Hương vị núi rừng
Bản Mạ - một bản làng nhỏ xinh nằm bên bờ sông Chu, nơi màu xanh bao la của núi rừng ẩn hiện những nếp nhà sàn xinh xắn. Nếu trước kia, nơi đây chỉ là một bản nghèo nằm biệt lập, muốn qua sông, người dân phải dùng bè mảng, thì giờ đây, bản Mạ huyện Thường Xuân đã khởi sắc trở thành bản du lịch cộng đồng đầy tiềm năng, thu hút đông đảo du khách gần xa…
Bản Mạ mời gọi du khách với bản làng bình yên, không khí trong lành với cỏ cây, hoa lá và những người dân thân thiện, mến khách…
Bản Mạ có 55 hộ dân thì có 11 hộ đang kinh doanh các dịch vụ du lịch. Trong số đó, gia đình chị Tuyến là một trong những người tiên phong đi đầu. Không chỉ sở hữu homestay với cảnh quan đẹp mắt, chị còn là một đầu bếp "cừ khôi" với rất nhiều món ăn ngon, mà nếu đến với Bản Mạ, bạn chưa được thưởng thức thì quả là một điều đáng tiếc…
Một trong những món ăn dân dã nhưng không thể thiếu của người Thái vào mỗi dịp trọng đại, lễ Tết hoặc khi đón khách đến chơi nhà, đó chính là xôi ngũ sắc. Dân tộc Thái vốn nổi tiếng bởi sự cầu kỳ trong chế biến món ăn, và sự tinh tế, độc đáo luôn được đưa vào văn hóa ẩm thực. Loại gạo được dùng để đồ xôi phải là loại nếp nương hạt to, tròn, căng mẩy, đều hạt không gãy vụn…
Người Thái có phương pháp đồ xôi cách thuỷ bằng chõ gỗ rất khéo léo. Xôi chín bằng hơi, mềm, dẻo nhưng không dính tay. Sau đó, xôi được tạo màu tự nhiên từ các loại cây lá, vừa thể hiện sự phong phú của tạo vật, đất trời, vừa cho thấy sự cần cù, sáng tạo của đồng bào.
Bên cạnh các món chính, có một loại gia vị rất độc đáo mà người Thái ở Bản Mạ sáng tạo nên để làm tăng hương vị núi rừng của các món ẩm thực, đó là "chẻo" được giã tay thủ công. Chẻo là sự kết hợp của những nguyên liệu như cá suối nướng, ớt, muối, mắc khẻn…., khiến cho món ăn thêm dậy mùi, đậm đà, nên nhiều thực khách đã một lần thưởng thức thì sẽ nhớ mãi…
Ẩm thực đồng bào Thái vẫn luôn gây thương nhớ cho thực khách bởi sự khéo léo, tinh tế trong các lựa chọn nguyên liệu và chế biến. Tất cả món ăn của người Thái đều được chế biến từ nguồn nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, dân dã của núi rừng và được tẩm ướp với những gia vị đặc trưng của xứ non ngàn.
Sau một hồi tất bật chuẩn bị, cuối cùng, các món ăn đã được hoàn thiện và được đặt lên mâm lá, bài trí khéo léo theo vòng tròn đẹp mắt. Cách bài trí mâm cơm đón khách của người Thái không chỉ thể hiện rõ nét bản sắc của địa phương, mà còn gửi gắm vào đó tấm lòng nồng hậu, hiếu khách. Mùi thơm của gà nướng, lợn mán nướng, cá suối… quện trong màu xanh của các loại rau rừng cùng hương nếp thơm dìu dịu… đủ khiến cho thực khách phải lưu luyến khi đến với vùng sơn cước này.
Chùa Cảnh Yên
Nằm trên dãy đồi Sóc thuộc vùng giáp ranh giữa thị trấn Kim Tân và xã Thành Tân, huyện Thạch Thành, chùa Cảnh Yên được xây dựng dưới triều Vua Lê Thánh Tông. Ngôi chùa nằm ở một vị trí tuyệt đẹp, “sơn thủy hữu tình”, mặt tiền hướng ra sông Bưởi. Dù vậy, do sự khắc nghiệt của thiên nhiên và sự tàn phá của chiến tranh, đến những năm cuối thế kỷ 20, ngôi chùa đã bị phá hủy hoàn toàn.
Du lịch Việt Nam khởi sắc đầu năm
Những ngày đầu tiên của năm mới Ất Tỵ, du lịch Việt Nam đã khởi sắc với lượng khách tăng cao tại nhiều điểm du lịch trên cả nước.
Bản hùng ca mùa xuân
Nhân kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa tổ chức chương trình Chính luận nghệ thuật: Bản hùng ca mùa xuân.
Các điểm đến tâm linh thu hút du khách dịp đầu năm mới
Những ngày đầu năm mới, các điểm di tích gắn với hoạt động tín ngưỡng tâm linh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, vãn cảnh. Nhờ làm tốt công tác chuẩn bị, nên đến nay hoạt động lễ hội diễn ra an toàn, văn minh, đúng quy định, được du khách thập phương đánh giá cao.
Trình diễn Nghệ thuật thư pháp Xuân Ất Tỵ 2025
Sáng ngày 01/02 (tức ngày mồng 4 tháng Giêng, năm Ất Tỵ) tại Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, UBND thành phố Thanh Hóa đã tổ chức chương trình Văn nghệ, thư pháp và cho chữ đầu Xuân Ất Tỵ 2025. Dự chương trình có các đồng chí: Lê Anh Xuân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Thanh Hóa; Lê Trọng Thụ - Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hóa; đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh, lãnh đạo thành phố Thanh Hóa.
Sôi nổi Hội vật truyền thống Xuân Ất Tỵ 2025
Sáng ngày 1/2 (mùng 4 Tết Nguyên đán), xã Hoằng Phong, huyện Hoằng Hóa đã tổ chức Hội vật truyền thống chào mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Lam Kinh - Điểm đến hấp dẫn du khách ngày đầu xuân
Đã thành truyền thống, cứ vào ngày mồng 4 Tết, Ban Quản lý di tích lịch sử Lam Kinh lại tổ chức lễ khai hội Xuân chào đón năm mới. Trong những ngày Tết Nguyên đán vừa qua, Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh đã trở thành điểm đến hấp dẫn của mỗi du khách để tri ân, hướng về nguồn cội và cầu mong những điều tốt đẹp nhất trong năm mới.
Sôi động các điểm vui chơi, du lịch tâm linh đầu năm mới
Trong ngày mùng 3 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều địa điểm vui chơi, các khu du lịch tâm linh trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã thu hút khá đông người dân và du khách đến thăm quan, lễ bái. Đặc biệt, thời tiết hôm nay ấm áp, thuận lợi cho du khách vãn cảnh, khám phá các điểm du lịch.
Tiếng cồng gọi xuân
Đối với đồng bào người Thái ở xứ Thanh, ngoài những điệu khặp mượt mà trữ tình, những điệu múa xòe uyển chuyển hay những bước nhảy sạp rộn ràng, người Thái còn có một nét văn hóa đặc sắc trong đời sống tinh thần, đó chính là văn hóa cồng chiêng.
Xu hướng du lịch xuyên Tết Nguyên đán tăng cao
Nếu trước đây hình ảnh quây quần bên mâm cơm gia đình là biểu tượng của Tết, thì hiện nay, ngày càng nhiều gia đình, nhiều bạn trẻ lựa chọn du lịch xuyên Tết.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.