ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Dự án đội vốn, chậm tiến độ truy trách nhiệm như thế nào?

Những dự án đội vốn, chậm tiến độ đến nay không phải là câu chuyện mới. Tuy nhiên việc truy trách nhiệm đến cùng của những sai phạm này vẫn theo kiểu "dĩ hòa vi quý", ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của đất nước, gây mất niềm tin trong nhân dân.

21/11/2020 12:03

Trong số các dự án trọng điểm chậm tiến độ, đội vốn thời gian qua được báo chí, dư luận xã hội và các cơ quan chức năng nhắc đến nhiều nhất phải kể đến Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông. Dự án này được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt năm 2009 với tổng mức đầu tư gần 8.800 tỷ đồng và được phê duyệt điều chỉnh năm 2016 với tổng mức đầu tư hơn 18.000 tỷ đồng từ nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Trung Quốc và vốn đối ứng trong nước. Dự án được khởi công năm 2011 và dự kiến hoàn thành năm 2015. Tuy nhiên sau 8 lần sai hẹn về đích mà đến nay dự án vẫn chưa thể đưa vào khai thác.

 Ngoài ra, dự án đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh, tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên, dự án đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh, tuyến số 2 Bến Thành - Tham Lương, dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 3 Nhổn - Ga Hà Nội, cũng là những cái tên được nhắc đến đầy tai tiếng trong thời gian qua với những khoản đội vốn chục ngàn tỷ, chậm tiến độ hàng chục năm trời khiến đồng tiền đi vay chưa phát huy hiệu quả, gây nhiều bức xúc trong nhân dân.

Có lẽ không khó để có thể điểm danh hàng loạt dự án kiểu như thế này nhưng câu hỏi mà dư luận đặt ra là tại sao lại có thể để các dự án đội vốn kéo dài nhiều năm? Bất bình hơn là cho đến nay cũng không thấy một cơ quan hay cá nhân nào phải chịu trách nhiệm cuối cùng cho những sai phạm này.

 Vì sao chậm tiến độ, đội vốn?

Trong nhiều lần giải trình tại nghị trường Quốc hội, đại diện lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải từng thừa nhận, một trong những nguyên nhân của tình trạng này được cho là do quy mô các dự án lớn, đòi hỏi quy trình quản lý, công nghệ thi công phức tạp. Có những dự án lần đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam như các dự án đường sắt đô thị, trong khi chủ đầu tư chưa có kinh nghiệm quản lý thực hiện.

Tuy nhiên, trong cuộc trao đổi với phóng viên VOV2, đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng ban Dân nguyện Trung ương cho rằng, cách giải thích theo kiểu “quy lỗi tập thể” như vậy là rất khó chấp nhận. Bởi nếu so với nhiều dự án khác chẳng hạn như sân bay Long Thành, Đồng Nai thì mức đầu tư nghìn tỷ, hay hàng chục nghìn tỷ chưa phải là quá lớn. Theo ông Nhưỡng, nguyên nhân chủ yếu của vấn nạn này liên quan đến công tác từ tham mưu xây dựng báo cáo khả thi đến quá trình dự báo hiện còn rất yếu kém. Ngoài ra, việc lựa chọn các nhà thầu của chúng ta cũng chưa đến nơi đến chốn. Đặc biệt, bất cập lớn nhất hiện nay là thời gian chuẩn bị dự án quá lâu, thậm chí có những dự án mất cả chục năm trời. Đây cũng có thể xem là một trong những nguyên nhân khiến các dự án bị đội vốn, chậm tiến độ. Vì thời gian chuẩn bị càng kéo dài sẽ có nhiều biến động dẫn đến dự toán lập ban đầu không còn sát thực tế.

Liều thuốc nào trị dứt điểm tình trạng “chôn”vốn, “lụt” tiến độ?

Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng nhấn mạnh: “Chúng ta cần phải làm rõ cá nhân, cơ quan nào chịu trách nhiệm với từng dự án, vì sao chọn nhà đầu tư thiếu năng lực, chính quyền địa phương quan liêu... để từ đó có chế tài xử lý. Còn nếu vẫn tiếp tục duy trì kiểu “quy lỗi tập thể” thì những dự án đội vốn sẽ còn lặp lại và dần trở thành điều bình thường”.

Theo ông Nhưỡng, với dự án hiện tại, cần thiết phải thành lập ngay các Hội đồng đánh giá một cách độc lập, để nhìn nhận rõ ràng những vướng mắc khó khăn, những hạn chế, sai phạm và chỉ ra nguyên nhân của sai phạm đó. Chỉ bằng cách đó mới có thể truy đến cùng trách nhiệm của từng cơ quan và cá nhân cụ thể. Còn đối với những dự án đầu tư mới, yếu tố quan trọng nhất là phải tổ chức đấu thầu công khai, minh bạch và xác định trách nhiệm ngay từ đầu ở từng khâu cụ thể. Khi đó sai ở công đoạn nào, mức độ sai như thế nào, thiệt hại bao nhiêu sẽ rất dễ dàng trong việc quy trách nhiệm.

