Lực lượng thú y tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn dịch bệnh gia súc, gia cầm
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hoá, do tác động của thời tiết, từ những tháng đầu năm 2023 đến nay trên địa bàn một số địa phương lân cận như Nghệ An, Hà Tĩnh và Ninh Bùnh đã xuất hiện dịch lở mồm long móng, tụ huyết trùng trâu bò và tái phát dịch tả lợn Châu Phi. Nguy cơ lây lan dịch cúm gia cầm AH5N1, H5N6 từ các nước khác sang Việt Nam và vào Thanh Hoá cũng rất cao. Trước thực tế đó, cùng với chính quyền địa phương và các hộ chăn nuôi, lực lượng thú y trên địa bàn toàn tỉnh đã và đang tích cực triển khai nhiều biện pháp để phòng, chống, không để dịch lây lan, bùng phát.
Với phương châm "Chủ động phòng chống, không chủ quan, buông lỏng và mất kiểm soát", lực lượng thú y từ xã, huyện đến Chi cục Chăn nuôi và Thú y thời gian qua đều tập trung kiểm tra, giám sát mạnh khâu nhập giống, xử lý môi trường trong chăn nuôi và tiêm phòng bổ sung các mũi vắc xin. Các đơn vị cũng tăng cường tuyên truyền để các hộ chăn nuôi thực hiện nghiêm công tác phòng dịch.

Nhờ thực hiện nghiêm công tác phòng chống nên từ đầu năm 2023 đến nay, mặc dù thời tiết diễn biến phức tạp nhưng ở 27 huyện, thị xã, thành phố đều không phát sinh các ổ dịch. Không có tình trạng lây lan dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm từ các tỉnh vào địa bàn Thanh Hoá. Bà Lê Thị Thanh Hiếu, Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Hoằng Hoá cho biết: "Chúng tôi luôn xác định công tác phòng chống là điều quan trọng hàng đầu, vì vậy việc tập trung kiểm soát dịch bệnh, chủ động các giải pháp để không lây lan luôn được ưu tiên triển khai".
Để đảm bảo phòng chống dịch hiệu quả, thực hiện chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hoá đã chuẩn bị đầy đủ, đảm bảo lượng vắc xin để tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm trong đợt 1/2023. Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hoá cũng chủ động liên hệ với các huyện, thị xã, thành phố chủ động cân đối, bố trí lượng hóa chất để triển khai vệ sinh tiêu độc, khử trùng định kỳ 1 tuần 2 lần ở các khu chăn nuôi.

Việc giám sát, phát hiện sớm ổ dịch, chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động và vật tư hóa chất phục vụ cho công tác chống dịch cũng được tăng cường thực hiện. Tại 2 chốt kiểm dịch lớn của tỉnh là Dốc Xây và Nghi Sơn luôn được lực lượng thú y duy trì trực, kiểm soát 24/24 giờ. Hiện tại, trong tổng số hơn 23 triệu con gia cầm, gần 1,1 triệu con lợn và gần 500 nghìn con trâu, bò đều được đảm bảo an toàn, không có dịch bệnh xảy ra. Bà Nguyễn Thị Lan, Tổ trưởng tổ chăn nuôi, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thị xã Nghi Sơn cũng cho biết: "Chúng tôi khuyến cáo bà con nên thực hiện đủ các biện pháp mà ngành thú y đã tuyên truyền, trong đó chú trong đến công tác tiêm phòng và vệ sinh chuồng trại, thời điểm này gia súc gia cầm rất dễ bị bệnh, chúng ta cần phải đẩy mạnh việc giám sát, phòng bệnh".
Thời điểm này cùng với các biện pháp kỹ thuật và đẩy mạnh công tác phòng chống dịch mà ngành thú y đã triển khai, các cấp, các ngành, chính quyền các địa phương và người chăn nuôi cũng cần nâng cao tinh thần trách nhiệm; chính quyền địa phương các cấp, nhất là cấp xã, phường cần chủ động đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi người dân nắm vững các biện pháp phòng chống, vận dụng vào thực tiễn tại gia đình mình một cách thiết thực, hiệu quả.

Thanh Hóa có thêm 25 sản phẩm OCOP
Theo thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh, trong quý 1 năm 2025, tỉnh Thanh Hóa có thêm 25 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 sản phẩm OCOP 5 sao là nước mắm cốt đặc biệt của Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại dịch vụ Lê Gia ở xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa. Hiện toàn tỉnh có 631 sản phẩm OCOP, trong đó có 2 sản phẩm 5 sao quốc gia, còn lại là các sản phẩm 3 và 4 sao.

Xu hướng và cơ hội phát triển doanh nghiệp năm 2025
Sáng 3/4, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã phối hợp với Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trường Đại học Hồng Đức tổ chức chương trình cà phê doanh nhân với chủ đề "Xu hướng và cơ hội phát triển doanh nghiệp năm 2025".

Thanh Hóa: Quí 1, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt hơn 84.000 tấn
Quý 1 năm 2025, sản lượng thịt hơi xuất chuồng tỉnh Thanh Hóa đạt hơn 84.000 tấn, đạt 25,6% kế hoạch cả năm.

Nỗ lực vượt khó giữ vững thị trường khách hàng
Nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn thách thức, trong quý 1/2025, tình hình hoạt động tại nhiều đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã ghi nhận sự tăng trưởng tích cực với thị trường, khách hàng được mở rộng. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tăng tốc thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh đã đề ra trong năm 2025.

Thanh Hóa tạo việc làm mới cho 14.700 lao động
Quý 1 năm 2025, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức 2 phiên giao dịch, ngày hội việc làm, thu hút 40 lượt doanh nghiệp, đơn vị và 2.000 lượt người lao động tham gia tuyển dụng, qua đó kết nối việc làm thành công cho 250 lao động.

Tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa quý 1 ước đạt 2,57 tỷ USD
Năm 2025, thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp trọng điểm ở tỉnh Thanh Hóa như; Mỹ, các nước Liên minh Châu Âu và Châu Á đều có tín hiệu tăng trưởng tốt, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất. Các doanh nghiệp đã tích cực nhập khẩu nhiều mặt hàng nguyên, phụ liệu làm đầu vào sản xuất.

Hơn 3.000 tỷ đồng cho vay xuất, nhập khẩu
Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chú trọng nguồn vốn cho vay vào hoạt động sản xuất, kinh doanh các lĩnh vực ưu tiên, trong đó có xuất, nhập khẩu. Tính đến cuối tháng 3 năm 2025, dư nợ cho vay đối với lĩnh vực xuất, nhập khẩu của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đạt hơn 3.000 tỷ đồng.

Thành lập mới 579 doanh nghiệp trong quý 1
Theo thống kê từ Sở Tài chính, trong quý 1 năm 2025, tỉnh Thanh Hóa đã thành lập mới 579 doanh nghiệp, tăng 14,9% so với cùng kỳ, bằng 19,3% kế hoạch, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ và thứ 6 cả nước, sau các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng. Tổng vốn điều lệ đăng ký khoảng 3.958 tỷ đồng, giảm 32% so với cùng kỳ.

Xây dựng thương hiệu gắn với sự phát triển của hợp tác xã
Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh vừa tổ chức Diễn đàn “Kết nối doanh nghiệp, các Hợp tác xã” và truyền thông “Xây dựng thương hiệu gắn với sự phát triển của hợp tác xã” cho thành viên các mô hình kinh tế tập thể trên địa bàn.

Đất nông nghiệp được thí điểm làm nhà ở thương mại
Nghị quyết 171 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại qua thỏa thuận nhận quyền hoặc đang có quyền sử dụng đất, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.