Nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ
Sản xuất hữu cơ đang là hướng phát triển của nhiều địa phương, nhằm xây dựng nền nông nghiệp an toàn, bền vững. Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã được các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đẩy mạnh thực hiện, tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, ít gây tác động xấu cho môi trường. Các mô hình này cần được nhân rộng trong thời gian tới.
Sau nhiều năm sử dụng phân bón hóa học hoặc phân bón hữu cơ mua từ các công ty, gần đây, Hợp tác xã sản xuất thương mại nông nghiệp sạch Hoằng Đạo, huyện Hoằng Hóa đã vận động, hướng dẫn các hộ thành viên và bà con nông dân tự ủ phân hữu cơ để canh tác rau màu và cây ăn quả. Điều này giúp tiết kiệm chi phí vật tư nông nghiệp, tăng tỷ lệ phân hữu cơ tự sản xuất, giảm phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật. Đây cũng là hướng đi, cách làm để Hợp tác xã dần thoát khỏi ảnh hưởng của biến động giá cả thị trường vật tư nông nghiệp.
Bà Lê Thị Quyên, Giám đốc HTX sản xuất thương mại nông nghiệp sạch Hoằng Đạo, huyện Hoằng Hoá cho biết: "Chúng tôi nhận thấy sản xuất Nông nghiệp hữu cơ an toàn hơn, cây trồng có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, đảm bảo an toàn và sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đấy."
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là hình thức sản xuất có quy trình chặt chẽ, bảo đảm hệ sinh thái, loại bỏ việc sử dụng phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu và các hóa chất điều tiết sự tăng trưởng của cây trồng, vật nuôi. Với quy chuẩn nghiêm ngặt này, các mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ đã góp phần hạn chế thoái hóa đất, tăng giá trị sản xuất trên cùng đơn vị diện tích. Hạch toán cho thấy, sản xuất lúa hữu cơ chi phí đầu tư cao, 4,6 triệu đồng/ha so với sản xuất lúa sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hóa học, nhưng giá bán cao hơn 1.200 đồng/kg.
Sau khi trừ chi phí, sản xuất lúa hữu cơ thu lợi nhuận hơn 35 triệu đồng/ha, cao hơn sản xuất lúa thông thường 2,5 triệu đồng/ha. Sản xuất rau hữu cơ cũng thu lãi cao hơn so với diện tích đối chứng 22,5 triệu đồng/ha…
Theo Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hoá, trên địa bàn tỉnh hiện đã có 120 ha sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, trong đó nhiều mô hình được chuyển giao từ Viện nông nghiệp Thanh Hóa cho năng suất, chất lượng vượt trội.
Ông Trần Văn Chung, Phó trưởng phòng NN&PTNT, UBND huyện Quảng Xương cho biết: "Đối với công tác phát triển các mô hình Nông nghiệp hữu cơ, huyện đã rất chú trọng. Có nhiều mô hình thu nhập cao vượt trội, nhiều mô hình mang lại giá trị cao để nông dân học hỏi nhân rộng."
Theo Tiến sĩ Nguyễn Đình Hải, Viện trưởng Viện nông nghiệp Thanh Hoá: "Viện đã tăng cường nghiên cứu nhiều loại giống cây con đạt tiêu chuẩn chuyển giao cho các địa phương sản xuất, đây là hướng đi đúng."
Từ nay đến năm 2025, Thanh Hoá phấn đấu có gần 200 ha sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, từng bước làm thay đổi phương thức sản xuất và cung cấp nông sản an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng.
Để tiếp tục mở rộng vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, thời gian tới, ngành nông nghiệp Thanh Hoá sẽ tăng cường xây dựng các mô hình đạt chứng nhận chất lượng hữu cơ trong trồng trọt và chăn nuôi, để làm cơ sở ban hành quy trình sản xuất hữu cơ chung cho toàn tỉnh.
