Hiệu quả từ mô hình trồng dược liệu tập trung
Thực hiện Dự án khoa học “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết trồng, chế biến và tiêu thụ cây dược liệu theo chuỗi giá trị”, Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Sao Mai đã xây dựng và chuyển giao thành công quy trình kỹ thuật trồng dược liệu tại xã Đông Minh, huyện Đông Sơn. Mô hình đã giúp nông dân chuyển đổi cây trồng, nâng cao thu nhập.
Năm 2020, ông Lê Khắc Phú, ở xã Đông Minh, huyện Đông Sơn là một trong những hộ dân được dự án chuyển giao quy trình kỹ thuật trồng cây dược liệu bạc hà và hương nhu gắn với chế biến tiêu thụ. Trên diện tích 2 ha trước đây trồng ngô, lúa và một số cây màu khác, ông đã chuyển sang trồng cây dược liệu để chưng cất tinh dầu.
Trong 1 năm, 1 ha dược liệu cho thu nhập trên 200 triệu đồng, trừ chi phí lợi nhuận trên 100 triệu đồng. Từ trồng dược liệu, trang trại của ông Phú cũng tạo việc làm cho hàng chục lao động địa phương. Theo ông Lê Khắc Phú, thôn 5, xã Đông Minh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết, đối với cây hương nhu, bạc hà, cần không để úng và tưới thương xuyên, dùng phân hưu cơ, sau mỗi lần thu hoạch lại chăm sóc, bán phân và lưu ý phòng trừ sâu bệnh để cây phát triển tốt.
Các cây dược liệu như hương nhu, bạc hà thường dễ trồng, chi phí sản xuất thấp, ít tốn công chăm sóc, hiệu quả cao hơn nhiều so với trồng lúa, ngô và một số cây màu khác. Sản phẩm tinh dầu dược liệu có thể dùng để chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh và làm đẹp nên thị trường tiêu thụ khá lớn. Trên cơ sở khảo sát điều kiện thổ nhưỡng, được Trung tâm dược liệu Bắc trung Bộ chuyển giao kỹ thuật, Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Sao Mai đã triển khai dự án khoa học "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết trồng, chế biến và tiêu thụ cây dược liệu Bạc Hà và Hương Nhu theo chuỗi giá trị" tại xã Đông Minh, huyện Đông Sơn. Sau hai năm triển khai, dự án đã phát triển 4 ha trồng bạc hà và hương nhu đạt tiêu chuẩn GACP (thực hành tốt nuôi trồng và thu hái), năng suất trung bình mỗi ha đạt 16 tấn tươi 1 năm. Dự án cũng đã hỗ trợ xây dựng mô hình chế biến tinh dầu đạt công suất 2 tấn tươi/ giờ, đảm bảo việc tiêu thụ thuận lợi.
Tiến sỹ Nguyễn Thị Ngọc Vinh, Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Sao Mai, Chủ nhiệm Dự án cho biết: "Cây dược liệu bạc hà, hương nhu cao gấp 3-4 lần so với trồng lúa; đối với diện tích trồng lúa, màu kém hiệu quả có thể chuyển đổi sang trồng dược liệu để cho giá trị cao."
Việc trồng dược liệu để chưng cất tinh dầu chủ yếu sử dụng phân hữu cơ và không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học nên rất an toàn. Ngoài những hộ tham gia dự án, hiện nay, một số hộ dân trên địa bàn xã Đông Minh cũng đang lựa chọn cây dược liệu bạc hà, hương nhu để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập trên 1 đơn vị diện tích.
Giá vé máy bay tăng cao trong dịp Tết
Khảo sát trên các trang bán vé của các hãng hàng không nội địa cho thấy, giá vé máy nhiều chặng từ Thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnh, thành phố trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang ở mức cao, thậm chí "cháy vé" ở hạng phổ thông.
Năm 2025, dự kiến tăng trưởng tín dụng khoảng 16%
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản gửi các tổ chức tín dụng thông báo công khai, minh bạch về nguyên tắc giao tăng trưởng tín dụng năm 2025. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước dự kiến tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống năm 2025 khoảng 16%.
Năm 2025, dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 6,7%
Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam vừa đưa ra dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 6,7% vào năm 2025, với mức tăng trưởng trong nửa đầu năm đạt 7,5% so với cùng kỳ năm trước và mức 6,1% trong nửa cuối năm.
Thiệu Hóa: Gần 1.400 ha cây trồng được liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm
Nhằm nâng cao giá trị nông sản hàng hóa và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung huy động các nguồn lực hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách, quỹ đất nhằm thu hút doanh nghiệp thực hiện liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho người dân.
Như Xuân trồng mới 150 ha cây ăn quả
Năm 2024, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã trồng mới gần 150 ha cây ăn quả, nâng tổng diện tích cây ăn quả toàn đạt hơn 1.330 ha.
Năm 2024, huyện Như Thanh phát triển thêm 17 trang trại
Trong năm 2024, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa phát triển thêm 17 trang trại đạt các tiêu chí theo Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lũy kế đến nay trên địa bàn huyện có 42 trang trại, trong đó: có 30 trang trại chăn nuôi, 1 trang trại lâm nghiệp, 7 trang trại tổng hợp và 4 trang trại trồng trọt.
Sẵn sàng nguồn vật tư cho sản xuất vụ chiêm xuân
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, vụ chiêm xuân năm 2025, Thanh Hóa có diện tích gieo cấy 111.500ha lúa. Để đảm bảo nhu cầu vật tư cho sản xuất, các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, phân bón trên địa bàn tỉnh đã chủ động nguồn cung, sẵn sàng cung ứng cho người dân.
Thanh Hóa trồng mới và trồng lại 10.000 ha rừng
Tính đến cuối tháng 12 năm 2024, các tổ chức, cá nhân, gia đình trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã trồng mới và trồng lại sau khai thác 10.000 ha rừng, trong đó có 1.500 ha rừng được trồng bằng nuôi cấy mô, chủ yếu là keo.
Năm 2024: Sản xuất công nghiệp Thanh Hoá tăng trưởng cao
Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, năm 2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá tiếp tục tăng trưởng ở mức cao. Chỉ số sản xuất toàn ngành ước đạt 19,25%, vượt mục tiêu đề ra và là động lực chính đóng góp cho tăng trưởng GRDP và thu ngân sách của tỉnh. Kết quả này cho thấy nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp, các ngành, các địa phương trong việc triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ và thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp trên địa bàn.
Năm 2024, sản xuất công nghiệp Thanh Hoá tăng trưởng cao
Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, năm 2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá tiếp tục tăng trưởng ở mức cao. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước đạt 19,25%, vượt mục tiêu đề ra và đóng góp tới 50%, tương đương chiếm 7,37% điểm vào tốc tăng trưởng GRDP của tỉnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.