Huyện Hà Trung ứng dụng công nghệ số trong phát triển kinh tế, xã hội
Nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong hoạt động quản lý, kinh tế, xã hội, huyện Hà Trung đã triển khai nhiều mô hình hoạt động về chuyển đổi số trên cả 3 lĩnh vực: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số trên địa bàn.
Theo đó, để phát triển chính quyền số, UBND huyện chỉ đạo các cơ quan, đơn vị triển khai quy trình xử lý văn bản hoàn toàn trên môi trường mạng, duy trì sử dụng hiệu quả phần mềm quản lý văn bản điều hành hộp thư điện tử công vụ; hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến 3 cấp tỉnh - huyện – xã; Duy trì thực hiện phần mềm một cửa điện tử tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả với các lĩnh vực: Tư pháp hộ tịch; đăng ký kinh doanh; tài nguyên môi trường; văn hóa, thông tin, lao động, thương binh - xã hội, nông nghiệp, giáo dục và đào tạo, nội vụ. Đến nay, UBND huyện đã thực hiện hiệu quả việc trao đổi và xử lý văn bản hồ sơ liên thông giữa chính quyền với người dân và doanh nghiệp được thực hiện trên môi trường mạng; tỷ lệ hồ sơ trực tuyến tiếp nhận và xử lý ở bộ phận "Một cửa" cấp huyện đạt 100%; Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến gồm 2 điểm cầu của UBND huyện, Huyện ủy đảm bảo kết nối liên thông với các điểm cầu của Trung ương, của tỉnh và điểm cầu 20 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Việc tập trung xây dựng chính quyền điện tử trên địa bàn huyện đã góp phần nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, nâng cao chỉ số hài lòng của người dân và doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Hữu Tuân, Công chức văn phòng thống kê xã Hà Bình, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Ủy ban xã đã chỉ đạo bộ phận một cửa tăng cường phân công cán bộ công chức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho công dân theo quy trình. Các thủ tục hành chính được công khai, minh bạch nên Nhân dân đến giải quyết thủ tục hành chính được rút ngắn thời gian, chi phí và đi lại".
Ông Nguyễn Thành Đô, Chủ tịch UBND xã Hà Bình, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Thời gian tới, xã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chính quyền số phục vụ tốt hơn nhu cầu của công dân và doanh nghiệp".
Đối với lĩnh vực phát triển kinh tế số, huyện đã hướng dẫn, khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cập nhật và triển khai hóa đơn điện tử; 100% doanh nghiệp trên địa bàn sử dụng hóa đơn điện tử nộp thuế; hỗ trợ các hợp tác xã, hộ sản xuất tiếp cận, nâng cao kỹ năng, nắm được quy trình tham gia quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm trên kênh thương mại điện tử; cung cấp những kiến thức cơ bản về quy trình tham gia quảng bá, giới thiệu bán hàng trên nền tảng số đa kênh như: tiktok, zalo, facebook. Đến nay trên địa bàn huyện đã có trên 40 sản phẩm hàng hóa, sản phẩm Ocop đăng ký trên sàn thương mại điện tử; có 6 sản phẩm nông nghiệp được dán tem truy suất nguồn gốc. Nhiều sản phẩm occop sau công nhận được các chủ thể đưa lên sàn thương mại điện tử đã có sức mua tăng cao, thị trường tiêu thụ rộng, tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng. Đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn huyện tiếp cận với khoa học kỹ thuật, thiết bị tiên tiến để ứng dụng vào sản xuất, cải tiến mẫu mã, nâng cao giá trị sản phẩm.
Ông Phạm Văn Thăng, Chủ cơ sở sản xuất rượu men lá Thăng Tâm, xã Hà Bình, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Sử dụng công nghệ số giúp cơ sở tiếp cận với nhiều khách hàng, doanh số kinh doanh tăng, địa phương quan tâm phát triển sản phẩm trên nền tảng số".
