ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Ký ức không quên của một phóng viên chiến trường

Là một trong những phóng viên ảnh đầu tiên có mặt tại Cao Bằng khi cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc đầu năm 1979 nổ ra, ông Trần Mạnh Thường đã chứng kiến, ghi lại sự kiện này bằng ảnh.

16/02/2019 06:14

Nhân dịp đầu Xuân Kỷ Hợi, phóng viên đã có cuộc trò chuyện với phóng viên ảnh Trần Mạnh Thường ở Tuyên Quang - Thủ đô Khu giải phóng, Thủ đô Kháng chiến để hiểu rõ hơn về cuộc chiến đấu ngoan cường, chính nghĩa của quân và dân ta chống lại quân xâm lược phi nghĩa, bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979.

- Khi cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra đầu năm 1979, ông đang công tác ở đâu? Tại sao ông lại có mặt đúng thời điểm quân Trung Quốc tấn công vào nước ta, cụ thể là ở Cao Bằng?

Ông Trần Mạnh Thường: Đầu năm 1979, cuộc chiến tranh biên giới xảy ra nhưng thực tế tôi đã lên biên giới Cao Bằng từ tháng 10/1978, vì khi đó Trung Quốc gây hấn ở biên giới nước ta. 

Trước tình hình này, Ban Tuyên huấn Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) có chủ trương đưa văn nghệ sỹ lên biên giới để tuyên truyền chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, vận động nhân dân không nghe theo địch.

Khi ấy, tôi đang công tác tại Nhà xuất bản Văn hóa, là phóng viên ảnh, cùng hai Nhạc sỹ Phó Đức Phương, Thái Cơ và Họa sỹ Doãn Chung được chọn để lên Cao Bằng.

Đến Tết Nguyên đán năm đó, chúng tôi được về nhà. Đúng ngày 16/2/1979, tôi mua vé máy bay khứ hồi lên Cao Bằng (lúc đó Cao Bằng có sân bay đỗ được máy bay cánh quạt). Tuy nhiên, nhân viên bán vé cho biết chỉ có vé 1 chiều, không có vé khứ hồi nên tôi đoán là chiến tranh có thể xảy ra. Lên đến Cao Bằng, tôi ra biên giới luôn. 

Tối hôm đó, tôi đã có mặt ở huyện Hòa An. Sáng hôm sau, tức ngày 17/2/1979, Trung Quốc xua quân, cùng hơn 30 xe tăng đánh vào đây. Nhờ đến sớm, tôi đã chụp lại được cảnh quân Trung Quốc tràn qua biên giới, tấn công xâm lược tỉnh Cao Bằng.

Ông Trần Mạnh Thường năm nay đã 81 tuổi nhưng trông vẫn khỏe mạnh, nhanh nhẹn, hoạt bát. (Ảnh: Quang Đán/TTXVN).
 
Chiếc xe tăng của giặc đã bị quân ta đánh gục ngay loạt đạn đầu tiên tại bản Sẩy, Hòa An, Cao Bằng. (Ảnh: Trần Mạnh Thường/TTXVN)

- Ông có mặt tại Cao Bằng vào thời điểm xảy ra chiến tranh biên giới năm 1979, xin ông chia sẻ kỷ niệm đáng nhớ nhất trong quá trình tác nghiệp?

Ông Trần Mạnh Thường: Mặc dù diễn ra trong thời gian ngắn (tính từ 17/2 đến ngày 5/3/1979, khi Trung Quốc rút quân) nhưng đối với tôi và những người tham gia, chứng kiến thì đây cuộc chiến tranh vô cùng khốc liệt. Tuy nhiên, cuộc chiến cũng cho thấy tinh thần đoàn kết, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì Tổ quốc của quân và dân ta tại Cao Bằng vô cùng to lớn. Khi có chiến tranh, loạn lạc, tình đồng chí, đồng đội, quân dân… càng được thể hiện rõ.