VinaPhone chính thức thương mại hóa 5G, phủ sóng 63 tỉnh thành
Tập đoàn VNPT đã công bố chính thức cung cấp dịch vụ VinaPhone 5G siêu tốc độ, siêu trải nghiệm. Hoạt động trên băng tần 3.700 – 3.800 MHz với lợi thế băng thông lớn, độ trễ thấp, tốc độ thương mại của VinaPhone 5G có thể lên đến 1,5 Gbps gấp 10-20 lần 4G.
Ứng dụng công nghệ số vào quản lý và hoạt động giáo dục mầm non
Hiện nay việc ứng dụng công nghệ số trong hoạt động tại các trường mầm non đã trở nên phổ biến. Nhiều cơ sở giáo dục mầm non đã lựa chọn một giải pháp số mang tính tổng thể nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và tăng sự tương tác giữa phụ huynh – nhà trường.
Đổi mới dạy và học trên nền tảng ứng dụng công nghệ
Những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành và trong giảng dạy đã được ngành giáo dục triển khai tích cực, từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin, đội ngũ giáo viên đã chủ động về việc cung cấp kiến thức, kỹ năng cho học sinh bằng nhiều hình thức, hoát ly được các bản giáo án giấy khô khan, thay vào đó là các giáo án điện tử, các bài giảng điện tử sinh động, phong phú, hấp dẫn. Bên cạnh đó, các tiết học và các hoạt động giáo dục với sự hỗ trợ của công nghệ đã giúp cho học sinh có hứng thú với học tập, gia tăng tính sáng tạo cá nhân.
Chợ truyền thống thích ứng thời kỳ công nghệ số
Kinh doanh thương mại điện tử cùng với sự bùng nổ của các siêu thị đã khiến cho hoạt động kinh doanh tại các chợ truyền thống gặp một số khó khăn. Để bắt nhịp với xu thế mới, những tiểu thương kinh doanh tại các chợ truyền thống đang từng bước thay đổi, tiếp cận thêm với các nền tảng công nghệ để thu hút khách hàng.
Các trang trại ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 1500 trang trại. Thời gian qua, nhiều trang trại đã áp dụng công nghệ, chuyển đổi số quản lý, vận hành và sản xuất, kinh doanh. Qua đó tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động và là cơ hội để thay đổi tư duy sản xuất từ nhỏ lẻ, manh mún sang nền nông nghiệp tiên tiến, hiện đại.
Những doanh nhân trẻ đam mê công nghệ
Năng động, dám nghĩ, dám làm, nhiều bạn trẻ trên địa bàn Thanh Hóa đã mạnh dạn thành lập doanh nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh. Qua đó, tạo việc làm cho nhiều lao động, đồng thời từng bước khẳng định vị thế trên thương trường.
Chuyển đổi số trong khai thác cảng biển
Những năm gần đây, các doanh nghiệp khai thác cảng biển tại hệ thống cảng biển Nghi Sơn, Thanh Hóa đã và đang nỗ lực chuyển đổi số trong hoạt động; nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
10 “ý tưởng sáng tạo về chuyển đổi số cho thích ứng biến đổi khí hậu” lọt vào vòng Chung kết
Trải qua 2 vòng thi thuyết trình, Ban tổ chức Cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo về chuyển đổi số cho thích ứng biến đổi khí hậu” đã chọn được 10 ý tưởng xuất sắc nhất vào vòng chung kết.
Trong năm 2024, trình duyệt Cốc Cốc đã cùng người dùng Việt khám phá gần 10 tỷ trang web
Trong năm 2024, trình duyệt Cốc Cốc đã cùng người dùng Việt khám phá gần 10 tỷ trang web. Trung bình, mỗi người dùng ghé thăm 67 trang web trong năm.
Ý tưởng sáng tạo về chuyển đổi số thích ứng biến đổi khí hậu
Sau gần 2 tháng phát động, cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo về chuyển đổi số cho thích ứng biến đổi khí hậu” đã thu hút được sự quan tâm, tham gia đông đảo của sinh viên trường Đại học Hồng Đức.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.