ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Nước sạch nhiễm dầu: Nếu tự mang nước đi kiểm nghiệm chất lượng, bạn cần chú ý những điều này

Những ngày qua, lo ngại nước sạch bị ô nhiễm dầu thải, nhiều người dân tự đem mẫu nước sinh hoạt tại nhà đi kiểm nghiệm. Nếu có ý định này, trước hết người dân cần biết cơ sở nào đủ năng lực phân tích chất lượng nước, cách lấy mẫu nước đúng quy trình và những chỉ tiêu mà mình nên phân tích.

18/10/2019 08:55

 

Nước sạch nhiễm dầu: Nếu tự mang nước đi kiểm nghiệm chất lượng, bạn cần chú ý những điều này - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Người dân có thể xét nghiệm mẫu nước sinh hoạt của gia đình tại những cơ sở nào?

Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Thường, khoa Xét nghiệm và Phân tích, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường, một cơ sở, phòng Lab bắt buộc cần phải có chứng nhận ISO17025 thì các kết quả phân tích chất lượng nước mới được công nhận. Bên cạnh đó, tiến sĩ Thường cũng nhấn mạnh: “Chứng nhận ISO17025 của cơ sở cũng phải còn thời hạn sử dụng thì mới có giá trị, bởi thông thường chứng nhận này chỉ có thời hạn trong 3 năm.”

Một số cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Y tế có đủ năng lực thực hiện phân tích chất lượng nước như: Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, các viện Pasteur thuộc hệ thống của Bộ Y tế.

Ở các địa phương có các cơ sở thuộc Sở Y tế như Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật. Ngoài ngành Y tế, còn có các viện nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam hoặc các Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh cũng có đủ năng lực thực hiện việc phân tích này.

Quy trình tự lấy mẫu nước để đảm bảo kết quả ít bị sai lệch nhất

Chia sẻ về vấn đề này, thạc sĩ Lương Thị Thanh Thủy, khoa Xét nghiệm và Phân tích, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường cho biết, quy trình lấy mẫu có sự ảnh hưởng không nhỏ đến tính chính xác của kết quả phân tích được. Do đó, nếu muốn kết quả phản ảnh đúng thực trạng nguồn nước cần phân tích thì cần phải đảm bảo cả về thể tích mẫu cần lấy, dụng cụ lấy mẫu và cách lấy mẫu.

Dưới đây là một số lưu ý về cách tự lấy mẫu nước tại nhà mà thạc sĩ Thanh Thủy chỉ dẫn:

Dung tích mẫu cần lấy:

- Lượng mẫu tối thiểu cần lấy là 2 lít.

Dụng cụ lấy mẫu:

- Nếu xét nghiệm các chỉ tiêu thuộc nhóm thông thường, cần dùng chai PET còn mới hoặc chai từng được dùng để đựng nước tinh khiết, đã được phép lưu thông trên thị trường.

 

 

Nước sạch nhiễm dầu: Nếu tự mang nước đi kiểm nghiệm chất lượng, bạn cần chú ý những điều này - 3
 

Nhấn để phóng to ảnh

- Trong trường hợp cần phân tích các nhóm đặc biệt như dung môi hữu cơ thì cần đựng bằng chai thủy tinh

 

 

Nước sạch nhiễm dầu: Nếu tự mang nước đi kiểm nghiệm chất lượng, bạn cần chú ý những điều này - 4
 

Nhấn để phóng to ảnh

Phương pháp lấy mẫu:

- Trong trường hợp lấy mẫu nước từ vòi cấp nước sinh hoạt, cần mở vòi để nước chảy sau 3 phút thì mới bắt đầu lấy mẫu, để đảm bảo tính đại diện của mẫu.

 

 

Nước sạch nhiễm dầu: Nếu tự mang nước đi kiểm nghiệm chất lượng, bạn cần chú ý những điều này - 5
 

Nhấn để phóng to ảnh

- Tráng bình đựng mẫu ít nhất 3 lần bằng mẫu nước muốn kiểm nghiệm, trước khi lấy mẫu.

