ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Kinh nghiệm của Nhật Bản phát triển nguồn nhân lực từ 150 năm trước

Giáo sư Shinichi Kitaoka chia sẻ ý tưởng hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cao từ kinh nghiệm của Nhật Bản, góp phần vào sự phát triển của Việt Nam.

14/09/2018 14:54

Giáo sư Shinichi Kitaoka - Chủ tịch Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) vừa có buổi thuyết trình về “Chính sách phát triển nguồn nhân lực của Nhật Bản thời kỳ Minh Trị Duy Tân, ý nghĩa và tác động của nó đối với sự phát triển của Nhật Bản”. Buổi thuyết trình do Ban Tổ chức Trung ương, Đại sứ quán Nhật Bản và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp tổ chức ngày 14/9, tại Hà Nội.  

Coi trọng việc đào tạo nguồn nhân lực

Chủ tịch JICA khẳng định, Việt Nam và Nhật Bản đã có mối quan hệ thân thiết từ lâu đời. Việt Nam và Nhật Bản đều có tâm thức chung trong ý thức tự chủ, tiếp nhận kiến thức mới một cách có điều kiện, không bị lai căng hay ảnh hưởng bởi các nền văn hóa khác, đặc biệt là Trung Quốc.

Giáo sư Shinichi Kitaoka - Chủ tịch Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) thuyết trình tại Ban Tổ chức Trung ương sáng 14/9.
Giáo sư Shinichi Kitaoka - Chủ tịch Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) thuyết trình tại Ban Tổ chức Trung ương sáng 14/9.

Thời kỳ Minh Trị Duy Tân (năm 1868) tại Nhật Bản là một biến đổi chính trị rất lớn. Sự kiện này đã kết thúc một giai đoạn lịch sử dài hơn 700 năm dưới sự thống trị của dòng họ võ sỹ, Giáo sư Shinichi Kitaoka cho biết, Minh Trị Duy Tân là kết quả của một quá trình đấu tranh, chuyển hóa xã hội diễn ra hết sức nhanh chóng trên quần đảo Nhật Bản, với vai trò quan trọng của chính các võ sỹ có vị thế thấp trong việc xóa bỏ chế độ cầm quyền của chính tầng lớp võ sỹ (hệ thống phong kiến tản quyền tại các địa phương).

“Thời kỳ Minh Trị Duy Tân, Nhật Bản là quốc gia đầu tiên của châu Á đã vận hành đất nước bằng hệ thống Hiến pháp. Công cuộc Minh Trị Duy Tân lúc đó đã đưa Nhật Bản chiến thắng hai cuộc chiến tranh “thoát Á, nhập Âu”. 5 lời thề của Chính phủ Minh Trị năm 1868 là: Phát triển chế độ Nghị viện; Mọi chính sách được quyết định dựa trên việc thảo luận công khai; Tìm kiếm tri thức mới của thế giới nhằm chấn hứng đất nước cũng như nền tảng của chế độ triều đình; “Phế phiên lập huyện” - xóa bỏ tầng lớp võ sỹ cầm quyền cát cứ ở các địa phương và “Phú quốc cường binh” đã tạo ra một quốc gia Nhật Bản giàu có và hùng mạnh”, Giáo sư Shinichi Kitaoka chỉ rõ.

Giáo sư Shinichi Kitaoka cũng khẳng định, chính sách coi trọng việc đào tạo nguồn nhân lực con người đã được Nhật Bản đề xuất từ thời kỳ Minh Trị, thể hiện rất rõ trong chính sách chú trọng việc phổ cập giáo dục phổ thông. Đặc biệt là các cấp tiểu học đã được hình thành từ chính các trường học trong các ngôi chùa do các nhà sư dạy dỗ. Trên cơ sở của các trường học này, kiến thức chung của người Nhật Bản đã được nâng cao, làm cơ sở cho việc giáo dục Phổ thông Trung học và Đại học.

Coi trọng và chia sẻ kiến thức

Một bước đi quan trọng của Nhật Bản trong phát triển nguồn nhân lực thời kì Minh Trị Duy Tân được Giáo sư Shinichi Kitaoka đề cập, đó chính là Nhật Bản khi không có nhiều tiềm lực về tài chính nhưng lại được sự ủng hộ mọi người dân. Toàn thể nhân dân Nhật Bản đã cùng đồng lòng, đồng sức xây dựng các trường học, đặc biệt là các trường cấp Đại học.

“Nhật Bản thời kỳ đó đã mời nhiều Giáo sư người nước ngoài đến thỉnh giảng với chính sách mời gọi, tuyển dụng và coi trọng tài năng của người nước ngoài. Những học sinh tham gia học kiến thức từ các chuyên gia nước ngoài đều chăm chỉ, nhiệt huyết tiếp thu kiến thức một cách tối đa. Chỉ trong một thời gian ngắn, những học sinh này đã trở thành những nhân vật nòng cốt, kế cận để tiếp tục phát triển giáo dục, khoa học công nghệ và là những nhà giáo dục thay thế cho đội ngũ Giáo sư người nước ngoài”, Giáo sư Shinichi Kitaoka chia sẻ.

Theo Giáo sư Shinichi Kitaoka, năm 2018, kỷ niệm 150 năm ngày ra đời thời kỳ Minh Trị Duy Tân, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản đã đưa ra sáng kiến, tạo điều kiện trang bị kiến thức cho những thanh niên có năng lực tại các nước đang phát triển, mới phát triển có nhiều điều kiện hơn trong việc tiếp thu nền học vấn cao hơn.

Các học viên này có quyền lưu học và Nhật Bản tạo điều kiện cho họ có cơ hội để có kiến thức trở về xây dựng đất nước của mình. Chính sách này phát huy tinh thần của Minh Trị Duy Tân 150 năm trước và tinh thần hỗ trợ học vấn này đã được Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đồng ý và tạo điều kiện tốt nhất.

