Vệ sinh khử trùng, tiêu độc để phòng ngừa dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm
Để tăng cường phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm trong vụ Đông Xuân, công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi đang được chính quyền địa phương và hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh tích cực triển khai thực hiện. Đây được xem là một trong những giải pháp phòng bệnh hiệu quả trên đàn gia súc, gia cầm.
Sau đợt mưa lũ vừa qua, do môi trường bị ô nhiễm, đàn vật nuôi có nguy cơ dễ bị dịch bệnh phát sinh và lây lan. Để ngăn ngừa dịch bệnh nhất là dịch tả lợn châu Phi, dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng và viêm da nổi cục trâu, bò, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã hướng dẫn hộ chăn nuôi chủ động dùng vôi bột, hóa chất để phun, rắc xung quanh chuồng trại. Cùng với đó, đôn đốc các hộ dân làm vệ sinh tiêu độc khử trùng tại những điểm có nguy cơ cao để tiêu diệt các mầm bệnh. Ông Bùi Đức Thành, tổ dân phố Phong Lượng, thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương cho biết: "Đối với trại chăn nuôi lớn, phải thường xuyên định kỳ riêng tiêu độc khử trùng, ít nhất 1 tuần phải làm 1 lần, thời điểm các nơi đã có dịch mình phải thực hiện 2 ngày 1 lần cả bên trong và bên ngoài chuồng trại, rắc vôi đường đi lối lại".

Đến nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt 24,7 triệu con. Từ đầu năm đến nay, Thanh Hóa vẫn kiểm soát tốt dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, không xảy ra ổ dịch nguy hiểm. Tuy nhiên, hiện đang là thời điểm giao mùa, độ ẩm không khí tăng cao, sức đề kháng của vật nuôi giảm, nguy cơ nhiễm bệnh và khả năng bùng phát dịch từ nay đến cuối năm rất cao.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương, tuyên truyền, vận động các cơ sở chăn nuôi, giết mổ tập trung, cơ sở ấp trứng gia cầm chủ động mua vôi bột, hóa chất để phun, rắc xung quanh chuồng trại nhằm ngăn ngừa dịch bệnh.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã phân bổ 15.000 lít hóa chất sát trùng do Trung ương hỗ trợ cho các huyện, thị xã, thành phố để tiến hành vệ sinh tiêu độc khử trùng, tại khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao, các vùng bị ảnh hưởng nặng nề sau mưa lũ, vùng dịch cũ, các chốt kiểm dịch, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, khu vực chợ buôn bán sản phẩm tươi sống nhằm ngăn ngừa dịch bệnh phát sinh và lây lan. Bà Lê Thị Ngân, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Quảng Xương khuyến cáo: "Bà con luôn chú ý công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng chăm sóc, nuôi dưỡng vật nuôi đảm bảo công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng luôn đảm bảo, đặt lên hàng đầu, nhất là trong mùa mưa bão, bà con luôn phải chú ý khâu chăm sóc, nuôi dưỡng vệ sinh chuồng trại và khơi thông cống rãnh".

Việc tiêu độc khử trùng được coi là giải pháp quan trọng ngăn ngừa xâm nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Tuy nhiên, để ngăn chặn dịch bệnh lây lan và bùng phát nhất là thời điểm trước, trong, và sau Tết Nguyên đán sắp tới, chính quyền các địa phương và các hộ chăn nuôi cần thực hiện đồng bộ, nghiêm ngặt các biện pháp về chăn nuôi an toàn sinh học, đồng thời tăng cường giám sát, phát hiện sớm ổ dịch, kiểm soát chặt việc vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn.

Nhiều ngân hàng đồng thuận giảm lãi suất cho vay
Ngân hàng Nhà nước công bố giảm lãi suất điều hành lần thứ 3 kể từ đầu năm với mức giảm 50 điểm cơ bản, hiệu lực từ ngày 25/05/2023.

Giá thép xây dựng tiếp tục lao dốc
Ngày 25/5/2023, giá thép xây dựng trong nước tiếp tục được các doanh nghiệp điều chỉnh giảm thêm từ 200 đồng/kg – 510 đồng/kg. Hiện giá thép xoay quanh mức 14.360 đồng/kg - 15.500 đồng/kg, tùy từng sản phẩm và thương hiệu.

Triển vọng từ mô hình dưa lê hữu cơ PGS ở Thạch Thành
Thời gian gần đây, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Thạch Thành đã tham gia phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, nhằm cung cấp sản phẩm nông sản an toàn tới tay người tiêu dùng, đồng thời nâng cao giá trị, hiệu quả sản xuất nông nghiệp và tăng thu nhập cho nông dân. Mô hình trồng dưa hữu cơ PGS của nhóm 4 hộ gia đình ở thôn Cẩm Bộ, xã Thành Minh, Thạch Thành là một trong những điển hình tiêu biểu.

Mường Lát tăng cường quản lý, sử dụng vốn đầu tư công trong đầu tư xây dựng cơ bản
Mường Lát là huyện miền núi cao xa xôi nhất của tỉnh Thanh Hoá, thu hút đầu tư xã hội rất khó khăn, vì vậy nguồn vốn đầu tư công có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương này. Những năm vừa qua, Mường Lát luôn được sự quan tâm, ưu tiên đầu tư của trung ương và của tỉnh, đồng thời huyện cũng rất nỗ lực trong việc quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này

Sơ kết giữa kỳ Dự án: "Quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng để tăng cường khả năng chống chịu với rủi ro biến đổi khí hậu ở tỉnh Thanh Hóa"
Sáng ngày 26/5, Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức sơ kết giữa kỳ Dự án "Quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng để tăng cường khả năng chống chịu với rủi ro biến đổi khí hậu ở tỉnh Thanh Hóa" do tổ chức Bánh Mỳ cho Thế giới tài trợ.

Doanh nghiệp đã đầu tư 9 tỷ USD cho tăng trưởng xanh
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, đến nay, các doanh nghiệp đã đầu tư khoảng 9 tỷ USD trong các lĩnh vực liên quan đến tăng trưởng xanh tại Việt Nam. Con số này chiếm khoảng 2% GDP và bình quân tăng trưởng trong suốt 2 năm qua đạt khá cao, từ 10-13%.

Ưu tiên vốn tín dụng phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao được xem là một trong những trụ cột thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Bám sát định hướng này, thời gian qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Nam Thanh Hoá đã ưu tiên nguồn vốn tín dụng cho vay đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Huyện Nga Sơn đẩy mạnh phát triển kinh tế biển
Thực hiện Nghị quyết 36 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, những năm qua, huyện Nga Sơn đã đẩy mạnh nhiều giải pháp nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh vùng ven biển. Nhờ đó đã mở ra nhiều triển vọng mới, tạo động lực trong phát triển kinh tế của địa phương.

Các nhà sản xuất chip toàn cầu dự báo doanh số sụt giảm
Viện Ứng dụng Vật liệu của Mỹ dự báo doanh số bán hàng từ tháng 5 đến tháng 7/2023 của 9 nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới sẽ sụt giảm.

Nhiều doanh nghiệp gặp áp lực trả nợ
Theo Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, nhiều doanh nghiệp đối diện áp lực trả nợ lớn nên phải chuyển nhượng doanh nghiệp, bán cổ phần với mức giá rất thấp.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.