Như Thanh phát triển hạ tầng số để phục vụ chuyển đổi số
Nếu coi quá trình thực hiện Chuyển đổi số như xây một ngôi nhà, thì hạ tầng số chính là nền móng. Nền móng có vững chắc thì việc xây nhà mới thuận lợi, thành công. Chính vì vậy, huyện Như Thanh tuy còn nhiều khó khăn, song vẫn xác định phải dành nguồn lực phù hợp để phát triển hạ tầng số; làm nền tảng thúc đẩy chuyển đổi số nhanh và hiệu quả trên địa bàn.
Hạ tầng công nghệ thông tin là một trong những yếu tố quan trọng phục vụ công tác chuyển đổi số, đặc biệt là thực hiện chính quyền điện tử. Từ sự hỗ trợ của tỉnh và sự đầu tư của địa phương, đến nay, huyện Như Thanh đã triển khai được 2 phòng họp không giấy tờ với đầy đủ thiết bị, màn hình trình chiếu; 17 điểm cầu hội nghị truyền hình trực tuyến từ huyện đến thôn; 100% cán bộ tại các cơ quan đơn vị được trang bị máy tính cá nhân, có kết nối mạng nội bộ và mạng internet tốc độ cao phục vụ công việc. Với hệ thống thiết bị máy móc đồng bộ, cán bộ công chức đã khai thác dữ liệu, ứng dụng các phần mềm, xử lý công việc công khai, minh bạch, hiệu quả hơn, phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn.
Song song với hạ tầng công nghệ thông tin thì hạ tầng viễn thông trên địa bàn huyện Như Thanh cũng đã cơ bản đáp ứng tốt yêu cầu kết nối, sử dụng dữ liệu của chính quyền, người dân. Mạng cáp quang băng thông rộng đã được triển khai đến 100% trung tâm các xã, thị trấn và tới hầu hết các thôn, bản. Tỷ lệ dân số được phủ sóng thông tin di động đạt 98,7%. Ngoài ra, huyện còn quan tâm phối hợp với các đơn vị cung cấp viễn thông để rà soát, phủ sóng đến các thôn bản xa, vùng lõm.
Mặc dù đã rất nỗ lực trong việc đầu tư hạ tầng số, song Như Thanh là huyện miền núi còn nhiều khó khăn, số điểm cầu hội nghị trực tuyến từ huyện đến thôn mới chỉ đạt 1/10 nhu cầu. Ngoài ra, hạ tầng phục vụ chuyển đổi số cần đầu tư đồng bộ trên cả 3 lĩnh vực: chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Do vậy, trong điều kiện nguồn lực hạn chế, ngoài sự đầu tư từ ngân sách địa phương, cơ quan đơn vị, rất cần sự chung tay, ủng hộ của doanh nghiệp, người dân.
Ông Lê Văn Bình - Thôn Thống Nhất, xã Yên Thọ, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Khi mà xã có chủ trương kêu gọi trang bị hệ thống tivi phục vụ hội họp của thôn thì người dân chúng tôi rất đồng tình ủng hộ, và khi có rồi mới thấy hiệu quả cho bà con là rất tốt".
Hạ tầng số có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả và sự bền vững của chuyển đổi số. Chính vì vậy, Như Thanh cần phát triển hạ tầng số đi trước một bước để đảm bảo sẵn sàng và tạo động lực đẩy mạnh chính quyền số, kinh tế số và xã hội số trên địa bàn.
Bảo tàng Thanh Hóa chuyển đổi số
Thời gian qua, bằng những giải pháp cụ thể, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã và đang từng bước số hóa hiện vật hiện đang lưu giữ. Từ đó, góp phần thu hút đông đảo công chúng đến tham quan, trải nghiệm.
Thanh Hóa tăng cường chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới
Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới Nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều mô hình, chương trình về chuyển đổi số ở nông thôn. Qua đó, từng bước chuyển đổi số toàn diện, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân.
Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả kinh doanh
Những năm gần đây nhiều đơn vị, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đổi mới, đầu tư nhiều giải pháp công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử để góp phần làm thay đổi phương thức quản lý, điều hành, quy trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm mang lại nhiều tiện ích.
Xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP Thanh Hóa
Nhằm nâng cao giá trị của các sản phẩm OCOP, thời gian qua, bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển các sản phẩm đặc trưng trong tỉnh, các chủ thể, doanh nghiệp, hợp tác xã đã tập trung đăng ký bảo hộ và quản lý hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm của mình. Nhờ đó, thương hiệu của các sản phẩm OCOP được duy trì và phát triển, đồng thời đã tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng.
Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024
Tại Hội nghị ASOCIO Digital Summit 2024 diễn ra tại Nhật Bản, Giải thưởng ASOCIO DX Award 2024 đã được trao cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có những đóng góp xuất sắc trong thúc đẩy chuyển đổi số. Việt Nam có 9 đơn vị được vinh danh tại Giải thưởng này.
Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam
Tại Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) cơ sở Hòa Lạc, Hà Nội vừa diễn ra Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024. Chương trình được tổ chức với với chủ đề "Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu". Đây là điểm đến cho các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bán dẫn và công nghệ, thu hút sự quan tâm lớn từ giới đầu tư và các tổ chức quốc tế.
10 nhà khoa học trẻ xuất sắc được nhận Giải thưởng Quả Cầu Vàng 2024
Tại Hà Nội, Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng. Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng được trao hằng năm cho tối đa 10 cá nhân là những tài năng trẻ không quá 35 tuổi.
Nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0
Bộ Khoa học & Công nghệ vừa phê duyệt chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 "Nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam", nhằm phát triển công nghệ xanh, sạch, tuần hoàn; nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thu hồi, tận dụng, lưu trữ carbon...
22% các tổ chức tại Việt Nam sẵn sàng triển khai và tận dụng các công nghệ AI
Công ty mạng và bảo mật Cisco vừa công bố báo cáo mới về Chỉ số sẵn sàng AI năm 2024.
Tổng giá trị hàng hóa nền kinh tế số Việt Nam năm 2024 dự kiến đạt 36 tỷ USD
Google, Temasek và Bain & Company vừa công bố báo cáo nền kinh tế số Đông Nam Á lần thứ 9, cập nhật xu hướng kinh tế số của 6 quốc gia Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.