Dự án đội vốn, chậm tiến độ, ngoài việc lãng phí tài nguyên đất đai, tăng chi phí, giảm hiệu quả đầu tư, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của xã hội thì có lẽ thiệt hại lớn nhất là làm giảm niềm tin của người dân vào tính hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước. Đã đến lúc dư luận mong lắm một động thái quyết tâm hơn nữa của Chính phủ trong câu chuyện này!

Theo Thanh Hương/VOV2

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn với mức lãi suất ưu đãi

Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn với mức lãi suất ưu đãi

08:37 , 29/04/2024

Năm 2024, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn với mức lãi suất ưu đãi từ 1,2 - 4,4%/năm.

Đảm bảo cung cầu, giá vàng hợp lý

Đảm bảo cung cầu, giá vàng hợp lý

08:25 , 29/04/2024

Phát biểu tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá xem xét công tác quản lý, điều hành giá Quý I và định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại của năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý mặt hàng vàng.

Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

23:17 , 28/04/2024

Theo báo cáo của Sở Công thương, tháng 4/2024, tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá cơ bản ổn định và có sự phục hồi tích cực. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26% so với cùng kỳ.

Đẩy nhanh tiến độ  giải ngân vốn đầu tư công

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

15:12 , 28/04/2024

Tính đến ngày 17/4, giá trị giải ngân vốn đầu tư công do tỉnh Thanh Hoá quản lý đạt 3.318 tỷ đồng, bằng 26% kế hoạch vốn chi tiết được giao, cao hơn 8,8% so với cùng kỳ.

Phát huy hiệu quả  các nguồn vốn vay cho nông dân sản xuất

Phát huy hiệu quả các nguồn vốn vay cho nông dân sản xuất

09:36 , 28/04/2024

Có đất đai, có sức lao động nhưng lại thiếu vốn sản xuất là thực trạng chung của nhiều hộ nông dân. Chính vì thế, những năm qua, các cấp hội nông dân tỉnh Thanh Hóa đã đứng ra ký kết ủy thác với các ngân hàng cho hội viên nông dân vay để phát triển kinh tế. Thông qua các nguồn vốn vay, nông dân đã mạnh dạn đầu tư sản xuất, nâng cao thu nhập.

Thanh Hóa phấn đấu phát triển gần 760 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ và đạt chuẩn hữu cơ

Thanh Hóa phấn đấu phát triển gần 760 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ và đạt chuẩn hữu cơ

09:19 , 28/04/2024

Để hoàn thành mục tiêu của đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2022 - 2025, ngành nông nghiệp đặt ra mục tiêu trong năm 2024, toàn tỉnh phát triển 758 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ và đạt tiêu chuẩn hữu cơ, với các đối tượng nuôi như: tôm, cá, rươi, ngao.

Thanh Hóa tạo điều kiện cho các Hợp tác xã tiếp cận quỹ đất

Thanh Hóa tạo điều kiện cho các Hợp tác xã tiếp cận quỹ đất

09:14 , 28/04/2024

Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách ưu đãi về đất đai, tạo điều kiện cho các Hợp tác xã tiếp cận quỹ đất để duy trì hoạt động và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Thanh Hóa hiện có 1.294 cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón

Thanh Hóa hiện có 1.294 cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón

09:09 , 28/04/2024

Theo số liệu tổng hợp của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa, toàn tỉnh hiện có 1.294 cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón.

Dư nợ tín dụng xanh mỗi năm tăng bình quân 22%

Dư nợ tín dụng xanh mỗi năm tăng bình quân 22%

09:08 , 28/04/2024

Dư nợ cấp tín dụng của hệ thống ngân hàng, đối với các lĩnh vực xanh có mức tăng trưởng dư nợ bình quân hơn 22% mỗi năm trong giai đoạn 2017-2023.

Chú trọng xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị  doanh nghiệp

Chú trọng xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị doanh nghiệp

14:27 , 27/04/2024

Xây dựng thương hiệu đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Thương hiệu chính là sự bảo chứng cho uy tín của doanh nghiệp hay sản phẩm, giúp thu hút khách hàng, nhà đầu tư, đối tác và nhân sự tiềm năng, trở thành tài sản có giá trị của doanh nghiệp. Tại Thanh Hoá, nhiều doanh nghiệp đã chú trọng xây dựng và phát triển thương hiệu, tạo được uy tín đối với khách hàng, giúp doanh nghiệp gia tăng giá trị, đồng thời khẳng định vị trí trên thương trường.