ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Mùa lễ hội yên ắng và khoảng lặng cần thiết

Việc dừng tổ chức lễ hội để phòng, chống dịch COVID-19, bảo vệ sức khỏe cộng đồng khiến không ít người bị ảnh hưởng tâm lý. Tuy nhiên, đây là khoảng lặng cần thiết để điều chỉnh lại văn hoá đi lễ của người dân.

03/03/2021 10:20

 

Chùa Trấn Quốc (Hà Nội). Ảnh VGP/Nhật Thy
Chùa Trấn Quốc (Hà Nội). Ảnh VGP/Nhật Thy

Mùa xuân là mùa cao điểm của các lễ hội, nhưng hai năm gần đây, trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhiều tỉnh, thành phố đã hạn chế đến mức thấp nhất hoặc dừng tổ chức các hoạt động lễ hội, đóng cửa các di tích, cơ sở thờ tự, tôn giáo, tránh tập trung đông người để giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Hàng loạt lễ hội lớn trong cả nước như lễ hội chùa Hương, chùa Bái Ðính, chùa Tam Chúc, Yên Tử, khai ấn đền Trần, chợ Viềng, lễ hội Gióng… đã tuyên bố dừng tổ chức hoặc không khai hội.

Nhiều người bày tỏ tiếc nuối, bởi lễ hội là một trong những phương cách trao truyền giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã được các thế hệ chắt chiu, gìn giữ. Lễ hội tạm hoãn còn gây ảnh hưởng đến thu nhập không chỉ của người dân, mà còn kinh tế địa phương và đất nước.

Trao đổi với Báo Văn hóa, PGS.TS. Bùi Hoài Sơn (Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam) cho rằng, khi không thể đi lễ hội, đến với các cơ sở thờ tự chắc chắn sẽ khiến không ít người bị ảnh hưởng tâm lý. Việc đi lễ đầu năm là một phong tục tốt đẹp vì nó giúp cho chúng ta có tâm an, hướng con người đến Chân - Thiện - Mỹ, giúp giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc, có ích cho sự phát triển văn hoá chung của đất nước. Dù vậy, do tất cả đều là niềm tin tâm linh, tín ngưỡng, mang tính chủ quan và trải nghiệm cá nhân nên chúng ta có thể thay đổi những hình thức thực hành tín ngưỡng sao cho phù hợp với bối cảnh xã hội hiện tại.

PGS.TS. Bùi Hoài Sơn cũng chỉ ra rằng, trong nhiều năm qua, việc đi lễ đầu năm đã gây ra một số phàn nàn khi nhiều người bỏ bê công việc, tốn kém tiền bạc, tụ tập say sưa, là điều kiện để phát sinh các hoạt động mê tín dị đoan. Một số ít cơ sở thờ tự lợi dụng đức tin của người dân để trục lợi. Bởi thế, khoảng lặng này là cần thiết để chúng ta chấn chỉnh lại văn hoá đi lễ của người dân.

Bên cạnh đó, Việt Nam đang trong giai đoạn chống dịch COVID-19, khi cả nước đang chung tay đẩy lùi dịch bệnh để cuộc sống sớm trở lại bình thường thì hành vi đi lễ của người dân cũng cần thể hiện trách nhiệm đạo đức với xã hội. Nguyên tắc 5K của ngành y tế phải được tuyệt đối chấp hành khi tham gia các hoạt động tín ngưỡng, tâm linh.

Để đáp ứng nhu cầu của người dân vào dịp đầu xuân, nhiều cơ sở thờ tự đã thử nghiệm tổ chức các nghi lễ Phật giáo như cầu an, cúng dường, công đức bằng hình thức online. Hình thức này này không phải là mới trên thế giới khi Trung Quốc, Singapore cũng đã tiên phong thử nghiệm. Điều này thích hợp trong bối cảnh khoa học kỹ thuật phát triển khi chúng ta đang sống trong xã hội số, có một nền kinh tế số, với những công dân số, và thực hành văn hoá số.

Trao đổi với báo Tuổi trẻ, Thượng tọa Thích Không Nhiên (Thừa Thiên -Huế) cho biết: Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, các lễ hội văn hóa tâm linh hạn chế tổ chức, đương nhiên người dân ít nhiều sẽ bị thiệt thòi trong việc tiếp cận, tham dự các sinh hoạt văn hóa tâm linh. Nhưng chính hoàn cảnh dịch bệnh hôm nay cũng là một cơ hội để cho người dân, sau một quá trình quá tải về lễ hội đầu xuân như dư luận đã nói, trở thành dịp để người ta trở về nhà, nối kết gia đình.

Lâu nay người ta hướng ra, dịp này là cơ hội để hướng vào nếp sống tâm linh của từng gia đình, có sự nối kết; đó cũng là cách để cân bằng lại đời sống văn hóa tâm linh trong cộng đồng.

Về phía Phật giáo, những lễ hội liên quan đến Phật giáo không được tổ chức trong hoàn cảnh dịch bệnh thì không có nghĩa về mặt ước nguyện và năng lượng lành hạn chế, không lan tỏa. Hoàn cảnh hiện nay cũng chính là dịp để phía Phật giáo giảm bớt những tổ chức phần hội bên ngoài, tập trung nhiều hơn những thời khóa lễ tụng cầu nguyện để chuyển năng lượng lành đến cho xã hội. Ở góc độ này, điều đó rất giá trị.