Điểm nhấn trong xây dựng xã hội số trên địa bàn huyện Hà Trung là đẩy mạnh triển khai Đề án xây dựng mô hình "Camera an ninh, trật tự". Theo đó, các xã, thị trấn đã huy động các nguồn lực để đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin. Lực lượng công an đã tổ chức tuyên truyền, vận động cơ quan, doanh nghiệp và nhân dân chủ động lắp đặt trên 600 mắt camera an ninh trật tự và giám sát trọng tải tại đầu ra các mỏ và giám sát trên các tuyến Quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua địa bàn huyện, được kết nối tập trung về Công an huyện để theo dõi, chỉ đạo điều hành. Việc nhân rộng các mô hình "Camera với an ninh trật tự" đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của quần chúng Nhân dân, phát huy phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa phương.
Trung tá Phạm Thế Đức, Trưởng Công an Thị trấn Hà Trung, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Lực lượng Công an sẽ tiếp tục quản lý sử dụng khai thác hiệu quả hệ thống Camera an ninh, góp phần vào phòng ngừa tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự tại các địa bàn dân cư".
Thời gian tới, cùng với việc đào tạo nguồn nhân lực số; xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách về chuyển đổi số, huyện Hà Trung tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông về chuyển đổi số gắn với thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, đồng thời triển khai kế hoạch xây dựng thí điểm mô hình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu trên địa bàn.
Ứng dụng công nghệ trong kinh doanh vận tải hành khách
Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp vận tải trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý, điều hành, theo dõi phương tiện, lái xe khi tham gia vận tải cũng như việc phục vụ hành khách. Qua đó, góp phần nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh, tiết kiệm chi phí, tăng chất lượng dịch vụ và trải nghiệm của khách hàng.
Tuổi trẻ Thanh Hóa xung kích trong chuyển đổi số
Tích cực, chủ động, sáng tạo và nhạy bén với khoa học - công nghệ, thời gian qua, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh Thanh Hóa đã và đang khẳng định vai trò tiên phong trong việc đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số. Qua đó, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh ở cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Bảo tàng Thanh Hóa chuyển đổi số
Thời gian qua, bằng những giải pháp cụ thể, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã và đang từng bước số hóa hiện vật hiện đang lưu giữ. Từ đó, góp phần thu hút đông đảo công chúng đến tham quan, trải nghiệm.
Thanh Hóa tăng cường chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới
Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới Nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều mô hình, chương trình về chuyển đổi số ở nông thôn. Qua đó, từng bước chuyển đổi số toàn diện, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân.
Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả kinh doanh
Những năm gần đây nhiều đơn vị, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đổi mới, đầu tư nhiều giải pháp công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử để góp phần làm thay đổi phương thức quản lý, điều hành, quy trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm mang lại nhiều tiện ích.
Xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP Thanh Hóa
Nhằm nâng cao giá trị của các sản phẩm OCOP, thời gian qua, bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển các sản phẩm đặc trưng trong tỉnh, các chủ thể, doanh nghiệp, hợp tác xã đã tập trung đăng ký bảo hộ và quản lý hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm của mình. Nhờ đó, thương hiệu của các sản phẩm OCOP được duy trì và phát triển, đồng thời đã tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng.
Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024
Tại Hội nghị ASOCIO Digital Summit 2024 diễn ra tại Nhật Bản, Giải thưởng ASOCIO DX Award 2024 đã được trao cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có những đóng góp xuất sắc trong thúc đẩy chuyển đổi số. Việt Nam có 9 đơn vị được vinh danh tại Giải thưởng này.
Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam
Tại Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) cơ sở Hòa Lạc, Hà Nội vừa diễn ra Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024. Chương trình được tổ chức với với chủ đề "Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu". Đây là điểm đến cho các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bán dẫn và công nghệ, thu hút sự quan tâm lớn từ giới đầu tư và các tổ chức quốc tế.
10 nhà khoa học trẻ xuất sắc được nhận Giải thưởng Quả Cầu Vàng 2024
Tại Hà Nội, Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng. Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng được trao hằng năm cho tối đa 10 cá nhân là những tài năng trẻ không quá 35 tuổi.
Nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0
Bộ Khoa học & Công nghệ vừa phê duyệt chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 "Nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam", nhằm phát triển công nghệ xanh, sạch, tuần hoàn; nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thu hồi, tận dụng, lưu trữ carbon...
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.