“JICA đã mời các thanh niên trẻ có tiềm năng tại các trường Đại học có tiếng ở Nhật Bản xây dựng, tổ chức các chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho học viên nhiều quốc gia. Một trong những quốc gia đang được Nhật Bản quan tâm đó chính là Việt Nam. Nhật Bản mong muốn cùng Việt Nam đưa ý tưởng này đến thành công, góp phần vào sự phát triển của Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới”, Giáo sư Shinichi Kitaoka cho biết.

Nguyễn Quỳnh/VOV.VN

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Nỗ lực xây dựng tỉnh Thanh Hoá thành trung tâm năng lượng Quốc gia

Nỗ lực xây dựng tỉnh Thanh Hoá thành trung tâm năng lượng Quốc gia

08:45 , 04/05/2024

Xác định phát triển công nghiệp năng lượng là một trong những trụ cột quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội của địa phương, những năm qua, tỉnh Thanh Hoá đã tập trung thu hút và tạo thuận lợi cho các dự án năng lượng đầu tư hoạt động tại địa phương. Mục tiêu của tỉnh là phấn đấu đến năm 2030, trở thành một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước về công nghiệp năng lượng.

Nỗ lực tìm thị trường, giữ nhịp tăng trưởng sản xuất công nghiệp

Nỗ lực tìm thị trường, giữ nhịp tăng trưởng sản xuất công nghiệp

08:37 , 04/05/2024

4 tháng năm 2024 hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá tiếp tục khởi sắc với chỉ sản xuất toàn ngành tăng thêm 17,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong bối cảnh nền kinh tế còn đối diện nhiều khó khăn thách thức, bước sang quý 2/2024, các đơn vị doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đều đang nỗ lực ổn định sản xuất, tìm kiếm khai thác thêm các đơn hàng, thị trường mới, giữ vững đà tăng trưởng sản xuất.

Thanh Hóa: bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trong tháng 4/2024 tăng khá

Thanh Hóa: bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trong tháng 4/2024 tăng khá

16:03 , 03/05/2024

Trong tháng 4/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ước đạt gần 15.600 tỷ đồng, tăng 15,2% so với cùng kỳ; giá trị xuất khẩu ước đạt hơn 545 triệu USD, tăng gần 16%.

Ứng dụng quản trị số cho doanh nghiệp

Ứng dụng quản trị số cho doanh nghiệp

10:03 , 03/05/2024

Quản trị doanh nghiệp tốt là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định thành công của doanh nghiệp. Với sự phát triển của nền công nghiệp 4.0, doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp Thanh Hóa nói riêng cần tiếp cận và áp dụng những nguyên tắc và kỹ năng quản trị hiện đại trên môi trường số. Từ đó, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, tạo động lực để phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh.

VN-Index lấy lại mốc 1.200 điểm, thanh khoản quay lại mức thấp

VN-Index lấy lại mốc 1.200 điểm, thanh khoản quay lại mức thấp

09:23 , 03/05/2024

Thị trường chứng khoán trong nước tuần vừa qua biến động khá mạnh, áp lực bán giảm khiến chỉ số VN-Index hồi phục và đóng cửa trên mốc 1.200 điểm. Thanh khoản giảm mạnh trở lại sau tuần tăng rất mạnh kế trước.

Vốn tín dụng chính sách góp phần giải quyết việc làm cho người dân

Vốn tín dụng chính sách góp phần giải quyết việc làm cho người dân

09:14 , 03/05/2024

Hơn 1.860 tỷ đồng là dư nợ chương trình hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm được triển khai qua hệ thống chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hoá đến nay. Từ nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi này đã tạo điều kiện cho hàng chục nghìn hộ gia đình, thanh niên, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh có cơ hội khởi nghiệp, tạo việc làm, thu nhập ổn định và đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương mình.

Quỹ Hỗ trợ nông dân đã cho vay 15 nghìn tỷ đồng

Quỹ Hỗ trợ nông dân đã cho vay 15 nghìn tỷ đồng

08:50 , 03/05/2024

Bộ Tài chính cho biết, chính sách tín dụng hỗ trợ nông dân, nông thôn thông qua hệ thống Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp đã và đang phát huy hiệu quả. Tổng số vốn cho vay đạt khoảng 15 nghìn tỷ đồng, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội tại khu vực nông thôn.

Sản phẩm tre luồng Thanh Hóa vươn tầm quốc tế

Sản phẩm tre luồng Thanh Hóa vươn tầm quốc tế

23:23 , 02/05/2024

Nắm bắt xu thế phát triển, thời gian qua, các địa phương và các cơ sở sản xuất, chế biến tre, luồng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã nỗ lực tìm kiếm, phát triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm tre, luồng, từng bước giảm sản phẩm thô và hướng tới sản xuất, chế biến, xuất khẩu sản phẩm tinh cho hiệu quả kinh tế cao.

Xuất khẩu hàng hóa có dấu hiệu phục hồi

Xuất khẩu hàng hóa có dấu hiệu phục hồi

16:05 , 02/05/2024

Theo nhận định của Sở Công Thương, xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2024 có dấu hiệu phục hồi so với cùng kỳ.

Quý 2/2024, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam dự báo vẫn duy trì ở mức cao

Quý 2/2024, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam dự báo vẫn duy trì ở mức cao

08:29 , 02/05/2024

Theo các chuyên gia đánh giá, quý II/2024, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam được dự báo vẫn duy trì ở mức cao nhờ nguồn cung đảm bảo, sản phẩm chất lượng, thương hiệu uy tín.