ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Giáo viên đánh trẻ và câu hỏi "Anh có sao không?"

Hai sự việc tưởng như không có mối liên quan nhưng đặt ra vấn đề: giáo dục đã làm gì để có thể tạo nên một nhân cách với sự quan tâm và bao dung với con người vượt trên cơ chế phòng vệ bản thân.

15/10/2019 08:12

Những ngày qua, từ clip cô giáo Trường tiểu học Phan Chu Trinh, TPHCM đánh, kéo tai, mắng học trò gây xôn xao cộng động đã kéo theo nhiều ý kiến về hành vi phản giáo dục của giáo viên với học sinh. 

 

Giáo viên đánh trẻ và câu hỏi “Anh có sao không?” - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Có bao giờ chúng ta tự hỏi: Các em có sao không? khi sử dụng đòn roi, bạo lực với học sinh

Trong các tranh biện, nổi lên là sự... bao biện và đổ lỗi. Nào là muốn tốt cho học sinh, nào là không đánh không được, thương cho roi cho vọt. Phía dư luận cũng nhiều ý kiến đồng tình "phải roi" thì cũng nhiều người uất ức cho rằng phải kỷ luật, đuổi việc cô giáo tạo ra bức tranh giáo dục, bức tranh xã hội hỗn độn đến nhếch nhác. 

Nhắc đến phản ứng với những bạo hành của thầy cô đối với trẻ em, TS Lê Nguyên Phương, giảng viên chương trình cao học bộ môn Tâm lý học đường tại ĐH Chapman (Mỹ) kể một tình huống va chạm giao thông xảy ra với ông nhiều năm trước khi còn sống ở Mỹ như lời tự nhắc nhở chính mình. 

Hôm đó, ông lái xe trên xa lộ và bất cẩn tông vào chiếc xe tải đi trước. Như thông lệ, khi xảy ra va chạm, hai xe sẽ tấp vào lề đường, cùng nhau dàn xếp và trao đổi thông tin bảo hiểm xe để các công ty này tự giải quyết bồi thường cho nhau. 

Người lái chiếc xe tải - là một anh mặc trang phục công  - xuống xe và đi về phía ông Phương. Ông Phương cũng dừng xe, trong đầu đã khởi sự chuẩn bị lý lẽ để phòng vệ, biện bạch và đổ lỗi - một thói quen và sự “khôn ngoan” được học trước khi ông qua đây. 

 "Thế nhưng, trái với những gì tôi đoán trước, lời mở đầu của anh công nhân lại là: “Anh có sao không?” Nghe câu hỏi giản dị nhưng đầy sự quan tâm ấy, bao nhiêu “khiên giáo", tôi sẵn sàng giương lên đã loảng xoảng rơi xuống hết", ông Phương kể. 

Từ những trải nghiệm này, TS Lê Nguyên Phương đặt câu hỏi: xã hội, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục học đường và gia đình của họ đã làm gì để có thể tạo nên một nhân cách với sự quan tâm và bao dung với con người vượt trên cơ chế phòng vệ bản thân, biện minh hay trách móc người khác?

Quay lại câu chuyện phản ứng trước hành vi của giáo viên, phải nói số đông chúng ta, từ quản lý, giáo viên và phụ huynh...  phản ứng với nhiều lý lẽ, nhân danh cao đẹp nhưng đó là khởi sự của sự biện bạch, đổ lỗi. 

Nhiều phụ huynh mình đầy sát khí đòi đuổi việc ngay cô giáo. Giáo viên bạo hành học trò, khi họ đưa ra lý do "đánh vì muốn tốt cho các em" hay oán trách gia đình không biết dạy con thì thực chất chỉ là sự bao biện, đổ lỗi để bảo vệ cho bản thân. Rồi đến các cơ quan quản lý, đứng trước sự việc đều tập trung chỉ đạo "xử lý nghiêm". 