- Cần lấy nước đầy chai đựng mẫu, hạn chế để khoảng hở bởi một số chất dễ bay hơi như: hợp chất hữu cơ mạch ngắn: pentan, cloetan và các hợp chất hữu cơ vòng thơm đơn nhân như toluen, benzen sẽ hóa hơi lên khoảng hở còn lại trong chai, khiến hàm lượng trong mẫu nước bị thay đổi.

- Nước lấy xong nếu chưa thể đem đến các cơ sở phân tích cần bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ khoảng 4 độ C, và chỉ bảo quản trong 24 giờ, sau 24 giờ cần lấy lại mẫu khác.

Ngoài ra, chuyên gia này cũng khuyến cáo: “Các chỉ tiêu vi sinh đòi hỏi phải có dụng cụ lấy mẫu được tiệt trùng, cùng kỹ năng lấy mẫu phải qua đào tạo, nên với những mẫu mà người dân tự lấy sẽ khó đảm bảo rằng, kết quả phản ánh đúng với thực trạng”

Nên phân tích những chỉ tiêu nào để đánh giá chất lượng nước tại gia đình?

Theo QCVN 01:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống do Bộ Y tế ban hành, có đến 109 chỉ tiêu chất lượng thuộc các mức độ giám sát A, B, C.Theo phân tích của thạc sĩ Lương Thị Thanh Thủy:

- Mức độ A: bao gồm các yếu tố cảm quan, thành phần vô cơ và các chỉ tiêu vi sinh vật. Đây có có thể coi là những chỉ tiêu phản ánh cảm quan ban đầu của nước (mùi vị, độ màu, độ đục…) và bản chất tự nhiên của nước (pH, Độ cứng…) các yếu tố này dễ biến đổi theo thời gian và cả trong quá trình xử lý nước. Đây cũng là những chỉ tiêu cơ bản nhất mà người dân nên tiến hành phân tích để đánh giá chất lượng nước của gia đình.

Mức độ B: gồm các thành phần hữu cơ như benzen, phenol, mức nhiễm xạ, kim loại. Các chỉ tiêu thuộc mức độ B có thể phát sinh từ chất gây ô nhiễm của các hoạt động công nghiệp, quá trình xử lý nước (nhôm: Trong quá trình xử lý nước có thể sử dụng phèn nhôm), quá trình tích trữ nước (chì) hoặc liên quan đến địa chất, địa tầng trong tự nhiên (Asen).

Mức độ C: Một số kim loại nặng khác, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, một vài hợp chất hữu cơ (Toluen, Styren, Benzen...), các sản phẩm phụ của quá trình khử trùng.

Trong trường hợp nước bị nhiễm bẩn do dầu thải nên xét nghiệm các chỉ tiêu nào?

Theo phân tích của tiến sĩ Nguyễn Văn Thường, bản chất của dầu là các hợp chất hidrocacbon: có cả các hợp chất mạch thẳng, mạch vòng, mạch nhánh. Ngoài ra, trong dầu thải còn lẫn cả các tạp chất tùy thuộc vào việc loại dầu này đã được sử dụng để làm gì, đó có thể là các chất clo hóa, các hợp chất nhóm lưu huỳnh hoặc kim loại nặng.

 

 

Nước sạch nhiễm dầu: Nếu tự mang nước đi kiểm nghiệm chất lượng, bạn cần chú ý những điều này - 6
 

Nhấn để phóng to ảnh

Tiến sĩ Thường cũng nhấn mạnh: “Các thông số gây độc đáng chú ý trong dầu/dầu thải là: pentan, propan, các hợp chất hữu cơ mạch vòng như: toluen, benzen, styren; xylen, etyl benzen nên nếu muốn xác minh chất lượng nước của gia đình, trong trường hợp nghi bị ô nhiễm do dầu/dầu thải, người dân nên tập trung phân tích các thông số này”

 Minh Nhật/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Trung tâm Huyết học và Truyền máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa kêu gọi hiến máu

Trung tâm Huyết học và Truyền máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa kêu gọi hiến máu

18:02 , 28/04/2024

Để bảo đảm nguồn máu phục vụ nhu cầu cấp cứu và điều trị trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Trung tâm Huyết học và Truyền máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá đã phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh và các địa phương, đơn vị đã tổ chức các đợt hiến máu tình nguyện. Tuy nhiên lượng máu tiếp nhận chưa đáp ứng được nhu cầu về máu trong và sau dịp nghỉ lễ.

