Nơi góp phần bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống
Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc là chiến lược phát triển bền vững quốc gia, trong đó giáo dục đóng góp vai trò quan trọng. Trong hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, giáo dục về văn hóa truyền thống được coi trọng song song với giảng dạy về kiến thức. Thông qua giáo dục, các em học sinh sẽ hiểu hơn về các giá trị văn hóa truyền thống vật thể và phi vật thể của các dân tộc, đồng thời ra sức học tập, tôn trọng sự đa dạng văn hóa, gìn giữ, lưu truyền và phát huy bản sắc tốt đẹp ấy trong cuộc sống hôm nay và mai sau.
Từ khi thành lập, năm 1990 đến nay, trường Phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở huyện Thường Xuân luôn dành được sự quan tâm của các cấp, các ngành, từng bước đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị để thầy cô và các em học sinh có môi trường dạy và học, sinh hoạt tốt nhất. Nhiều năm liền, chất lượng dạy và học toàn diện diện của nhà trường luôn đứng đầu toàn huyện và trong khối trường trung học cơ sở khu vực miền núi Thanh Hóa.

Năm học 2023-2024, trường Phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở huyện Thường Xuân có 229 em học sinh, hầu hết là con em đồng bào dân tộc Thái. Là ngôi trường chuyên biệt dành cho con em đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều năm qua, nơi đây đã trở thành "ngôi nhà thứ hai" của các thế hệ học sinh huyện vùng cao biên giới này. Ở đây, các em không chỉ được giảng dạy về kiến thức mà còn được thầy cô chăm sóc, nuôi dưỡng về thể chất lẫn tinh thần, là nơi được truyền dạy về các giá trị văn hóa truyền thống.

Cô giáo Cầm Thị Hoàn, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở huyện Thường Xuân, Thanh Hóa cho biết: "Không chỉ dạy văn hóa, chúng tôi còn tổ chức giảng dạy về truyền thống dân tộc, ví dụ như chữ viết, về phong tục, tập quán, nghề truyền thống… cho các em".
Mỗi em học sinh được sinh hoạt, học tập và rèn luyện tại mái trường nội trú là đại diện cho đồng bào dân tộc mình, cho bản sắc dân tộc, chính vì vậy, các em luôn tự hào, trân trọng những giá trị văn hóa cha ông. Những năm qua, Ban giám hiệu, thầy cô trong trường luôn tạo ra một môi trường giáo dục thân thiện, hòa hợp, là ngôi trường đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống.

Trường Phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở hiện có 33 cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó có 11 thầy cô là người dân tộc thiểu số. Đây là một trong những thuận lợi để nhà trường lồng ghép các tiết học kiến thức với truyền dạy văn hóa truyền thống. Trong các tiết học về các bộ môn văn hóa, xã hội, lịch sử, địa lí, mĩ thuật, âm nhạc… thầy cô luôn dẫn chứng bằng các câu chuyện, hình ảnh, sự kiện, nhân vật… truyền cảm hứng về bản sắc truyền thống dân tộc. Trong các buổi chào cờ thứ Hai, hầu hết thầy cô, học sinh trong trường đều diện những bộ trang phục truyền thống rực rỡ sắc màu của dân tộc mình. Trong các ngày lễ, ngày hội và các hoạt động ngoại khóa, hoạt động tập thể các sắc màu dân tộc được bộc lộ rõ nét thông qua các tiết mục văn hóa, văn nghệ dân gian, như: khua luống, nhảy sạp, múa xòe, khặp Thái… Bên cạnh đó, nhà trường cũng dành một không gian trang trọng trong khu nhà sàn truyền thống trưng bày và giới thiệu các sản phẩm văn hóa truyền thống của dân tộc, như: trang phục, nghề dệt thổ cẩm, dàn cồng chiêng của dân tộc Thái và Mường…