 

Giáo viên đánh trẻ và câu hỏi “Anh có sao không?” - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Giáo dục trước hết là tấm lòng hướng về nhau (Ảnh minh họa)

Chúng ta cần đang có một thái độ ngày càng rõ ràng và nghiêm khắc trước hành vi bạo lực với trẻ nhỏ. Không dường như không một ai trong chúng ta là anh công nhân trong vụ va chạm giao thông trong trường hợp có thật trên, để có thể hỏi người khác "Anh có sao không?".

Biết bao giáo viên bạo hành trẻ khi bị phanh phui thì quay cuồng giải trình, giải thích lý do, xin lỗi vì ảnh hưởng cấp trên, xin lỗi phụ huynh.... Có giáo viên nào từng đặt câu hỏi hướng về học trò: Các em có sao không khi phải chịu đựng cách hành xử của mình? 

Trong sự việc phụ huynh đặt lén camera ở TPHCM, chắc chắn ít nhiều ban giám hiệu, hiệu trưởng phải biết đến hành vi của giáo viên. Sự việc diễn ra công khai giờ học, trong lớp học. Liệu họ đã từng góp ý, nhắc nhở, hỗ trợ giáo viên? Là những người quản lý, có bao giờ họ hỏi: Giáo viên mình có vấn đề gì không? Học trò mình như thế nào? Có cần giúp đỡ không?  

Các cấp quản lý, trước khi có những văn bản chỉ đạo xử lý, đã từng thổn thức: Có chuyện gì đang xảy ra với các cô giáo của mình, với học sinh của mình? Mình có thể làm điều để mọi việc tốt hơn?

Hay chỉ khi có sai phạm bị phát hiện thì xử lý nghiêm.

Hiển nhiên, giáo làm cô sai thì phải chịu trách nhiệm, phải chịu kỷ luật. Nhưng tất cả chúng ta là tổng hòa của mối quan hệ tạo nên cuộc sống. Mà cuộc sống chỉ có thể tốt đẹp khi chúng ta nghĩ cho nhau, nghĩ về nhau. Và khi hướng về người khác cũng có nghĩa là đang nghĩ cho mình. 

Trước cuộc sống vội vã, trước những vụ việc giáo viên bạo hành học sinh, điều chúng ta thiếu có thể là một câu hỏi: "Anh có sao không?". 

Hoài Nam/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Ở lại với mùa xuân

Ở lại với mùa xuân

09:52 , 30/04/2024

Từ thành phố Thanh Hóa, ngược về phía Tây Bắc gần 200km là huyện vùng cao Quan Sơn, mảnh đất đại ngàn với cảnh quan hùng vĩ, núi non trùng điệp… Miền đất với nhiều di tích lịch sử, văn hoá lung linh sắc màu huyền thoại… Vùng đất của cảnh sắc nên thơ, những thửa ruộng bậc thang, những nếp nhà sàn truyền thống… Nơi có cửa khẩu quốc tế Na Mèo - cửa khẩu quốc tế duy nhất của Thanh Hóa diễn ra các hoạt động giao thương với nước bạn Lào. Nơi đây cũng nổi tiếng với phiên chợ quốc tế độc đáo vào mỗi sáng thứ 7 hàng tuần. Quan Sơn thân thiện, mến khách còn có những bản làng xa xôi, với nhiều nỗi vất vả, khó khăn nhưng đang nỗ lực vươn lên từng ngày… Và, ở đó còn có những giáo viên tâm huyết với sự nghiệp trồng người, cần mẫn gieo mầm tri thức, thắp sáng bản làng…

Huyện Cẩm Thủy: Hội thi kể chuyện theo sách năm 2024

Huyện Cẩm Thủy: Hội thi kể chuyện theo sách năm 2024

23:06 , 27/04/2024

Huyện Cẩm Thuỷ vừa tổ chức Hội thi kể chuyện theo sách năm 2024 với sự tham của 36 tiết mục kể chuyện của các bạn học sinh đến từ các trường Tiểu học và THCS trong huyện.