Theo Nhật Thy/Cổng TTĐT Chính phủ


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Kỷ niệm 599 năm ngày mất của Hoàng Thái hậu Phạm Thị Ngọc Trần

Kỷ niệm 599 năm ngày mất của Hoàng Thái hậu Phạm Thị Ngọc Trần

23:18 , 02/05/2024

Sáng ngày 2/5, xã Xuân Hòa, huyện Thọ Xuân đã tổ chức Lễ hội Đền thờ Hoàng Thái hậu Phạm Thị Ngọc Trần năm 2024, kỷ niệm 599 năm ngày mất của bà (24/3 Ất Tỵ 1425 - 24/3 Giáp Thìn 2024).

Thanh Hóa đứng đầu về doanh thu du lịch trong dịp lễ 30/4 - 1/5

Thanh Hóa đứng đầu về doanh thu du lịch trong dịp lễ 30/4 - 1/5

21:20 , 02/05/2024

Trong 5 ngày nghỉ Lễ 30/4 - 01/5 (từ 27/4 đến 01/5/2024), ngành du lịch ước phục vụ khoảng 8,0 triệu lượt khách, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó có khoảng 3,6 triệu lượt khách có lưu trú.

Thanh Hóa đón 1,5 triệu lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 01/5

Thanh Hóa đón 1,5 triệu lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 01/5

18:00 , 01/05/2024

Theo thông tin của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ từ 27/4 đến 01/5, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đón tăng trưởng kỷ lục, vượt mục tiêu đề ra của địa phương với khoảng trên 1,5 triệu lượt khách, tăng 27,3% so với dịp nghỉ lễ cùng kỳ năm 2023; tổng thu du lịch đạt trên 3,8 nghìn tỷ đồng, tăng 32,8% so với dịp nghỉ lễ cùng kỳ năm 2023.

Sức hút từ "Tuần văn hóa thành phố Thanh Hóa – thành phố Hội An"

Sức hút từ "Tuần văn hóa thành phố Thanh Hóa – thành phố Hội An"

14:00 , 01/05/2024

Diễn ra từ ngày 26/4 đến 01/5, Tuần văn hóa thành phố Thanh Hóa – thành phố Hội An" năm 2024 đã thu hút đông đảo các tầng lớp Nhân dân và du khách.

Gia tăng lượng khách du lịch tại các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh

Gia tăng lượng khách du lịch tại các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh

20:16 , 30/04/2024

Kỳ nghỉ lễ 5 ngày, tại các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh, lượng khách du lịch tăng cao đột biến. Tuy nhiên, do có sự chuẩn bị trước về cơ sở vật chất, nhân lực và các điều kiện cần thiết khác nên hoạt động dịch vụ đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu của du khách.

Chiếu cói Quảng Xương

Chiếu cói Quảng Xương

10:28 , 30/04/2024

Thanh Hoá là vùng đất có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng, trong đó đặc biệt có nghề dệt chiếu cói. Và nhắc đến chiếu cói, bên cạnh những địa phương như Nông Cống, Nga Sơn thì Quảng Xương cũng là một miền quê có sản lượng lớn chiếu cói lớn được xuất khẩu. Từ lâu, những đôi chiếu Quảng Xương đã đi muôn nơi và trở thành vật biểu trưng cho niềm hạnh phúc lứa đôi.

Truyền hình trực tiếp Khai mạc Lễ hội du lịch biển 2024 "Hải Tiến - Biển hát khúc tình ca"

Truyền hình trực tiếp Khai mạc Lễ hội du lịch biển 2024 "Hải Tiến - Biển hát khúc tình ca"

20:14 , 29/04/2024

Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh TTV và Livestream trên Fanpage và kênh Youtube của Đài PTTH Thanh Hóa

Các huyện miền núi hấp dẫn du khách trong dịp lễ 30/4, 1/5

Các huyện miền núi hấp dẫn du khách trong dịp lễ 30/4, 1/5

19:39 , 29/04/2024

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, ngoài những bãi tắm đẹp, những khu nghỉ dưỡng cao cấp hay những khu vui chơi sôi động, nhiều du khách đã lựa chọn các khu, điểm du lịch cộng đồng tại các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hoá cho kỳ nghỉ của mình. Đây là cơ hội để loại hình du lịch này được du khách trong và ngoài nước biết đến nhiều hơn.

Khai trương Chợ du lịch - Chợ đêm Hải Tiến

Khai trương Chợ du lịch - Chợ đêm Hải Tiến

16:01 , 29/04/2024

Tối 28/4, tại Khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến, huyện Hoằng Hoá, Công ty Đầu tư và Du lịch Hải Tiến đã tổ chức lễ khai trương Chợ du lịch - chợ đêm Hải Tiến, đánh dấu mốc chợ chính thức đi hoạt động từ đầu mùa hè 2024.

Thanh Hoá hút khách du lịch trong 2 ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ

Thanh Hoá hút khách du lịch trong 2 ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ

16:00 , 29/04/2024

Trong hai ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ, thời tiết khá thuận lợi nên hầu hết các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là các khu du lịch biển đã thu hút rất đông du khách đến tham quan, vui chơi và nghỉ dưỡng.