ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Những vấn đề sức khoẻ bạn gặp phải khi ăn chay thuần

Một chế độ ăn chay luôn loại trừ thịt, cá và gia cầm. Người ăn chay thuần cũng không ăn các sản phẩm từ sữa như sữa, trứng và phô mai, cũng như các sản phẩm động vật.

13/11/2019 09:19

Mặc dù ăn chay đã được thừa nhận là mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng những tin tức gần đây đã cho thấy mặt trái của chế độ ăn chay và thuần chay nghiêm ngặt, bao gồm các báo cáo về nguy cơ đột quỵ, tác hại đến sức khỏe não, rụng tóc và trầm cảm.

 

Những vấn đề sức khoẻ bạn gặp phải khi ăn chay thuần - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

"Đối với người khỏe mạnh nói chung, tôi không thấy bất kỳ lý do nào khiến việc ăn chay nguy hiểm đối với sức khỏe", BS. Qi Sun, giảng viên dinh dưỡng tại Trường Y tế Công cộng Harvard T.H. Chan nói.

Nhưng nghiên cứu gần đây của BS. Sun và những người khác đã gợi ý rằng chất lượng thực phẩm chay là vấn đề khi nói đến lợi ích sức khỏe. Ví dụ rau thì có; còn khoai tây chiên: không.

Một chế độ ăn chay luôn loại trừ thịt, cá và gia cầm, theo định nghĩa của Vegetarian Resource Group. Người ăn chay thuần cũng không ăn các sản phẩm từ sữa như sữa, trứng và phô mai, cũng như các sản phẩm từ động vật như gelatin. Người ăn chay thuần cũng không sử dụng các sản phẩm động vật khác, bao gồm mật ong, len, lụa và da.

Có những bất lợi tiềm tàng đối với việc không ăn thịt, nhưng giáo dục dinh dưỡng và sử dụng các chất bổ sung khi cần thiết có thể giúp mọi người vượt qua chúng.

Những mặt trái của việc ăn chay/ăn chay thuần?

Nguy cơ đột quỵ:

Các nhà nghiên cứu Anh đã theo dõi hơn 48.000 nam giới và phụ nữ không có tiền sử bệnh tim hoặc đột quỵ trong khoảng 18 năm. Người ăn chay có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn 13% so với người ăn thịt. Nhưng họ cũng có tỷ lệ đột quỵ cao hơn 20% so với người ăn thịt. Điều này có nghĩa là sẽ có thêm ba trường hợp đột quỵ/1.000 người trong 10 năm.

Nghiên cứu này cần được diễn giải thận trọng, theo như Liz Weinandy, chuyên gia dinh dưỡng tại Trung tâm y tế Wexner, Đại học bang Ohio.

Trước hết, đây là một nghiên cứu quan sát, nghĩa là nó không cho thấy quan hệ nhân quả. Và nó được thực hiện ở Anh, nơi mà việc ăn chay có lẽ khác với các nơi khác. Nghiên cứu gợi ý rằng có lẽ chế độ ăn chay không làm giảm nguy cơ đột quỵ nói chung; và chủ đề này cần được nghiên cứu thêm.

Sức khỏe não:

Một chuyên gia khác viết rằng xu hướng ăn chay có thể dẫn đến một "cuộc khủng hoảng cholin". Cholin là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe của não và các chức năng khác. Nó được tìm thấy trong thịt và gia cầm, và cơ thể không thể tạo ra tất cả những gì con người cần.

"Chế độ ăn chay chắc chắn là ít choline", Weinandy nói. "Ăn một vài quả trứng mỗi tuần thực sự có thể giúp tăng lượng chất này cho những người có ăn trứng."Những người ăn chay thuần nên xem xét sử dụng chế phẩm bổ sung, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Chất phẩm bổ sung bổ sung phải có chứng nhận USP, vì điều đó có nghĩa là một công ty độc lập đã xác minh các thành phần và hàm lượng ghi trên nhãn.

Rụng tóc:

Vậy không ăn thịt có thể dẫn đến rụng tóc? Một báo cáo gần đây cho thấy thiếu protein nghiêm trọng, cùng với những thiếu hụt kahcs trong chế độ ăn, có thể dẫn đến rụng tóc. Lý do là vì thịt có chứa sắt, vitamin B và kẽm, tất cả đều quan trọng cho sự phát triển của tóc.

