp phần quảng bá nét văn hóa của đất và người xứ Thanh đến với người dân trong và ngoài tỉnh, đồng thời tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong trồng cây ăn quả
Phát huy những lợi thế về khí hậu, đất đai, thời gian qua các địa phương đã và đang đẩy mạnh sản xuất cây ăn quả theo hướng tập trung, ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Từ đó, đã làm thay đổi tư duy sản xuất của người dân, các mô hình đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.
Thanh Hóa có 227.400 ha cây trồng ứng dụng quy trình thâm canh
Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đã duy trì và phát triển được trên 97 vùng cây trồng thâm canh, vùng sản xuất tập trung với tổng diện tích đạt 227.400 ha, tăng 50 ha so với năm 2023.
Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong chăn nuôi gà
Với mong muốn thay đổi phương thức sản xuất trong chăn nuôi gà, thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đã đầu tư xây dựng chuồng trại theo hướng hiện đại, tự động hóa, quy trình chăn nuôi khép kín… Qua đó, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, phòng chống dịch bệnh và bảo đảm vệ sinh môi trường chăn nuôi.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.