Phát huy giá trị di sản Thành nhà Hồ gắn với phát triển du lịch
Thời gian qua, trung tâm bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ đã tổ chức nhiều hoạt động phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch mang đến sức sống mới cho di sản.
Sinh ra và lớn lên ở vùng đất có di sản thế giới Thành Nhà Hồ nhưng với những học sinh của trường THCS Tây Đô, huyện Vĩnh Lộc, được khám phá vẻ đẹp và những bí ẩn của toà thành cổ hơn 600 năm tuổi cùng với nhà trường vẫn còn có những điều hấp dẫn, thú vị. Đây là một trong những hoạt động thực hiện chương trình giáo dục Di sản năm 2024 do Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ phối hợp với trường THCS Tây Đô tổ chức. Bằng tình yêu và niềm tự hào về di sản quê hương, từ những chuyến thăm quan thực tế, nhiều học sinh của nhà trường đã dành công sức, thời gian để tham gia cuộc thi tìm hiểu về Di sản Thành Nhà Hồ với chủ đề "Rực rỡ cố đô". Em Đỗ Thị Tùng Chi, lớp 8B, trường THCS Tây Đô, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Cuộc thi này giúp em hiểu sâu hơn về lịch sử địa phương, từ đó giúp chúng em hướng về cội nguồn. Đặc biệt, chúng em còn được tiếp cận với môn học một cách trực quan, sinh động, giúp chúng em chủ động, khám phá và tìm hiểu di sản quê hương mình. Em muốn tất cả bạn bè năm châu đều biết đến di sản quê hương".
Cô giáo Đặng Thị Loan, trường THCS Tây Đô, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Nhiều bài thi rất sáng tạo. Các em có một buổi hoạt động ngoại khó rất bổ ích, đem lại nhiều trải nghiệm hứng thú. Từ đó, giúp các em có ý thức bảo vệ di sản Thành Nhà Hồ cũng như các di tích trên quê hương Vĩnh Lộc".
Để có thêm nhiều trải nghiệm mới cho du khách, Trung tâm bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ đã tổ chức các hoạt động: trưng bày hiện vật ngoài trời; trưng bày mô hình súng thần công và những cải cách triều Hồ; xây dựng thêm các gian hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Ngoài ra để tạo thuận lợi cho du khách tham quan tìm hiểu, trung tâm còn để tổ chức các trò chơi dân gian và giới thiệu nét độc đáo ẩm thực địa phương.
Ông Trịnh Hữu Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ cho biết: "Để chuẩn bị cho việc khai thác các hoạt động du lịch đặc biệt trong dịp cuối năm nay, chúng tôi thực hiện các giải pháp: Rà soát, làm lại hệ thống biển, bảng dịch vụ, trang bị bảng QR để đảm bảo sự chủ động của khách khi đến thăm quan Thành Nhà Hồ. Chúng tôi cũng tiến hành khai thác những giá trị đặc trưng di sản để tạo ra không gian trưng bày làm mới mẻ hơn giá trị của di sản ".
Thành Nhà Hồ luôn kỳ vọng hút khách trong và ngoài nước đến tham quan và tìm hiểu. Toà thành đá kì vĩ vẫn luôn là nguồn cảm hứng bất tận để thế hệ trẻ yêu lịch sử, luôn hướng về nguồn cội, truyền thống tìm về.
Vĩnh Lộc tổ chức Lễ thượng nêu và trao giải Cuộc thi video ảnh "Rực rỡ cố đô"
Chiều ngày 21/1, tại Trung tâm Di sản Văn hóa Thế giới Thành Nhà Hồ, huyện Vĩnh Lộc đã diễn ra lễ thượng nêu - thả cá ông Công và trao giải Cuộc thi video ảnh mùa hè Di sản Thành Nhà Hồ với chủ đề: "Rực rỡ cố đô".
Chuyển đổi số có thể giúp du lịch Việt Nam tăng trưởng hai chữ số
Dựa trên tài nguyên, con người và văn hóa Việt Nam kết hợp với chuyển đổi số, ngành du lịch hoàn toàn đủ khả năng đạt tăng trưởng hai chữ số trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Du lịch Thanh Hoá khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch Việt Nam
Năm 2024, Thanh Hoá tiếp tục là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế khi luôn đứng top đầu về lượng du khách và doanh thu. Với nhiều sản phẩm chất lượng, du lịch Thanh Hoá được nâng lên một tầm cao mới, góp phần lan tỏa thông điệp “Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa”.
Thành phố Thanh Hóa chỉnh trang đô thị đón Tết Nguyên đán
Để chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thành phố Thanh Hóa đang khẩn trương chỉnh trang đô thị, tạo môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp, đảm bảo an toàn trật tự, phục vụ người dân vui xuân, đón Tết.
Xu hướng du lịch dịp Tết Nguyên đán
Gần đây, nhiều người có xu hướng lựa chọn đi du lịch trong dịp Tết Nguyên đán. Với nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, thay vì chuẩn bị mâm cỗ tết, dọn dẹp nhà cửa... họ muốn được nghỉ ngơi, thư giãn, trải nghiệm những điều mới mẻ thông qua các chuyến du lịch khắp đó đây.
Hấp dẫn Chương trình "Tết xưa làng cổ" Xuân Ất Tỵ năm 2025
Chương trình "Tết xưa làng cổ" Xuân Ất Tỵ năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 18/1 đến hết ngày 2/2/2025 (tức từ ngày 19 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Làng cổ Đông Sơn, phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa. Đây sẽ là điểm đến hấp dẫn du khách trong dịp Tết năm nay.
Vùng đất truyền thống khoa bảng Triệu Sơn
Triệu Sơn là vùng đất được nhiều người biết đến, bởi nơi đây gắn liền với truyền thống khoa bảng Phương Khê và làng Cổ Định xưa. Trong đó nổi bật là đền thờ vị Tể tướng Nguyễn Hiệu và nghè Giáp – nơi tôn vinh các bậc thần nhân đỗ đạt, có nhiều công trạng, làm rạng danh quê hương, đất nước.
Các khu điểm du lịch cộng đồng sẵn sàng cho Tết Nguyên đán
Đến thời điểm này, các khu, điểm du lịch sinh thái cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã hoàn tất công tác chuẩn bị. Nhiều sản phẩm, dịch vụ mới cũng sẵn sàng đón khách trong dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội đầu năm.
Khai mạc "Tết xưa Làng cổ" Xuân Ất Tỵ 2025
Sáng 18/1, tại Làng cổ Đông Sơn (phường Hàm Rồng), Ủy ban Nhân dân thành phố Thanh Hóa đã khai mạc chương trình "Tết xưa Làng cổ" Xuân Ất Tỵ năm 2025 với nhiều hoạt động đặc sắc và ý nghĩa.
Năm 2024, loại hình khách du lịch MICE đến Thanh Hoá tăng
MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo) – là loại hình du lịch không bị chi phối bởi yếu tố mùa vụ đã góp phần mang tới nguồn doanh thu và lượng khách cao cho ngành Du lịch. Theo đánh giá của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá, lượng khách từ du lịch MICE đã đạt tới khoảng 30% tổng lượng khách trong năm 2024.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.