Thông qua những tiết học bổ ích trên lớp, những buổi ngoại khóa thú vị hay tham gia các sự kiện truyền thống lịch sử, các em học sinh trong trường đều cảm nhận rõ nét bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Em Cầm Lê Thảo Linh, dân tộc Thái, sinh ra ở thôn Tiến Sơn 2, thị trấn huyện Thường Xuân luôn cảm thấy hào hứng và tự hào khi được tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống do nhà trường tổ chức. Khoảng thời gian học tập và rèn luyện tại mái trường nội trú đã hun đúc, bồi đắp và thắp lên ngọn lửa đam mê đối với các giá trị tốt đẹp của cha ông, đồng thời, Thảo Linh cũng nhận thức được bản thân phải có trách nhiệm gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp ấy cho hôm nay và mai sau. Cầm Lê Thảo Linh chia sẻ rằng ở trường em được tham gia nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, giáo dục truyền thống, giúp em thêm hiểu thêm yêu quê hương mình hơn.
Vốn được sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu bản sắc của dân tộc Thái ở một xã vùng cao, giáp biên của huyện Thường Xuân, cô giáo Ngân Thị Tiên luôn đau đáu phải làm gì đó để góp phần cùng với nhà trường truyền dạy cho các em học sinh về văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình.



Là giáo viên dạy Toán, những tưởng chỉ quen với con số và phép tính thế nhưng cô lại có một đam mê đặc biệt với chữ viết của dân tộc Thái. Theo cô Tiên, để một dân tộc tồn tại thì gìn giữ và phát huy chữ viết là việc hết sức cần thiết. Chính vì vậy, Ngân Thị Tiên đã được Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện đi học và đào tạo nghiệp vụ có chứng chỉ về giảng dạy chữ Thái để thực hiện ước mơ đó.
Cô giáo Ngân Thị Tiên, giáo viên trường Trường Phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở huyện Thường Xuân, Thanh Hóa
Sau khi môn học chữ Thái được đưa vào nhà trường như một môn tự chọn, những tiết học chữ Thái đầu tiên đã được khai giảng. Những vần po, vần pó, vần pa, vần pá… cứ thế vang lên trong mỗi tiết học và được học sinh hào hứng đón nhân. Gần 5 năm qua, với niềm đam mê, tự hào và tinh thần cống hiến, môn học chữ viết dân tộc Thái của cô Tiên được thầy cô và các em học sinh trong trường ghi nhận. Nhiều em học sinh dân tộc Thái nhưng chưa bao giờ nghĩ đây là chữ viết của dân tộc mình thì nay đã rất hãnh diện được sử dụng nó trong cuộc sống hàng ngày.
Môi trường học tập và sinh hoạt trong trường dân tộc nội trú là một không gian lý tưởng để mỗi nhà trường có thể thực hiện công tác giáo dục về lòng yêu nước, bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống. Để nhiệm vụ bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống, các nhà trường cần tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm, thăm quan, thực tế tại các bản làng; tổ chức các buổi học trên lớp kết hợp với ngoại khóa cho học sinh sưu tầm ca dao, dân ca các dân tộc thiểu số, các loại nhạc cụ dân gian; tìm hiểu về các lễ hội, tín ngưỡng, tập quán dân tộc; tìm hiểu về văn hóa ẩm thực, trang phục… Tất cả những hoạt động ấy dù quy mô lớn hay nhỏ đều có tác động tích đến suy nghĩ và hành động của các em học sinh, giúp cho các em nhận thức đúng đắn về trách nhiệm bảo tồn văn hóa truyền thống, biết phân biệt giữa nét đẹp cần lưu truyền hay hủ tục để loại bỏ khỏi cuộc sống. Thực hiện có hiệu quả các hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc sẽ góp phần quan trọng trong việc giáo dục học sinh phát triển toàn diện, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước theo tinh thần Nghị quyết số 33, Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã đề ra.

Điểm dừng chân giữa lòng thành phố Thanh Hóa
Nằm tại phường Hàm Rồng, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 7km, không gian quán Chợ Tộc cà phê hiện hữu mang một phong cách vô vùng đặc biệt và ấn tượng.

Trưng bày xin ý kiến Nhân dân về các mẫu phác thảo tượng đài Bà Triệu chất liệu đồng
Sáng 28/3, tại Nhà hát Lam Sơn, thành phố Thanh Hoá, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch đã tổ chức khai mạc trưng bày và xin ý kiến Nhân dân về mẫu phác thảo tượng đài Bà Triệu chất liệu đồng.

Chợ phiên Thạch Lập - Nét đẹp văn hóa vùng cao
Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, đồng thời phát triển du lịch cộng đồng, tạo thêm sản phẩm du lịch độc đáo thu hút du khách, nhiều địa phương miền núi tỉnh Thanh Hóa đã đưa vào hoạt động mô hình chợ phiên đêm. Đây không chỉ là nơi giới thiệu, quảng bá, đưa các sản phẩm văn hóa, văn nghệ và nông sản, đặc sản địa phương mà còn trở thành điểm đến thú vị trên hành trình khám phá, trải nghiệm của mỗi du khách. Ghi nhận tại xã Thạch Lập, huyện Ngọc Lặc.

Biển Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn được công nhận khu du lịch cấp tỉnh
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định về việc công nhận Khu du lịch cấp tỉnh biển Hải Hòa, phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Nâng cao hiệu quả quản lý và phát huy giá trị di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh - địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu
Sáng ngày 26/3, UBND huyện Triệu Sơn tổ chức hội nghị triển khai Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về thực hiện Đề án “Đổi mới nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh - địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu, giai đoạn 2024 - 2030.

Sưu tầm, bảo quản và trưng bày giới thiệu các hiện vật về Hàm Rồng chiến thắng
Hiện nay hàng nghìn tư liệu hiện vật, kỷ vật, hình ảnh quý giá về Cầu Hàm Rồng huyền thoại, Đồi C4 anh hùng, Nhà máy điện Hàm Rồng và các địa danh trên mảnh đất Hàm Rồng khói lửa năm xưa, đang được gìn giữ, bảo quản, trưng bày giới tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hoá. Việc sưu tầm, bảo quản và trưng bày giới thiệu các hiện vật về Hàm Rồng góp phần quan trọng tuyên truyền giáo dục cho các thế hệ hôm nay về truyền thống yêu nước, tinh thần chiến đấu kiên cường bất khuất của quân và dân ta chống lại sự xâm lược của kẻ thù cách đây 60 năm.

Khám phá làng cổ Tân Hùng
Thôn Tân Hùng, xã Thanh Phong, huyện Như Xuân có 165 hộ dân thì có hơn 90 hộ còn lưu giữ được những ngôi nhà sàn cổ của người Thái, đặc biệt có những ngôi nhà có tuổi đời gần 100 năm. Đây chính là nét văn hóa độc đáo thu hút du khách đến với vùng đất này.

Sôi nổi các hoạt động văn hoá, thể thao tại Lễ hội Sòng Sơn – Ba Dội năm 2025
Trong khuôn khổ Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội năm 2025 do UBND thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá tổ chức, trong 03 ngày, từ 23/3/2025 đến ngày 25/3/2025 (tức là từ ngày 24/02 đến ngày 26/02 Âm lịch), tại Di tích lịch sử văn hóa quốc gia Đền Sòng Sơn, phường Bắc Sơn diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, thể thao dân gian sôi nổi, thu hút sự tham gia, quan tâm của đông đảo Nhân dân và du khách.

Quý I/2025, Thanh Hóa thu 2.555 tỷ đồng từ hoạt động du lịch
Theo thống kê, trong quý 1/2025, toàn tỉnh Thanh Hóa ước đón hơn 2,6 triệu lượt khách du lịch, với tổng doanh thu ước đạt 2.555 tỷ đồng, tăng 6,1%

Thị xã Bỉm Sơn sẵn sàng tổ chức Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội năm 2025
Trong khuôn khổ Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội năm 2025, nhiều hoạt động văn hóa, thể thao hấp dẫn sẽ được tổ chức, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia. Trong đó, chính lễ sẽ diễn ra vào ngày 25/3, tức ngày 26/2 âm lịch. Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho chính lễ đã cơ bản hoàn tất.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.