ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Nhật Bản bị thiệt hại 6 tỷ USD khi Olympic 2020 bị hoãn do Covid-19

Quyết định mang tính lịch sử khi hoãn lại thế vận hội 2020 tại Tokyo do đại dịch Covid-19 chắc chắn sẽ giáng một đòn nặng nề vào kinh tế Nhật Bản.

26/03/2020 14:49

Nhật Bản đã bỏ ra bao nhiêu để chuẩn bị Thế vận hội?

 

Nhật Bản bị thiệt hại 6 tỷ USD khi Olympic 2020 bị hoãn do Covid-19 - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Biểu tượng Olympic Games tại Tokyo (Nguồn: variety.com)

Vào cuối năm 2019, những nhà tổ chức của thế vận hội đã ước tính tổng chi phí chuẩn bị rơi vào khoảng 12,6 tỷ USD.

Trong đó, Tokyo sẽ chi trả 597 tỷ yen, Ủy ban tổ chức sự kiện Nhật Bản đóng góp 603 tỷ yen và chính phủ đồng ý trợ cấp 150 tỷ yen.

Nhưng con số thật sự mà quốc gia này phải chi trả đang là một đề tài nóng khi một báo cáo kiểm toán được công bố rộng rãi ước tính chi tiêu của chính phủ quốc gia từ giá thầu năm 2013 đến 2018 ở mức 1.06 nghìn tỷ yên, gần gấp 10 lần ngân sách.

Các nhà kinh doanh Nhật Bản cũng đã đổ tiền vào việc tài trợ cho sự kiện, ước tính con số kỉ lục lên đến 348 tỷ yen ($3,3 tỷ)

Tuy nhiên, con số này chưa bao gồm đến những hợp đồng được kí giữa các công ty lớn và Ủy ban Olympic quốc tế về việc tài trợ cho kì thế vận hội này. Trong đó có các đế chế khổng lồ của Nhật Bản như hãng xe Toyota, hãng sản xuất phụ tùng ô tô Bridgestone và đế chế điện tử Panasonic.

“ Chính sách cơ bản cho việc hoãn thế vận hội đã được quyết định hôm nay. Chúng ta sẽ chịu tổn thất chính xác là bao nhiêu sau khi có quyết định hoãn Olympic Tokyo 2020? Điều này sẽ được thảo luận giữa IOC, ban tổ chức và chính quyền Tokyo. Nhưng tôi cũng phải khẳng định rằng đây thực sự là một khó khăn.”, ông Toshiro Muto, Giám đốc điều hành Ủy ban tổ chức Olympic Tokyo 2020 chia sẻ với truyền thông.

Những ngành nào sẽ bị ảnh hưởng ?

 

Nhật Bản bị thiệt hại 6 tỷ USD khi Olympic 2020 bị hoãn do Covid-19 - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Người dân Nhật Bản lo lắng trong dịch bệnh Covid-19

Theo như những nhà phân tích tại Capital Economics, việc hoãn Thế vận hội sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế Nhật Bản được đánh giá bằng những khoản chi trước đây.

Đó là những hệ quả của những khoản kinh phí, hầu hết được sử dụng để xây dựng những nhà thể chất mới do chính phủ chi trả trong những năm gần đây.

Tuy nhiên, việc trì hoãn này sẽ ảnh hưởng đến ngành du lịch cũng như các ngành dịch vụ, những ngành đã phải chịu những áp lực rất lớn sau khoản thu thuế tăng đột biến trong năm ngoái.

Ngành du lịch của Nhật đã chịu nhiều tổn thất trước khi dịch bệnh Covid-19 lây lan nhanh chóng, do những ảnh hưởng ngoại giao giữa Nhật với Hàn Quốc, tạo nên một làn sóng tẩy chay mạnh mẽ. Du khách đến từ Hàn Quốc trước đó đứng thứ 2 trong tổng số du khách du lịch đến Nhật Bản, chỉ xếp sau Trung Quốc.

Cộng thêm việc dịch bệnh lây lan, Nhật Bản đã nhìn thấy rõ mức sụt giảm trong số lượng du khách từ Hàn Quốc vàTrung Quốc. Du khách từ hai quốc gia này chiếm gần nửa 31,9 triệu du khách nước ngoài tới Nhật Bản vào năm 2019.

Những số liệu chính thức cho thấy chỉ riêng trong tháng Hai, lượng du khách nước ngoài đến Nhật giảm đến 58,3% so với cùng kì năm ngoái, đặc biệt giảm 87,9% du khách Trung Quốc.

Nhật Bản là một đất nước công nghiệp hóa và có một nền kinh tế đa dạng, không quá phụ thuộc vào ngành du lịch khi ngành này chỉ đóng góp 0,9% GDP năm 2018, theo như tổ chức nghiên cứu kinh tế CEIC.

Nhưng với việc thị trường trong nước đang yếu dần thì hoãn lại Thế vận hội sẽ làm lung lay nền kinh tế và ảnh hưởng đến việc tiêu thụ trong nước.

GDP của Nhật sẽ bị ảnh hưởng ra sao?

Dịch bệnh Covid-19 đã đẩy Nhật Bản vào tình trạng suy thoái, với GDP giảm 1,8% vào quý 4 của năm 2019.

Những nhà kinh tế học tại công ty nghiên cứu Fitch vào hôm thứ Hai đã thống kê lại dự đoán tăng trưởng của Nhật Bản thành -1.1% (trước đó là -0.2%), do những chi phí chuẩn bị Thế vận hội, du lịch và ngành xuất khẩu trong dịch bệnh.

 

Nhật Bản bị thiệt hại 6 tỷ USD khi Olympic 2020 bị hoãn do Covid-19 - 3
 

Nhấn để phóng to ảnh

Hãng phụ tùng ô tô Bridgestone tài trợ cho kì thế vận hội Tokyo 2020

Cũng không rõ sự ảnh hưởng của việc hoãn này tới hơn 240 tỷ yen ($2,28 tỷ) chi phí do các khán giả nước ngoài dự kiến tham dự Thế vận hội.

Ban tổ chức Thế vận hội Tokyo 2020 từ chối chia sẻ về số lượng du khách đã dự kiến đến xem các sự kiện thể thao.

Đã có hơn 4.5 triệu vé được bán ở Nhật Bản, trong tổng cộng khoảng 7,8 triệu vé dự kiến, và 20-30% trong số đó được bán cho du khách quốc tế. Hiện chưa rõ về viêc sẽ giải quyết với số vé này ra sao.

Các nhà kinh tế học tại Ban an ninh SMBC Nikko cho biết việc hoãn Thế vận hội sẽ làm giảm tổng thu nhập quốc gia năm nay lên tới 6 tỷ USD. Tuy nhiên, số tiền này có thể được thu hồi sau khi Thế vận hội được tổ chức và sẽ giúp đền bù được những tổn thất trước đó.

Hương Vũ/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Nỗ lực xây dựng tỉnh Thanh Hoá thành trung tâm năng lượng Quốc gia

Nỗ lực xây dựng tỉnh Thanh Hoá thành trung tâm năng lượng Quốc gia

08:45 , 04/05/2024

Xác định phát triển công nghiệp năng lượng là một trong những trụ cột quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội của địa phương, những năm qua, tỉnh Thanh Hoá đã tập trung thu hút và tạo thuận lợi cho các dự án năng lượng đầu tư hoạt động tại địa phương. Mục tiêu của tỉnh là phấn đấu đến năm 2030, trở thành một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước về công nghiệp năng lượng.

Nỗ lực tìm thị trường, giữ nhịp tăng trưởng sản xuất công nghiệp

Nỗ lực tìm thị trường, giữ nhịp tăng trưởng sản xuất công nghiệp

08:37 , 04/05/2024

4 tháng năm 2024 hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá tiếp tục khởi sắc với chỉ sản xuất toàn ngành tăng thêm 17,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong bối cảnh nền kinh tế còn đối diện nhiều khó khăn thách thức, bước sang quý 2/2024, các đơn vị doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đều đang nỗ lực ổn định sản xuất, tìm kiếm khai thác thêm các đơn hàng, thị trường mới, giữ vững đà tăng trưởng sản xuất.

Thanh Hóa: bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trong tháng 4/2024 tăng khá

Thanh Hóa: bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trong tháng 4/2024 tăng khá

16:03 , 03/05/2024

Trong tháng 4/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ước đạt gần 15.600 tỷ đồng, tăng 15,2% so với cùng kỳ; giá trị xuất khẩu ước đạt hơn 545 triệu USD, tăng gần 16%.

Ứng dụng quản trị số cho doanh nghiệp

Ứng dụng quản trị số cho doanh nghiệp

10:03 , 03/05/2024

Quản trị doanh nghiệp tốt là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định thành công của doanh nghiệp. Với sự phát triển của nền công nghiệp 4.0, doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp Thanh Hóa nói riêng cần tiếp cận và áp dụng những nguyên tắc và kỹ năng quản trị hiện đại trên môi trường số. Từ đó, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, tạo động lực để phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh.

VN-Index lấy lại mốc 1.200 điểm, thanh khoản quay lại mức thấp

VN-Index lấy lại mốc 1.200 điểm, thanh khoản quay lại mức thấp

09:23 , 03/05/2024

Thị trường chứng khoán trong nước tuần vừa qua biến động khá mạnh, áp lực bán giảm khiến chỉ số VN-Index hồi phục và đóng cửa trên mốc 1.200 điểm. Thanh khoản giảm mạnh trở lại sau tuần tăng rất mạnh kế trước.

Vốn tín dụng chính sách góp phần giải quyết việc làm cho người dân

Vốn tín dụng chính sách góp phần giải quyết việc làm cho người dân

09:14 , 03/05/2024

Hơn 1.860 tỷ đồng là dư nợ chương trình hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm được triển khai qua hệ thống chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hoá đến nay. Từ nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi này đã tạo điều kiện cho hàng chục nghìn hộ gia đình, thanh niên, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh có cơ hội khởi nghiệp, tạo việc làm, thu nhập ổn định và đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương mình.

Quỹ Hỗ trợ nông dân đã cho vay 15 nghìn tỷ đồng

Quỹ Hỗ trợ nông dân đã cho vay 15 nghìn tỷ đồng

08:50 , 03/05/2024

Bộ Tài chính cho biết, chính sách tín dụng hỗ trợ nông dân, nông thôn thông qua hệ thống Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp đã và đang phát huy hiệu quả. Tổng số vốn cho vay đạt khoảng 15 nghìn tỷ đồng, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội tại khu vực nông thôn.

Sản phẩm tre luồng Thanh Hóa vươn tầm quốc tế

Sản phẩm tre luồng Thanh Hóa vươn tầm quốc tế

23:23 , 02/05/2024

Nắm bắt xu thế phát triển, thời gian qua, các địa phương và các cơ sở sản xuất, chế biến tre, luồng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã nỗ lực tìm kiếm, phát triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm tre, luồng, từng bước giảm sản phẩm thô và hướng tới sản xuất, chế biến, xuất khẩu sản phẩm tinh cho hiệu quả kinh tế cao.

Xuất khẩu hàng hóa có dấu hiệu phục hồi

Xuất khẩu hàng hóa có dấu hiệu phục hồi

16:05 , 02/05/2024

Theo nhận định của Sở Công Thương, xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2024 có dấu hiệu phục hồi so với cùng kỳ.

Quý 2/2024, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam dự báo vẫn duy trì ở mức cao

Quý 2/2024, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam dự báo vẫn duy trì ở mức cao

08:29 , 02/05/2024

Theo các chuyên gia đánh giá, quý II/2024, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam được dự báo vẫn duy trì ở mức cao nhờ nguồn cung đảm bảo, sản phẩm chất lượng, thương hiệu uy tín.