Mặc dù sắt có trong thực phẩm như đậu khô và rau lá xanh sẫm, nhưng lại khó hấp thụ sắt hơn từ chế độ ăn chay thuần túy. Nhưng bổ sung sắt là khá dễ dàng. Người ăn chay và ăn chay thuần phải đặc biệt chú ý để nhận được đủ sắt. Chế phẩm bổ sung chỉ cần thiết nếu không nhận đủ.

Các vấn đề về tâm trạng:

Ăn chay và ăn chay thuần có thể làm xấu đi tâm trạng của bạn? Nghiên cứu về điều này cho kết quả chưa thống nhất. Một số nghiên cứu thấy rằng việc không ăn thịt giúp cải thiện tâm trạng, còn một số khác lại thấy điều ngược lại. Trong một nghiên cứu trên 400 bà mẹ mới sinh, 80 báo cáo về trầm cảm sau sinh. Chế độ ăn chay là một yếu tố dường như khiến phụ nữ mới sinh dễ bị trầm cảm hơn.

Trong một nghiên cứu khác, các nhà nghiên cứu đã so sánh người ăn chay, người ăn chay thuần và những người ăn cả rau và thịt và nhận thấy người ăn chay có mức độ lo lắng và căng thẳng thấp hơn so với những người ăn thịt.

Các nhà nghiên cứu khác đã xem xét các vấn đề sức khỏe tâm thần ở người ăn chay và kết luận rằng họ dễ mắc hơn, nhưng tính trung bình, các vấn đề về tâm thần đã có trước khi mọi người bắt đầu ăn chay. Và các nhà nghiên cứu nhấn mạnh họ không tìm thấy mối liên hệ nhân quả.

Chú ý: Đừng ăn chay không lành mạnh

Mặc dù mọi người thường mặc nhiên coi ăn chay hoặc ăn chay thuần là lành mạnh, nhưng không phải vậy. Các chuyên gia cảnh báo mọi người đừng ăn chay không lành mạnh.

"Nếu bạn ăn thuần chay, nhưng ăn nhiều khoai tây chiên, carbonhydrattinh  như bánh mì trắng, gạo trắng, thì đó là không lành mạnh", BS. Sun nói.

Bên cạnh việc tránh những thực phẩm này, ông đề nghị "chú trọng trái cây và rau. Không phải nước ép trái cây mà là trái cây nguyên quả và các loại hạt vỏ cứng."

Một chế độ ăn không thịt không thể phù hợp với tất cả, Weinandy nói. Bà khuyến khích mọi người “vay mượn” những lợi ích của việc ăn chay và ăn chay thuần, chẳng hạn như ăn nhiều trái cây và rau và ngũ cốc, để có được những lợi ích sức khỏe nhất định.

Nghiên cứu của BS. Sun và những người khác cho thấy, ăn nhiều thực phẩm thực vật lành mạnh thay cho thịt đỏ có lợi cho sức khỏe tim mạch và tránh bệnh đái tháo đường. "Về cơ bản, nếu bạn giữ khẩu phần thịt ổn định đồng thời tăng lượng thức ăn có nguồn gốc thực vật, khẩu phần năng lượng sẽ tăng lên, có thể dẫn đến béo phì và các vấn đề khác", BS. Sun nói. "Vì vậy, khi chúng tôi nói nên tăng tiêu thụ thực phẩm lành mạnh, điều đó luôn có nghĩa là nên giảm lượng thức ăn không lành mạnh để năng lượng nhận vào không đổi."

BS. Sun nhấn mạnh: "Những lợi ích của chế độ ăn thực vật, bao gồm ăn chay và ăn chay thuần, vượt xa những nguy cơ nhỏ khi thiếu hụt."

Cẩm Tú/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Sở Y tế Thanh Hoá chỉ đạo phòng chống dịch bệnh sau ngập lụt tại huyện Thạch Thành

Sở Y tế Thanh Hoá chỉ đạo phòng chống dịch bệnh sau ngập lụt tại huyện Thạch Thành

18:05 , 14/09/2024

Đoàn công tác của Sở Y tế Thanh Hoá vừa kiểm tra và chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh tại các vùng bị ngập lụt của huyện Thạch Thành.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh mùa mưa bão

Chủ động phòng, chống dịch bệnh mùa mưa bão

07:00 , 14/09/2024

Sau mưa lớn gây ngập úng và sạt lở đất, vấn đề cần quan tâm là nguy cơ bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước tình hình đó, ngành y tế Thanh Hoá đã chủ động phương án, chuẩn bị sẵn sàng thuốc, hóa chất và các phương tiện, vật tư để thích ứng với các tình huống có thể xảy ra.

