Hương rượu cần
Rượu cần – Hương vị miền sơn cước, linh hồn của núi rừng, không chỉ là tinh hoa văn hóa ẩm thực của đồng bào vùng cao, rượu cần còn mang trong mình chất men say để vun đắp tình thân, kết nối cộng đồng.
Gia đình ông Hà Khắc Tiệp và bà Lò Thị Hưng ở thôn Tân Thành, xã Thành Lâm, huyện Bá Thước gìn giữ và lưu truyền bí quyết ủ rượu cần qua nhiều thế hệ.
Qua chia sẻ với ông bà, chúng tôi được biết: thành phần chính để làm rượu cần gồm có nguyên liệu ủ và men. Nguyên liệu ủ gồm có gạo nếp, bột sắn khô và vỏ trấu. Men rượu gồm các loại thảo dược trộn cùng bột sắn khô và bột gạo nếp.
Việc chuẩn bị nguyên liệu để ủ rượu, đặc biệt là chế biến sắn khô, đòi hỏi nhiều công sức, nên thường do đàn ông đảm nhận.
Đối với ông Tiệp, các công đoạn giã, dần, sàng bột sắn đã trở nên quen thuộc qua bao năm tháng. Còn với tôi, đây lại là một trải nghiệm mới mẻ và đầy thú vị. Sau khi giã củ sắn khô thành bột mịn, ông Tiệp tiếp tục công đoạn vo gạo nếp và làm sạch vỏ trấu. Loại nếp được ông chọn là nếp cái hoa vàng hoặc nếp cay nọi – những giống nếp có hương thơm đặc trưng và độ kết dính cao, giúp tạo nên chất men rượu cần đậm đà, tinh túy.
Sau khi nguyên liệu đã được chuẩn bị đầy đủ, sẽ đến công đoạn đồ chín chúng, một bước quan trọng trong quá trình ủ rượu cần. Bà Lò Thị Hưng (vợ ông Hà Khắc Tiệp) giúp người bạn đồng hành của tôi là phóng viên Hà Hồng trực tiếp trải nghiệm công đoạn thú vị này.
Bà Hưng cho biết, nguyên liệu được phối trộn theo tỉ lệ 1:1, tức là 3 kg gạo và 3 kg bột sắn cho mỗi mẻ rượu cần. Ngoài ra, vỏ trấu chiếm khoảng 30% tổng khối lượng nguyên liệu ủ. Chõ (còn gọi là hông) để đồ nguyên liệu được làm từ gỗ mít, có các lỗ để dẫn hơi nước và được lót thêm tấm đan nhằm tránh nguyên liệu rơi xuống nồi. Trong quá trình đồ nguyên liệu, cần chú ý điều chỉnh lửa vừa phải để đảm bảo các thành phần chín đều, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lên men sau này.
Bà Hưng chia sẻ rằng, từ khi về làm dâu, bà đã được học bí quyết làm rượu cần truyền qua nhiều đời của gia đình chồng. Hiện nay, bí quyết riêng, đặc biệt là công thức làm men rượu, chỉ có hai vợ chồng bà nắm giữ.

Men lá là thành phần quan trọng thứ hai, góp phần tạo nên hương vị đặc trưng của rượu cần. Nếu coi nguyên liệu ủ rượu là phần vật chất, thì men lá chính là linh hồn, tạo nên bản sắc riêng của loại rượu truyền thống này.
Ông Tiệp khẳng định, men lá chính là yếu tố quyết định hương vị và chất lượng của rượu cần. Được làm từ các loại thảo dược quý trong rừng, men lá thúc đẩy quá trình lên men tự nhiên, mang đến mùi hương đặc trưng, vị êm dịu và độ cay nồng hài hòa. Không chỉ là thành phần quan trọng, quá trình làm men lá cũng vô cùng công phu, đòi hỏi kinh nghiệm và sự tỉ mỉ. Bên trong đó còn ẩn chứa nhiều điều thú vị và bất ngờ, góp phần làm nên sự tinh túy của rượu cần vùng cao.
Trong lúc tôi và ông Tiệp trao đổi về cách làm men thì nguyên liệu ủ cũng đã chín, bà Hưng và phóng viên Hà Hồng tiếp tục pha trộn men với nguyên liệu.

Bột men được rắc đều lên nguyên liệu, sau đó phủ một lớp lá chuối phía trên và ủ trong khoảng một ngày một đêm. Khi chạm tay vào thấy ấm và tỏa ra hương thơm nồng nàn, có thể đưa vào chum (ché, chĩnh) để tiếp tục ủ, tạo thành rượu cần.
Đưa nguyên liệu vào chum là công đoạn cuối cùng trong quá trình làm rượu cần. Chum được bịt kín bằng lá chuối và túi nilon, sau đó buộc chặt bằng dây cao su để ngăn không khí bên ngoài lọt vào. Rượu cần được ủ trong khoảng 2 đến 3 tháng là có thể sử dụng. Đặc biệt, rượu để càng lâu, hương vị càng đậm đà.

Không chỉ trải nghiệm quy trình làm rượu, chúng tôi còn được ông Tiệp chia sẻ về phong tục, tập quán và ý nghĩa của rượu cần trong đời sống sinh hoạt cũng như văn hóa thưởng thức của người dân vùng cao.
Nhận thấy những giá trị kinh tế, văn hóa mà rượu cần mang lại, thời gian gần đây, xã Thành Lâm đã đề xuất thành lập làng nghề truyền thống rượu cần tại thôn Tân Thành.