Kỷ niệm nhớ nhất đó là trên đường tác nghiệp tôi thấy một em bé khoảng 3 tuổi ngồi khóc bên người mẹ đang nằm bất động, máu loang lổ đầy người. Cùng lúc đó, một chiếc xe commăngca chạy đến bỗng đỗ lại, một cô bộ đội khoác súng AK trên vai, lưng quàng ba lô, nhảy xuống xe bế em bé lên đưa về tuyến sau. Mẹ của em bé cũng được bộ đội đưa đi cấp cứu ở quân y viện dã chiến. Tôi đã chụp bức ảnh cô bộ đội bế em bé đó. Bức ảnh được đăng trên Báo Nhân dân ngay sau đó.

Đến năm 2016, sau 37 năm, phóng viên Mai Thanh Hải, Báo Thanh Niên đã tìm được cô bé đó tên là Hoàng Thị Hiền, đã 40 tuổi. Sau đó, phóng viên Báo Thanh Niên tiếp tục tìm được cô bộ đội bế em bé là bà Bùi Thị Mùi, ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ… 

Hình ảnh xúc động về cô bộ đội (bà Bùi Thị Mùi), em bé (Hoàng Thị Hiền) hội ngộ cùng tác giả chụp bức ảnh đó (nhiếp ảnh gia Trần Mạnh Thường) sau 37 năm tại cầu Tài Hồ Sìn (xã Bạch Đằng, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng) đúng ngày kỷ niệm 72 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam đã gây xúc động mạnh. Báo chí gọi đó là một trong những “Bức ảnh đi cùng năm tháng.”

Sau 37 năm, ba nhân chứng lịch sử nói trên được hội ngộ trên cây cầu từng là chiến trường xưa để kể những ký ức đẹp về tình quân dân thắm thiết.

Không chỉ bức ảnh nổi tiếng nói trên, trong Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới thiêng liêng phía Bắc, nhiếp ảnh gia Trần Mạnh Thường là người duy nhất chụp được một số ảnh xe tăng quân xâm lược bị quân dân ta tiêu diệt và bắt sống tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng cách đây 40 năm.

Những ảnh đó từng được giải nhất cuộc triển lãm ảnh "Toàn dân bảo vệ Tổ quốc" do Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch), TTXVN, Báo Nhân dân, Hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam đồng tổ chức. Ngoài ra, những bức ảnh đó cũng đoạt giải Nhất "Ảnh thời sự" Báo Nhân dân năm 1979.

- Như ông đã nói cuộc chiến khi đó vô cùng khốc liệt, vậy ông đã tác nghiệp như thế nào để vừa đảm bảo được an toàn cho bản thân vừa chụp lại được những bức ảnh thời sự mang tính lịch sử?

Ông Trần Mạnh Thường: Tôi cũng như rất nhiều phóng viên thời đó gặp khó khăn trong tác nghiệp bởi trang thiết bị lạc hậu. Hành trang tôi mang theo khi đi tác nghiệp chỉ có một chiếc máy ảnh Zenit và 20 cuộn phim. 

Tôi may mắn hơn đồng nghiệp khác là đến sớm nên chụp lại được những hình ảnh đầu tiên khi quân địch tấn công vào nước ta, cụ thể là ở Cao Bằng. 

Mặc dù, tình hình rất cam go, nhưng dường như lòng tự tôn dân tộc, tình yêu đất nước đã ngấm ở trong máu thịt mình từ lâu… nên khi đó tôi không suy nghĩ nhiều đến chuyện sống chết của bản thân mà chỉ nghĩ làm thế nào để có thể chụp được những bức ảnh phản ánh sự kiện xâm lược phi nghĩa, tàn bạo của quân xâm lược, sự chiến đấu ngoan cường của quân dân ta, sự thất bại nhục nhã của quân Trung Quốc đang diễn ra.

Trong suốt quá trình tác nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của hai chiến sĩ Công an Biên phòng và nhân địa phương. Họ đã giúp tôi đi khắp chiến trường Cao Bằng, chủ yếu là đi bộ băng rừng, vượt suối vào ban đêm. 