Phòng chống ngộ độc thực phẩm sau mưa bão

Phòng chống ngộ độc thực phẩm sau mưa bão

06:45 , 14/09/2024

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, mới có công văn về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm, khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Đảm bảo đủ thuốc cho các tình huống y tế bị ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh

Đảm bảo đủ thuốc cho các tình huống y tế bị ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh

06:30 , 14/09/2024

Để đảm bảo cung ứng đủ thuốc công tác phòng, chống dịch bệnh có thể phát sinh trong mùa bão, mưa lũ, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố khẩn trương chỉ đạo các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thuốc đóng trên địa bàn có kế hoạch dự trữ, cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc cho nhu cầu điều trị, đặc biệt đảm bảo cơ số thuốc phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và các hướng dẫn khác của Bộ Y tế; tránh để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, biến động tăng giá thuốc.

Phục hồi sức khỏe cơ xương khớp

Phục hồi sức khỏe cơ xương khớp

10:18 , 13/09/2024

Cơ xương khớp là hệ thống nâng đỡ và vận động của cơ thể, giúp chúng ta di chuyển, làm việc. Tuy nhiên, do tuổi tác, chấn thương, hoặc các bệnh lý mãn tính, chức năng cơ xương khớp có thể suy giảm, gây đau đớn, khó khăn trong vận động, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống. Vì vậy, việc phục hồi xương khớp là rất quan trọng, giúp duy trì sức khỏe và sự linh hoạt của cơ thể.

Gần 700 loại thuốc, nguyên liệu được Bộ Y tế gia hạn giấy đăng ký lưu hành

Gần 700 loại thuốc, nguyên liệu được Bộ Y tế gia hạn giấy đăng ký lưu hành

09:09 , 13/09/2024

Trong đợt gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc mới nhất, Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế đã gia hạn 663 thuốc, nguyên liệu làm thuốc để phục vụ nhu cầu sử dụng thuốc của Nhân dân, cơ sở khám chữa bệnh...

Phòng bệnh thường gặp qua đường tiêu hóa mùa bão, lũ

Phòng bệnh thường gặp qua đường tiêu hóa mùa bão, lũ

08:51 , 13/09/2024

Sau mưa bão, lũ lụt, môi trường thường ô nhiễm, là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, virus và trung gian truyền bệnh sinh sôi, phát triển và dễ phát sinh dịch bệnh, trong đó phổ biến là có các bệnh liên quan đến tiêu hóa. Để chủ động phòng bệnh, người dân cần lưu ý những vấn đề sau:

Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng ngộ độc thực phẩm sau mưa bão

Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng ngộ độc thực phẩm sau mưa bão

07:58 , 12/09/2024

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, mới có công văn về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm, khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Chủ động phòng các bệnh lý nguy hiểm do vi khuẩn phế cầu gây ra với vaccine thế hệ mới

Chủ động phòng các bệnh lý nguy hiểm do vi khuẩn phế cầu gây ra với vaccine thế hệ mới

11:02 , 10/09/2024

Vi khuẩn phế cầu là loại vi khuẩn khu trú tại vùng mũi – họng gây ra nhóm bệnh lý nguy hiểm như viêm phổi, viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm trùng huyết… Các bệnh do vi khuẩn phế cầu gây ra thường để lại di chứng và tỷ lệ tử vong từ 10 – 20%, đặc biệt ở trẻ nhỏ, người già, tỷ lệ tử vong lên đến 50%. Tuy vậy, những bệnh này có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vaccine phế cầu đặc biệt là các vaccine phế cầu thế hệ mới. Việc tiêm sớm cho trẻ và người lớn sẽ giúp cho nhiều người được bảo vệ trước những bệnh lý nguy hiểm.

Lo ngại dịch bệnh truyền nhiễm bùng phát mùa tựu trường

Lo ngại dịch bệnh truyền nhiễm bùng phát mùa tựu trường

10:27 , 10/09/2024

Theo Bộ Y tế, cả nước đang bước vào năm học mới, nguy cơ các bệnh truyền nhiễm phát sinh tăng cao, nhất là với một số bệnh như sởi, ho gà, tay chân miệng và một số bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị liên quan chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh, ngăn chặn dịch bệnh bùng phát.