Trường học hạnh phúc: để mỗi ngày đến trường là một ngày vui

Trường học hạnh phúc: để mỗi ngày đến trường là một ngày vui

15:32 , 27/04/2024

Xây dựng trường học hạnh phúc là một trong những phong trào thi đua nhằm thực hiện mục tiêu đổi mới mạnh mẽ giáo dục, đào tạo do ngành Giáo dục phát động. Tại Thanh Hóa, phong trào này đã mang đến một luồng gió mới, góp phần tạo nên những thay đổi rõ nét trong dạy và học của các nhà trường, nhằm xây dựng một môi trường học tập thân thiện, lành mạnh, có văn hóa, để “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.

Lưu học sinh Lào – cầu nối thúc đẩy tình đoàn kết Việt – Lào

Lưu học sinh Lào – cầu nối thúc đẩy tình đoàn kết Việt – Lào

14:39 , 27/04/2024

Trong những năm qua, các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã tiếp nhận, đào tạo hàng nghìn sinh viên, học viên các tỉnh của Lào, góp phần bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao cho nước bạn. Họ chính là cầu nối gắn kết, vun đắp thêm cho tình đoàn kết, hữu nghị Việt- Lào ngày càng keo sơn, bền chặt.

Bế giảng lớp cao cấp lý luận chính trị hệ không tập trung khóa K69.B11, khóa học 2022 - 2024

Bế giảng lớp cao cấp lý luận chính trị hệ không tập trung khóa K69.B11, khóa học 2022 - 2024

11:18 , 27/04/2024

Sáng ngày 26/4, Học viện Chính trị Khu vực 1 thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã phối hợp với Ban tổ chức Tỉnh uỷ; Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá, bế giảng lớp Cao cấp lý luận Chính trị hệ không tập trung K69.B11, Tỉnh uỷ Thanh Hoá,

Thạch Thành tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam

Thạch Thành tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam

23:27 , 26/04/2024

Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam, trong các ngày từ 21 đến 26/4, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thạch Thành, Ban quản lý dự án Vùng huyện Thạch Thành, Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam phối hợp cùng các trường Tiểu học Thành Yên, Thành Minh, Thạch Tượng, Thạch Lâm, Thành Mỹ tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam.

Linh hoạt các hình thức hướng nghiệp cho học sinh THPT

Linh hoạt các hình thức hướng nghiệp cho học sinh THPT

07:31 , 25/04/2024

Với học sinh THPT, việc chọn nghề luôn là câu hỏi được quan tâm, với rất nhiều trăn trở. Các em đứng trước nhiều lựa chọn và dù chọn con đường nào thì cũng tác động rất lớn đến sự phát triển bản thân sau này. Để giúp cho học sinh THPT nhận thức đúng đắn, sớm về nghề nghiệp, chọn được nghề phù hợp với bản thân và nhu cầu của xã hội, các đơn vị, trường học trên địa bàn tỉnh đang tăng cường, đa dạng và linh hoạt các hình thức hướng nghiệp cho học sinh.

Ngày hội tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp, hỗ trợ việc làm tại Trường Trung cấp Thương mại và Du lịch Thanh Hóa

Ngày hội tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp, hỗ trợ việc làm tại Trường Trung cấp Thương mại và Du lịch Thanh Hóa

18:07 , 24/04/2024

Sáng 24/4, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp Trường trung cấp Thương mại và Du lịch Thanh Hóa tổ chức Ngày hội tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giới thiệu việc làm cho các em học sinh, học viên của trường.

Trường THCS Cù Chính Lan hưởng ứng "Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam" năm 2024

Trường THCS Cù Chính Lan hưởng ứng "Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam" năm 2024

17:32 , 24/04/2024

Ngày 24/4, trường THCS Cù Chính Lan, thành phố Thanh Hoá đã tổ chức các hoạt động hưởng ứng "Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam" năm 2024.

Các trường mầm non chủ động phòng chống dịch bệnh cho trẻ

Các trường mầm non chủ động phòng chống dịch bệnh cho trẻ

23:17 , 22/04/2024

Hiện nay đang là cao điểm của một số bệnh truyền nhiễm như: sốt xuất huyết, thuỷ đậu, tay chân miệng, các bệnh về tiêu hoá. Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hoá đang triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh.