Phát triển sản phẩm OCOP sau đạt chuẩn
(TTV) - Sau hơn 3 năm triển khai chương trình “mỗi xã một sản phẩm”- gọi tắt là OCOP, Thanh Hóa đã có 196 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn từ 3-4 sao cấp tỉnh. Sau khi đạt chuẩn, các đơn vị, chủ thể sản xuất đã đầu tư trang thiết bị phát triển sản xuất nhằm nâng hạng cho sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ và gia tăng giá trị kinh tế.
Năm 2020, công ty TNHH sản xuất và thương mại Bambo Vina, huyện Hà Trung có 1 sản phẩm là bộ ghế tre đạt chuẩn 4 sao OCOP cấp tỉnh. Từ sản phẩm OCOP đầu tiên, công ty tiếp tục nghiên cứu, đầu tư cải tiến mẫu mã, phát triển thêm các sản phẩm từ tre để xây dựng thành sản phẩm OCOP. Đến thời điểm này, công ty có thêm 4 sản phẩm làm từ tre được công nhận OCOP 4 sao cấp tỉnh.
Ông Nguyễn Mạnh Cường-Giám đốc công ty TNHH sản xuất và thương mại Bambo Vina, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Sau khi đạt các tiêu chuẩn 5 sản phẩm OCOP 4 sao, các doanh nghiệp trong và ngoài nước tìm đến rất nhiều để kí kết hợp đồng và công ty đang đàm phán để xuất khẩu ra nước người…. Sắp tới công ty sản xuất thêm 1 sản phẩm OCOP 5 sao là cây bút tre, công ty cố gắng hoàn thiện quy trình sản xuất, phù hợp với các tiêu chí về OCOP, bao bì, nhãn mác để tuân thủ đúng quy chuẩn OCOP Việt Nam".
Sau khi 2 sản phẩm là Yến thô và yến chưng được công nhận đạt chuẩn 4 sao sản phẩm OCOP cấp tỉnh, công ty TNHH sản xuất và thương mại yến sào xứ Thanh đã tăng cường quảng bá, mở rộng thị trường ra 10 tỉnh thành trong cả nước. Hiện nay, công ty đang đầu tư thêm dây chuyền mới, nghiên cứu đổi mới mẫu mã với mục tiêu nâng sao cho sản phẩm và kí kết hợp đồng để xuất khẩu sản phẩm sang các nước Lào, Nga.
Chương trình OCOP được xem là đòn bẩy thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng sức cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể sản xuất, kinh doanh. Xác định việc công nhận sản phẩm OCOP chỉ là bước đệm đầu tiên, tạo cơ hội phát triển bền vững, nên sau khi đạt chuẩn, hầu hết các chủ thể có sản phẩm OCOP đều nỗ lực đầu tư phát triển quy mô sản xuất. Trên cơ sở sự hỗ trợ của tỉnh, huyện, các chủ thể sản xuất đã thực hiện đối ứng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ sản xuất; tìm tòi, nghiên cứu, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm OCOP. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động quảng bá sản phẩm nhằm phát triển thị trường tiêu thụ thông qua các hội chợ triển lãm, gian hàng trưng bày sản phẩm... Nhờ vậy, sản lượng tiêu thụ các sản phẩm OCOP đều tăng từ 15 - 20 %/ năm so với trước đây. Từ đó, giúp nâng cao giá trị kinh tế, khẳng định được thương hiệu, giá trị sản phẩm hàng hóa của các đơn vị.
Năm 2025, xuất khẩu cao su kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng
Theo nhận định, năm 2025, xuất khẩu cao su của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng do nhu cầu của Trung Quốc có dấu hiệu phục hồi trở lại.
Triển khai gói tín dụng ưu đãi hỗ trợ khách hàng
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) vừa công bố gói tín dụng ưu đãi lãi suất với quy mô lên tới hàng trăm tỷ đồng nhằm kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm mua sắm Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
World Bank dự báo tăng trưởng GDP 2025 của Việt Nam ở mức 6,6%
Ngân hàng Thế giới vừa đưa ra nhận định, nền kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 6,6% trong năm 2025 và 6,3% trong năm 2026.
Các doanh nghiệp dệt may Thanh Hóa tiếp tục duy trì đà tăng trưởng
Phát huy những kết quả đạt được trong năm 2024, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục mở rộng thị trường, khai thác hiệu quả các đơn hàng, đầu tư máy móc, thiết bị đẩy mạnh sản xuất để duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025.
Hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển doanh nghiệp tư nhân
Tổng cục Thống kê cho biết, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thời gian qua đã có tác động tích cực, hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi. Trong năm 2024, các doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường cao hơn 20% so với số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Quyết liệt giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025
UBND tỉnh Thanh Hoá vừa ban hành Chỉ thị số 02 ngày 17/1/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công năm 2025 trên địa bàn tỉnh.
Tạo động lực để xuất khẩu tôm đạt mục tiêu tăng trưởng
Năm 2024, xuất khẩu tôm đạt gần 4 tỷ USD. Ngành tôm vẫn giữ được đà tăng trưởng, nhưng về mặt hiệu quả, người nuôi và doanh nghiệp chế biến đang gặp nhiều khó khăn do nguồn tôm nguyên liệu phục vụ chế biến thiếu hụt. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp cần tiếp tục tạo động lực để tăng trưởng và phát triển trong năm 2025.
Thanh Hóa có thêm 1 sản phẩm OCOP 5 sao
Mới đây, Hội đồng Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương đã đánh giá và chấm điểm phân hạng sản phẩm OCOP. Thanh Hóa có thêm 1 sản phẩm "Nước mắm Lê Gia - Cốt đặc biệt 40 N" của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thực phẩm & Thương mại dịch vụ Lê Gia huyện Hoằng Hóa được công nhận đạt chuẩn OCOP 5 sao Quốc gia.
Từ ngày 1/7 nộp thuế bằng mã số định danh cá nhân thay cho mã số thuế
Mã số thuế do cơ quan thuế cấp cho cá nhân, hộ gia đình và hộ kinh doanh sẽ được thực hiện đến hết ngày 30/6/2025. Từ ngày 1/7/2025, mọi hoạt động liên quan đến thuế sẽ sử dụng số định danh cá nhân. Đây là quy định tại Thông tư số 86/2024 của Bộ Tài Chính được ban hành ngày 23/12/2024, có hiệu lực từ ngày 6/2/2025.
Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 235.000 tỷ đồng
Năm 2024, sản xuất công nghiệp tỉnh Thanh Hóa ghi nhận sự phục hồi tích cực, với chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao trong nhiều tháng liên tiếp. Nhờ đó, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đã đạt 235 nghìn tỷ đồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.