Phát huy tiềm năng, thế mạnh để phát triển sản phẩm Ocop
(TTV) - Để xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị cho sản phẩm theo chương trình mỗi xã một sản phẩm Ocop, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã lựa chọn những sản phẩm có nhiều lợi thế ở địa phương để phát triển. Đến nay, huyện đã có 9 sản phẩm OCop cấp tỉnh và là huyện dẫn đầu khu vực miền núi phía tây của tỉnh về số sản phẩm OCop.
Với mục tiêu sản xuất, cung ứng sản phẩm Hương Bài Yên Cát an toàn cho người tiêu dùng, Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Hương Bài Như Xuân đã liên kết với các hộ dân trên địa bàn huyện cung cấp nguyên liệu sẵn có từ tự nhiên như nhựa cây trám, rễ cây hương bài, than hoa để sản xuất Hương Bài.

Để xây dựng sản phẩm Hương Bài thành sản phẩm Ocop, năm 2021, huyện Như Xuân đã hướng dẫn, tư vấn cho Hợp tác xã làm hồ sơ, thủ tục đăng ký tham gia chương trình Ocop. Hợp tác xã dịch vụ Nông nghiệp Hương Bài đã đầu tư máy xấy, nâng cao mẫu mã, chất lượng sản phẩm. Nhờ đó, tháng 11/2021, sản phẩm Hương Bài Yên Cát đã được công nhận đạt chuẩn Ocop 3 sao cấp tỉnh.
Sau khi đạt chuẩn, sản phẩm đã được tiêu thụ trên nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Do đơn đặt hàng tăng cao nên Hợp tác xã sản xuất quanh năm, chứ không làm theo thời vụ như trước đây. Nhờ đó, sản lượng bán hàng tăng 15%, doanh thu tăng 20% so với trước, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho hàng trăm lao động ở địa phương.

Bà Lê Thị Hằng, Giám đốc HTX Dịch vụ Nông nghiệp Hương Bài Yên Cát, huyện Như Xuân
Bà Lê Thị Hằng, Giám đốc HTX Dịch vụ Nông nghiệp Hương Bài Yên Cát, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: sản phẩm sau khi đạt tiêu chuẩn chất lượng Ocop, giá trị sản phẩm tăng hơn so với trước đây. Nếu trước đây bà con làm xong, bó lại bán bình thường thì 1 bó hương cũng chỉ bán được 20 đên 30 nghìn đồng, nhưng sau khi mình làm thành mẫu mã, sau khi có thương hiệu, sản phẩm đấy tăng giá trị sử dụng lên có thể 40 đến 50 nghìn, khách hàng cũng cảm thây hài lòng hơn.
Phát huy lợi thế, tiềm năng sản phẩm vùng miền trong thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm OCop, huyện Như Xuân đã hỗ trợ, hướng dẫn các chủ thể làm hồ sơ thủ tục, tư vấn thiết kế bao bì, nhãn mác, tập huấn về quy trình sản xuất an toàn, thực hiện đúng các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm. Trong đó, huyện có mức thưởng 30 triệu đồng cho một sản phẩm đạt Ocop 3 sao cấp tỉnh.

Để tiếp tục phát triển sản phẩm Ocop, huyện tập trung cho 2 nhóm sản phẩm: Đối với các sản phẩm đã được công nhận, huyện chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng để hỗ trợ chủ thể sản xuất, quảng bá, xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm Ocop ra thị trường trong và ngoài tỉnh.
Đối với sản phẩm tiềm năng, huyện Như Xuân sẽ ưu tiên các sản phẩm có ý tưởng mới, các sản phẩm chế biến, chế biến sâu và các sản phẩm truyền thống gắn với tiềm năng lợi thế của địa phương. Từ đó, tập trung hỗ trợ xây dựng phương án sản xuất kinh doanh để phát triển sản phẩm hàng hóa gắn với chuỗi giá trị. Đồng thời, hỗ trợ các chủ thể tiếp cận với nguồn vốn, khoa học kỹ thuật và đào tạo nghề, từ đó nâng cao năng lực cho các chủ thể để phát triển sản phẩm Ocop, đem lại giá trị thu nhập cao.

Ông Lê Trọng Mai, Giám đốc HTX Hợp Thành, xã Bình Lương, huyện Như Xuân
Ông Lê Trọng Mai, Giám đốc HTX Hợp Thành, xã Bình Lương, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa cũng cho biết xã và huyện cũng hỗ trợ cho HTX về nội dung tăng tổng đàn, về khoa học kỹ thuật, như việc huyện hỗ trợ cùng với tầm nhìn KHKT, về máy móc về trang thiết bị để cho các sản phẩm phát triển đạt sản phẩm Ocop.
Ông Lê Tiến Đạt, Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa khẳng định: khi tham gia phát triển sản phẩm Ocop, các chủ thể có sản phẩm được tiếp cận các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, tham gia nhiều hội chợ, triển lãm, cũng như qua kênh quảng bá sản phẩm, sau khi được chứng nhận sản phẩm Ocop, các sản phẩm đã được phát triển mạnh về giá trị cũng như sản lượng hàng hóa. Nhiều sản phẩm hiện nay đơn hàng không đủ để cung cấp.

Ông Lê Tiến Đạt, Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện Như Xuân.
Để nâng cao giá trị sản phẩm Ocop, huyện Như Xuân tiếp tục củng cố các thị trường tiêu thụ sản phẩm truyền thống, đồng thời tăng cường công tác xúc tiến thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia các hội chợ triển lãm. Qua đó, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở thị trường trong và ngoài tỉnh. Huyện Như Xuân phấn đấu đến cuối năm 2022, sẽ có thêm 3 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn Ocop cấp tỉnh.


Tiếp tục thí điểm dịch vụ Mobile - Money đến hết năm 2025
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 87 về việc gia hạn thời gian thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ.

Nhiều dự án xây dựng gặp khó khăn do nguồn cung vật liệu khan hiếm
Thời gian gần đây, nhiều mỏ vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang nằm trong diện thanh tra, kiểm tra hoặc tạm dừng hoạt động, khiến cho nguồn cung giảm mạnh. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thực hiện các dự án. Nhiều công trình do thiếu vật liệu xây dựng phải thi công cầm chừng. Một số dự án cần gấp rút hoàn thành thì phải vật liệu với giá cao.

Hiệu quả liên kết sản xuất khoai tây vụ Đông xuân
Vụ Đông Xuân năm nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tích cực liên kết với các doanh nghiệp sản xuất khoai tây theo chuỗi giá trị. Việc liên kết này đã giúp ổn định đầu ra cho sản phẩm, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích.

Ngọc Lặc nâng tầm chất lượng sản phẩm OCOP
Là huyện miền núi có nguồn nông sản khá dồi dào, nhiều tiềm năng để phát triển thành sản phẩm OCOP, những năm qua, huyện Ngọc Lặc đã đẩy mạnh tuyên truyền, từng bước khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để xây dựng các sản phẩm nông sản đặc trưng thành sản phẩm OCOP.

Xuất khẩu gạo đón tín hiệu tích cực
Sau thời gian dài giảm sâu, từ đầu tháng 3/2025 đến nay, giá gạo xuất khẩu đã tăng trở lại và lên ngưỡng gần 400 USD/tấn đối với gạo 5% tấm. Giá gạo xuất khẩu Việt Nam đã vượt một số trong khu vực và trên thế giới.

Nhiều ngân hàng đẩy mạnh tín dụng ưu đãi cho nông, lâm, thuