Những tiếng hát bên thành cổ
(TTV) - Mỗi du khách đến với mảnh đất Tây Đô không chỉ được ngắm nhìn kiến trúc thành đá kỳ vĩ, cổ kính; mà còn được thưởng thức món "đặc sản tinh thần", đó chính là những lời ca tiếng hát của người dân quê. Đây cũng là yếu tố góp phần thu hút du khách đến tham quan Thành Nhà Hồ và các thắng tích trên địa bàn Vĩnh Lộc ngày càng nhiều hơn.
Vĩnh Lộc được người xưa mệnh danh là vùng đất “Thanh Kỳ Khả Ái”, bởi nơi đây được thiên nhiên ban tặng hình sông thế núi tuyệt mỹ, với những danh lam thắng cảnh kỳ thú, làm say đắm lòng người. Đây còn là vùng đất có nhiều trầm tích văn hóa, với những di tích nổi tiếng, có giá trị nổi bật về mặt lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật như: Di sản văn hoá thế giới Thành Nhà Hồ, Di tích lịch sử cấp Quốc gia Phủ Trịnh… Phải chăng, vốn là vùng đất “cung vua, phủ chúa”, nên nghệ thuật cung đình sang quý đã đi vào đời sống, hòa quyện với nghệ thuật dân gian mộc mạc, để hôm nay, đời sống văn hóa tinh thần ở những làng quê quanh vùng di sản chứa nhiều nét đặc sắc, phong phú.
Ngày nay, hoạt động văn hóa, văn nghệ của các làng quê xung quanh Thành cổ Tây Đô vẫn đang phát triển mạnh cả bề rộng và chiều sâu. Đêm đêm ở các sân đình, những nghệ sỹ dân gian vẫn say sưa hát tuồng, hát chèo, hát trống cơm…
![]() |
Ghé thăm câu lạc bộ Tuồng thôn Bèo, xã Vĩnh Long mới thấy được không khí sôi nổi, niềm đam mê nghệ thuật của những người dân nơi đây. Hoạt động của câu lạc bộ này trong những năm qua đã tạo ra sân chơi lành mạnh, thu hút đông đảo hội viên tham gia. Ban đầu thành lập, với biết bao khó khăn vất vả: thiếu kinh phí hoạt động, thiếu nhạc cụ, trang phục biểu diễn và cả kỹ năng, biên đạo của nghệ thuật Tuồng... Nhưng với sự ủng hộ của cấp ủy, chính quyền địa phương, và đặc biệt là tình yêu của khán giả đối với nghệ thuật, đã tạo cho các thành viên trong câu lạc bộ niềm tin, quyết tâm duy trì và đưa hoạt động của câu lạc bộ đi vào nề nếp. Trong những năm qua, câu lạc bộ Tuồng thôn Bèo đã tập luyện và biểu diễn thành công nhiều vở diễn và các trích đoạn, đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận.
Trong màn đêm tĩnh lặng, giữa không gian sân khấu đơn sơ tại nhà văn hóa thôn, các nghệ sĩ không chuyên của câu lạc bộ Tuồng vẫn say mê, nhiệt tình, cống hiến hết mình cho vai diễn. Áo mão cân đai, lược giắt trâm cài… họ như quên đi sự mệt nhọc, vất vả lo toan của công việc đời thường để hóa thân trong những vai tuồng, với tất cả sự đam mê nghệ thuật truyền thống của cha ông trao truyền qua bao thế hệ.
![]() Bà Trần Thị Đới, câu lạc bộ Tuồng thôn Bèo, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc: Chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc chuyển giao bộ môn nghệ thuật tuồng này cho thế hệ trẻ, vì các em không thể bỏ công việc có thu nhập cao để dành thời gian để chúng tôi có thể truyền nghề cho các em được. Rất mong các cấp chính quyền có sự quan tâm, hỗ trợ kinh phí để giúp chúng tôi lưu truyền, giữ gìn nền nghệ thuật truyền thống của địa phương. |
Không quản tuổi tác, bằng niềm đam mê của mình, các nghệ sĩ không chuyên ở câu lạc bộ Tuồng thôn Bèo đã gìn giữ và thổi hồn cho nghệ thuật Tuồng hồi sinh chính từ những sinh hoạt đời thường dân dã. Những “nghệ sĩ chân đất” đã tạm quên đi những bận rộn mùa màng, lại hóa trang, vẽ mặt, đeo râu… đáp ứng lòng mong mỏi của nhiều người yêu Tuồng địa phương. Bền bỉ và nhiệt huyết, nguồn kinh phí hoạt động cũng từ củ khoai hạt lúa của chân lấm tay bùn góp vào, những người nông dân thuần hậu đã góp phần lưu giữ những tinh hoa văn hoá nghệ thuật của dân tộc.
Thôn Bèo có câu lạc bộ Tuồng, thì thôn Xuân Áng có câu lạc bộ Chèo. Đến đây, mới cảm nhận được những làn điệu chèo đã đi sâu vào lòng người, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân địa phương. Với việc khôi phục và duy trì làn điệu chèo, những “nghệ sỹ làng” đã làm cho không gian văn hóa ở chốn thôn quê vốn thường ngày yên ả, trở nên sống động vào những buổi tối tập luyện trước sân đình.
![]() |
Các câu lạc bộ nghệ thuật dân gian đã trở thành sân chơi tinh thần không thể thiếu của người dân quê sau những ngày làm việc vất vả, mệt nhọc. Từ đây, các CLB lại cống hiến những hạt nhân văn nghệ xuất sắc cho những cuộc thi, những cuộc liên hoan văn hóa văn nghệ quần chúng do huyện, tỉnh tổ chức.
Những khuôn mặt đã ghi dấu thời gian. Những đôi bàn tay chai sần bởi công việc đồng áng. Giọng hát cũng không được trong trẻo, thánh thót như diễn viên chuyên nghiệp. Thế nhưng tâm hồn các nghệ sỹ dân gian vẫn thăng hoa trong từng vở diễn. Những người nông dân mê văn nghệ, những con người của ruộng đồng đang cố gắng bảo tồn nghệ thuật truyền thống. Và điều đáng trân trọng ở những người nông dân chất phác này, là họ đang lặng thầm bảo tồn giá trị vĩnh hằng của nền nghệ thuật dân tộc, đồng thời góp phần quan trọng xây dựng nếp sống văn hóa ở địa phương. Trong suốt hàng trăm năm lịch sử, những chiếu chèo đã từng làm chao đảo các sân đình trong những dịp hội hè của người dân nơi đây. “Chẳng thèm ăn chả ăn nem/ Thèm no cơm tẻ, thèm xem hát chèo”.
![]() Bà Hà Thị Điều, CLB chèo Xuân Áng, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc: Công việc nhà nông tuy còn rất vất vả, nhưng với niềm đam mê với nghệ thuật truyền thống của địa phương, chúng tôi vẫn tham gia luyện tập hàng ngày. Chúng tôi mong muốn rằng, những lời ca, tiếng hát của chúng tôi sẽ không bao giờ tắt, góp phần lưu giữ nền văn hóa của quê hương chúng tôi. |
Đến với Thành Nhà Hồ, du khách có thể thả hồn trong những lời ca tiếng hát của các nghệ sĩ không chuyên thuộc CLB nghệ thuật truyền thống Thành Nhà Hồ. CLB phối hợp cùng với Trung tâm di sản Thành nhà Hồ tổ chức các hoạt động văn nghệ phục vụ du khách. Dù chỉ là những nghệ sĩ “đồng quê”, nhưng với sự nỗ lực không ngừng, các thành viên trong CLB đã cùng nhau tập luyện nhiều làn điệu dân ca và ca khúc khác nhau, để bất cứ đoàn khách ở nơi nào đến, anh chị em nghệ sỹ cũng có thể lựa chọn những nhạc phẩm phù hợp để hát chào mừng, hát giao lưu. Với tình yêu văn hóa nghệ thuật và nhiệt huyết cống hiến, các “nghệ sĩ” trong CLB nghệ thuật Thành Nhà Hồ luôn chủ động sáng tạo, đặt lời mới cho làn điệu, hoặc ứng dụng tinh hoa âm nhạc của mọi miền đất nước để đem đến cho du khách những tiết mục nghệ thuật đặc sắc mà vẫn mang đậm dấu ấn của quê hương.
![]() |
![]() Ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ nhiệm CLB nghệ thuật truyền thống Thành Nhà Hồ: Các nghệ nhân của câu lạc bộ đều là những người dân chân lấm tay bùn, nhưng với niềm đam mê chúng tôi đã say mê luyện tập, học thêm nhiều những làn điệu hát chèo, hát chèo cổ, hát xẩm, hát chầu văn để góp phần quảng bá du lịch cho di sản văn hóa Thành Nhà Hồ. |
Đi sâu vào các làng xã quanh Thành Nhà Hồ, du khách sẽ được hòa mình trong không gian văn hóa thấm đẫm hồn dân tộc. Nơi đây, mỗi thôn làng đều có từ 1 đến 2 đội văn nghệ truyền thống. Ngay cả trong những lúc lao động, các “nghệ sỹ làng” vẫn tranh thủ nghe các làn điệu cổ qua radio để học theo. Dẫu còn phải bươn chải với nỗi lo cơm áo, vướng bận việc ruộng đồng, nhà cửa, nhưng họ vẫn chuyên tâm luyện tập. Và chính tình yêu với nghệ thuật giúp cho những người nông dân có được đời sống tinh thần nhẹ nhõm vui tươi, công việc bớt phần nặng nhọc, cuộc sống thanh thản hơn. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ cũng động viên, khích lệ bà con hăng say lao động sản xuất, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.
Mỗi du khách đến với mảnh đất Tây Đô không chỉ được ngắm nhìn kiến trúc thành đá kỳ vĩ, cổ kính; mà còn được thưởng thức món “đặc sản tinh thần”, đó chính là những lời ca tiếng hát của người dân quê. Đây cũng là yếu tố góp phần thu hút du khách đến tham quan Thành Nhà Hồ và các thắng tích trên địa bàn Vĩnh Lộc ngày càng nhiều hơn. Những câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ ở miền quê di sản này ra đời và phát triển đang làm cho đời sống văn hóa cơ sở ngày càng thêm phong phú. Bên cạnh sự ồn ào, náo nhiệt của cuộc sống hiện đại, thì những nghệ sỹ đồng quê với tâm huyết, với sự cống hiến của mình, đang làm cho dòng chảy văn hóa trên vùng đất di sản được tiếp nối, thấm đẫm tình yêu cuộc sống, yêu quê hương.
Dưới chân thành đá hơn sáu trăm năm tuổi, thưởng thức những lời ca tiếng hát, du khách có thể cảm nhận một cách trọn vẹn dư vị văn hóa lịch sử của một vùng đế đô văn vật, cùng tình cảm giản dị mà ấm áp, chân tình của đất và người nơi đây./.
An Thư – Tiến Dũng – Xuân Sơn – Lê Quang/Phim Tài liệu phát sóng 10.3-TTV
Trình bày: Minh Hương
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
![Chung tay bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử](https://truyenhinhthanhhoa.qltns.mediacdn.vn/zoom/260_163/458221966042468352/2025/2/10/screenshot27-17391936540721759394456-0-34-374-632-crop-17391936609451840837665.jpg)
Chung tay bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử
Nhận thức được vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các di tích lịch sử, những năm qua, tuổi trẻ Thanh Hoá đã triển khai nhiều hoạt động, phong trào ý nghĩa góp phần thúc đẩy phát triển và bảo tồn các khu, điểm di tích trên địa bàn tỉnh.
![Huyện Như Xuân bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá](https://truyenhinhthanhhoa.qltns.mediacdn.vn/zoom/260_163/458221966042468352/2025/2/10/nhu-xuan-2-17391591862631078431944-0-68-540-932-crop-17391592006441513596407.jpg)
Huyện Như Xuân bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá
Trên địa bàn huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá có 4 dân tộc chủ yếu là Thái, Thổ, Mường và Kinh, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 66%. Mỗi dân tộc đều có những di sản văn hoá riêng, góp phần làm nên bản sắc văn hoá của huyện. Những năm qua, huyện đã quan tâm giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá gắn với phát triển du lịch và xây dựng nông thôn mới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
![Sôi nổi lễ hội Đình Cơm Thi tại Hà Trung dịp đầu xuân Ất Tỵ](https://truyenhinhthanhhoa.qltns.mediacdn.vn/zoom/260_163/458221966042468352/2025/2/9/le-2-1739118984352607504387-0-131-1080-1859-crop-17391189934281288293327.jpg)
Sôi nổi lễ hội Đình Cơm Thi tại Hà Trung dịp đầu xuân Ất Tỵ
Hằng năm, cứ đến ngày 12 tháng Giêng âm lịch, người dân xã Hoạt Giang, huyện Hà Trung lại tưng bừng tổ chức lễ hội Đình Cơm Thi. Đây là lễ hội mang đậm dấu ấn tâm linh, tín ngưỡng, chứa đựng nhiều nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng người dân địa phương.
![Lễ dâng hương tưởng niệm 440 năm Ngày Hoàng Giáp - Tướng công - Nguyễn Cẩn tạ thế](https://truyenhinhthanhhoa.qltns.mediacdn.vn/zoom/260_163/458221966042468352/2025/2/9/le-2-1739096248684642564125-0-108-1080-1836-crop-17390962561452098958465.jpg)
Lễ dâng hương tưởng niệm 440 năm Ngày Hoàng Giáp - Tướng công - Nguyễn Cẩn tạ thế
Sáng ngày 9/2, tại Khu di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh nhà thờ họ Đại tôn Nguyễn Thọ Trù, xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, dòng họ Nguyễn Thọ Trù đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm 440 năm Ngày Hoàng Giáp – Tướng công – Nguyễn Cẩn tạ thế (ngày 12 tháng giêng năm 1585 – ngày 12 tháng giêng năm 2025).
![Du xuân](https://truyenhinhthanhhoa.qltns.mediacdn.vn/zoom/260_163/458221966042468352/2025/2/9/du-xuan-4-17390900922761621587070-0-97-1080-1825-crop-17390900983031088936927.jpg)
Du xuân
Tháng hai về, mang theo cái se lạnh dịu dàng còn vương lại của mùa đông, hòa cùng những tia nắng ấm áp đầu xuân nhuộm vàng những nẻo đường quê Thanh. Xuân rực rỡ trong sắc thắm cờ hoa, xuân hân hoan trong lời ca tiếng hát, trong dòng người náo nức du xuân.
![Náo nức du xuân](https://truyenhinhthanhhoa.qltns.mediacdn.vn/zoom/260_163/458221966042468352/2025/2/9/xuan-1739091684851310607731-0-165-1080-1893-crop-1739091849314836833911.jpg)
Náo nức du xuân
Tiết trời mát mẻ, không khí trong lành, cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, những nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc thiểu số… Đó là trải nghiệm tuyệt vời giữa một bức tranh xuân sống động, đầy màu sắc. Thường Xuân, vùng đất quế ngọc Châu Thường là điểm đến lý tưởng cho chuyến du lịch đầu năm.
![Lễ hội truyền thống chùa Báo Ân](https://truyenhinhthanhhoa.qltns.mediacdn.vn/zoom/260_163/458221966042468352/2025/2/8/screenshot2-17390024367931364532737-0-28-374-626-crop-17390025130821310928697.jpg)
Lễ hội truyền thống chùa Báo Ân
Ngày mùng 7/2 (tức ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch ), UBND xã Thiệu Vân phối hợp Hội phật giáo thành phố Thanh Hóa đã tổ chức khai mạc lễ hội truyền thống chùa Báo Ân.
![Huyện Cẩm Thủy bảo tồn văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch](https://truyenhinhthanhhoa.qltns.mediacdn.vn/zoom/260_163/458221966042468352/2025/2/8/cam-thuy-3-17389838082591223003077-0-55-540-919-crop-17389839145791450796566.jpg)
Huyện Cẩm Thủy bảo tồn văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch
Một trong những thành công của huyện Cẩm Thủy trong những năm qua là việc khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Việc bảo tồn đa dạng các giá trị văn hóa truyền thống không chỉ làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần cho người dân mà giúp Cẩm Thủy phát triển du lịch.
![Ngày Thơ Việt Nam 2025 sẽ lần đầu được tổ chức tại Ninh Bình](https://truyenhinhthanhhoa.qltns.mediacdn.vn/zoom/260_163/458221966042468352/2025/2/8/tho-1738982132509941883986-0-61-540-925-crop-1738982135104298608229.jpg)
Ngày Thơ Việt Nam 2025 sẽ lần đầu được tổ chức tại Ninh Bình
Thay vì diễn ra tại Thủ đô Hà Nội như 22 lần trước, Ngày Thơ Việt Nam 2025 sẽ diễn ra tại thành phố Hoa Lư, Ninh Bình với sự phối hợp tổ chức của Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình vào ngày 12/2, tức Rằm tháng Giêng năm Ất Tỵ.
![Không để xảy ra mất an ninh trật tự trong lễ hội xuân](https://truyenhinhthanhhoa.qltns.mediacdn.vn/zoom/260_163/458221966042468352/2025/2/8/cong-an-2-1738985308473709793754-0-70-540-934-crop-17389853733342087691366.jpg)
Không để xảy ra mất an ninh trật tự trong lễ hội xuân
Với hơn 1.500 di tích lịch sử - văn hóa, Thanh Hóa là điểm đến hấp dẫn của du khách thập phương mỗi dịp Tết đến Xuân về. Để đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách khi lễ đền, chùa, hành hương chiêm bái, lực lượng Công an trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì chế độ trực ban, triển khai đồng bộ nhiều phương án, không để xảy ra phạm pháp hình sự, hoạt động vi phạm pháp luật trong thời gian cao điểm lễ hội Xuân 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.