Ông Quách Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Thành Lâm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Hiện nay đã có hơn 40 hộ gia đình làm rượu cần, đủ cung cấp cho các cơ sở du lịch cộng đồng trên địa bàn, bán cho du khách trong nước và quốc tế. Ở đây bà con còn giữ được nguyên bản của người Thái từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, chế biến đến phong tục văn hóa truyền thống. Tới đây, chúng tôi tiếp tục quan tâm tạo điều kiện để làng nghề phát triển hơn nữa".
Thưởng thức rượu cần không chỉ là một trải nghiệm ẩm thực đối với du khách khi đến với vùng cao mà còn là dịp để mọi người tìm hiểu nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số. Khi chum rượu được mở ra, hương thơm nồng nàn của men lá, sắn và nếp nương lan tỏa, kích thích các giác quan. Mọi người quây quần bên nhau, níu những chiếc cần dài, cùng thưởng thức từng ngụm rượu ngọt dịu, cay nhẹ nơi đầu lưỡi, khiến tâm hồn lâng lâng bay bổng.

Giữa không gian rộn ràng tiếng chiêng, tiếng khèn, rượu cần và lòng hiếu khách nồng hậu của bà con bản Thái đã kết nối mỗi người lại gần nhau hơn. Trong men say dịu nhẹ, người ta kể nhau nghe những câu chuyện đời, trao gửi tình cảm chân thành, để rồi khi rời đi, ai cũng lưu luyến dư vị ấm áp của tình người và bản sắc văn hóa Thái.

Phát động Cuộc thi sáng tạo video du lịch trên Youtube Shorts "Việt Nam: Đi để yêu"
Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam phối hợp YouTube và MCV Group vừa phát động cuộc thi sáng tạo video du lịch trên YouTube Shorts với chủ đề “Việt Nam: Đi để yêu!”.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ trọng tâm của ngành Du lịch 6 tháng cuối năm
Chiều ngày 9/7, đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ trọng tâm của ngành Du lịch Việt Nam 6 tháng cuối năm 2025. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 34 điểm cầu của 34 địa phương trên cả nước.

Khuyến cáo du khách khi tắm biển
Trên địa bàn phường Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa vừa xảy ra vụ đuối nước trên biển khiến 2 cháu nhỏ gặp nạn. Một lần nữa, cơ quan chức năng đã phát đi một số khuyến cáo người dân và du khách khi tắm biển.

Sầm Sơn duy trì bãi biển sạch đẹp
Khu vực biển Sầm Sơn những ngày gần đây cũng bị tình trạng bèo tây dạt vào các bãi tắm. Song chính quyền địa phương, người dân và các đơn vị kinh doanh du lịch đã nhanh chóng phối hợp xử lý kịp thời, khôi phục các bãi tắm sạch đẹp trong mùa du lịch cao điểm.

Khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Câu hò nối những dòng sông"
Tối 08/7, tại Nhà hát nghệ thuật Lam Sơn Thanh Hóa đã diễn ra lễ khai mạc Hội diễn nghệ thuật quần chúng "Câu hò nối những dòng sông" khu vực Bắc Trung Bộ năm 2025. Các đồng chí: Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Cục Văn hóa cơ sở, Gia đình và Thư viện; lãnh đạo Sở Văn hóa thể thao và du lịch các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị cùng đông đảo nghệ nhân, diễn viên và khán giả yêu nghệ thuật đã tới dự.

Du lịch Thanh Hóa và bài toán thu hút khách quốc tế
6 tháng đầu năm 2025, Thanh Hóa đón trên 307.000 lượt khách quốc tế, tăng gần 18% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, con số này chỉ chiếm hơn 2,9% tổng lượt khách - một tỷ lệ còn quá khiêm tốn so với tiềm năng và những nỗ lực mà ngành Du lịch đã và đang triển khai.

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước
Chiều ngày 7/7, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá tổ chức hội nghị tổng kết các phong trào thi đua yêu nước, giai đoạn 2020-2025; triển khai phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2025-2030.

Thành lập Ban Quản lý Di tích lịch sử - Danh lam thắng cảnh quốc gia Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu
Ngày 7/7, tại xã Tân Ninh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập Ban Quản lý Di tích lịch sử - Danh lam thắng cảnh quốc gia Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu.

Mùa sen thành cổ
Những ngày này, du khách đến tham quan Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ (xã Tây Đô, tỉnh Thanh Hóa) sẽ được chiêm ngưỡng sắc sen bung nở trong khu vực nội thành, tạo nên khung cảnh bình yên, thơ mộng trên vùng đất Tây Đô.

Du lịch Thanh Hoá nỗ lực để thu hút khách quốc tế
Trong 6 tháng đầu năm 2025, Thanh Hoá đón hơn 10,5 triệu lượt khách, trong đó 307.000 lượt là khách quốc tế – tăng gần 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này cho thấy Thanh Hóa đang dần là điểm đến có chiều sâu di sản và văn hoá. Nắm bắt xu hướng này, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đã có nhiều nỗ lực để thu hút cũng như đáp ứng yêu cầu đón khách quốc tế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.