Cả nước ghi nhận hơn 16.000 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết

Cả nước ghi nhận hơn 16.000 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết

10:04 , 28/04/2024

Các chuyên gia nhận định rằng sốt xuất huyết không còn là bệnh phát triển theo chu kỳ mà năm nào cũng có số ca mắc cao do biến đổi khí hậu, môi trường và đặc điểm dân cư.

Các bệnh viện đảm bảo cấp cứu và điều trị dịp nghỉ lễ

Các bệnh viện đảm bảo cấp cứu và điều trị dịp nghỉ lễ

19:55 , 27/04/2024

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay sát với ngày cuối tuần nên số ngày nghỉ kéo dài tới 5 ngày. Trong những ngày nghỉ, các bệnh viện công lập và tư nhân trong tỉnh vẫn thường trực 24/24 giờ, đảm bảo công tác cấp cứu, thu dung, điều trị bệnh nhân.

Hội nghị khoa học "An toàn truyền máu" tỉnh Thanh Hóa

Hội nghị khoa học "An toàn truyền máu" tỉnh Thanh Hóa

18:05 , 27/04/2024

Chiều ngày 27/4, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị khoa học "An toàn truyền máu" năm 2024. Hội nghị có sự tham gia báo cáo của các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực Huyết học truyền máu của Viện Huyết học Truyền máu Trung ương, Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá.

Thiếu vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng

Thiếu vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng

08:58 , 27/04/2024

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá, hiện nay, tình trạng thiếu vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng diễn ra trên cả nước, trong đó có Thanh Hoá. Việc gián đoạn cung ứng vắc xin khiến cho tỷ lệ bao phủ các loại vắc xin trong tiêm chủng mở rộng của tỉnh ở mức thấp, không bảo đảm miễn dịch cộng đồng và tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là đối với trẻ em.

Không để xảy ra khan hiếm, thiếu thuốc dịp nghỉ lễ

Không để xảy ra khan hiếm, thiếu thuốc dịp nghỉ lễ

18:13 , 26/04/2024

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các bệnh viện, các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc đề nghị đảm bảo cung ứng thuốc phòng, chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.

Nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị bệnh ung thư

Nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị bệnh ung thư

23:00 , 25/04/2024

Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa được thành lập năm 2017 trên cơ sở tách và nâng cấp Trung tâm Ung bướu thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, có quy mô 200 giường bệnh. Thời điểm mới đi vào hoạt động Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa chỉ có 78 cán bộ, viên chức và người lao động, hoạt động ở 10 khoa phòng, cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau.

Bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu trong dịp lễ 30/4 và 1/5

09:23 , 24/04/2024

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và thuộc trường đại học; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Y tế các bộ, ngành về việc bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2024.

Cung ứng 500.000 liều vaccine 5 trong 1 để tiêm chủng miễn phí cho trẻ

Cung ứng 500.000 liều vaccine 5 trong 1 để tiêm chủng miễn phí cho trẻ

07:57 , 22/04/2024

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết vừa ký quyết định phân bổ 500.000 liều vaccine 5 trong 1 tới các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur trên cả nước.

Hơn 88% hồ sơ sức khỏe điện tử được tạo lập ở Ngọc Lặc

Hơn 88% hồ sơ sức khỏe điện tử được tạo lập ở Ngọc Lặc

17:16 , 21/04/2024

Hơn 135 nghìn hồ sơ sức khoẻ điện tử được tạo lập, đạt tỉ lệ trên 88% - đây là con số ấn tượng mà huyện Ngọc Lặc đã thực hiện được trong thời gian qua. Kết quả này đã đem lại nhiều tiện ích cho bà con nơi đây trong việc chủ động chăm sóc sức khoẻ.