Từ Thông Nông qua đèo Mã Quỷ đến Trà Lĩnh, từ Trùng Khánh qua đèo Mã Phục đến Hòa An, thị xã Cao Bằng, tôi đã chụp được những bức ảnh độc nhất vô nhị, phản ánh về cuộc chiến, cố gắng cao nhất hoàn thành nhiệm vụ được giao.

 
Bức ảnh “Cô bộ đội (Bùi Thị Mùi) và em bé (Hoàng Thị Hiền)” do ông Trần Mạnh Thường chụp ngày 17/2/1979 tại cầu Tài Hồ Sìn (xã Bạch Đằng, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng). (Ảnh: Trần Mạnh Thường/TTXVN)

- Điều gì khiến ông cảm thấy tự hào nhất khi được tham gia tác nghiệp trong cuộc chiến chống quân xâm lược của quân và dân ta bảo vệ biên giới phía Bắc?

Ông Trần Mạnh Thường: Việt Nam là dân tộc yêu hòa bình, không người dân nào muốn có chiến tranh. Tuy nhiên, khi đất nước bị xâm lăng, mỗi người dân đều phải có trách nhiệm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Tôi tự hào vì mình đã làm được điều đó. Năm ấy, phóng viên được ví như những người lính trên mặt trận truyền thông. Thay vì cầm súng, chúng tôi cầm bút, cầm máy ảnh để ghi lại, phản ánh sự thật để chuyển đến công chúng. 

Tôi tự hào vì đã chụp được những bức ảnh nói lên tội ác, sự tàn phá dã man của quân xâm lược Trung Quốc ở nơi chúng đi qua; tính chính nghĩa, tinh thần chiến đấu kiên cường, anh dũng của quân và dân ta. 

Đặc biệt, tôi đã kịp ghi lại hình ảnh ngoan cường của dân quân tự vệ, bộ đội địa phương Cao Bằng đập tan các cuộc tấn công của kẻ thù, tình cảm keo sơn, gắn bó của đồng chí, đồng bào ta trước họa ngoại xâm. Sự thất bại của kẻ thù, sự thắng lợi vẻ vang của quân và dân ta, hàng chục chiếc xe tăng của địch bị ta bắn cháy, hàng trăm tên địch bị bắt làm tù binh…

Bên cạnh đó, những bức ảnh tôi chụp cũng nói lên sự nhân đạo của quân và dân ta. Mặc dù bắt được kẻ xâm lược làm tù binh, những người bị thương, ta vẫn tận tình cứu chữa, chăm sóc…

- Đến nay, đã 40 năm sau Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, là nhân chứng sống khi đó, ông mong muốn điều gì trong hiện tại và tương lai?

Ông Trần Mạnh Thường: Theo tôi, Cuộc chiến đấu ở biên giới phía Bắc năm 1979, chống quân Trung Quốc xâm lược bảo vệ biên cương Tổ quốc là một trong những mốc son lịch sử chói lọi dưới thời đại Hồ Chí Minh. Phải khẳng định việc Trung Quốc xua quân đi xâm lược là phi nghĩa, Cuộc chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc đầu năm 1979 của quân dân ta là chính nghĩa, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là nghĩa vụ thiêng liêng nhất của mọi người dân đất Việt.

Vì vậy, tôi mong muốn mốc son lịch sử này được đưa vào trong sách giáo khoa lịch sử ở các cấp học từ phổ thông đến đại học để thế hệ trẻ hôm nay và mai sau biết rõ về bản chất Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, hiểu cuộc chiến đấu này là cuộc chiến tự vệ chính đáng của dân tộc ta. Từ đó, phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc để luôn đoàn kết, nỗ lực bảo vệ chủ quyền và xây dựng đất nước ngày càng phát triển bền vững...

- Trân trọng cảm ơn ông!

Theo Vietnamplus

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Bản tin Tài chính - Thị trường ngày 03/5/2024

Bản tin Tài chính - Thị trường ngày 03/5/2024

14:02 , 03/05/2024

Mời quý vị và các bạn theo dõi bản tin Tài chính - Thị trường của Đài phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa.

Video: Dự báo thời tiết khu vực tỉnh Thanh Hóa đêm 03/5, ngày 04/5/2024

Video: Dự báo thời tiết khu vực tỉnh Thanh Hóa đêm 03/5, ngày 04/5/2024

12:12 , 03/05/2024

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Thanh Hóa, đêm 03/5, ngày 04/5/2024, thời tiết các khu vực trên địa bàn tỉnh mây thay đổi, đêm có mưa rào và dông rải rác, ngày trời nắng, có nơi nắng nóng, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi. Gió Đông Nam cấp 2, cấp 3.

Huyền thoại đèo Pha Đin

Huyền thoại đèo Pha Đin

10:38 , 03/05/2024

Nằm giáp ranh giữa 2 hai tỉnh Sơn La và Điện Biên, Pha Đin hay còn gọi là Phạ Đin theo tiếng địa phương được mệnh danh là một trong tứ đại đỉnh đèo ở Việt Nam. Cách đây tròn 70 năm, tuyến đèo này là con đường trọng yếu nối hậu phương với chiến trường Điện Biên Phủ. Nơi đây đã ghi dấu ý chí anh dũng, kiên cường vượt qua mọi gian khổ, hiểm nguy của thế hệ cha anh để viết nên trang sử vàng Điện Biên Phủ hào hùng của dân tộc.

Thanh Hoá: Tai nạn giao thông tăng trong kỳ nghỉ lễ

Thanh Hoá: Tai nạn giao thông tăng trong kỳ nghỉ lễ

10:35 , 03/05/2024

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh ổn định, không xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông và đua xe trái phép. Tuy nhiên, số vụ tai nạn giao thông và vi phạm nồng độ cồn vẫn gia tăng.

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

10:30 , 03/05/2024

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 43 năm 2024, quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.

Quan Hóa: Huy động gần 247 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Quan Hóa: Huy động gần 247 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

10:25 , 03/05/2024

Từ năm 2021 đến tháng 4 năm 2024, huyện Quan Hoa, tỉnh Thanh Hóa đã huy động gần 247 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới.

Phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

10:06 , 03/05/2024

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.

Ứng dụng quản trị số cho doanh nghiệp

Ứng dụng quản trị số cho doanh nghiệp

10:03 , 03/05/2024

Quản trị doanh nghiệp tốt là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định thành công của doanh nghiệp. Với sự phát triển của nền công nghiệp 4.0, doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp Thanh Hóa nói riêng cần tiếp cận và áp dụng những nguyên tắc và kỹ năng quản trị hiện đại trên môi trường số. Từ đó, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, tạo động lực để phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Thúc đẩy xây dựng chính quyền điện tử cấp xã

Thúc đẩy xây dựng chính quyền điện tử cấp xã

10:01 , 03/05/2024

Tỉnh Thanh Hóa đang tập trung đẩy mạnh chuyển đối số trên cả 3 trụ cột chính là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Trong đó, chính quyền số là trụ cột đầu tiên được xây dựng trên nền tảng chính quyền điện tử. Hiện nay, các xã, phường, thị trấn trong tỉnh đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số. Qua đó, góp phần xây dựng nền hành chính hiện đại, minh bạch, hiệu quả.

Đề nghị truy tố 10 bị can trong đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là nước giặt, nước rửa bát

Đề nghị truy tố 10 bị can trong đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là nước giặt, nước rửa bát

09:56 , 03/05/2024

Sau một thời gian điều tra, xác minh, làm rõ, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Nghi Sơn đã hoàn tất hồ sơ đề nghị truy tố 10 bị can trong đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là nước giặt, nước rửa bát mang nhãn hiệu Thái Lan.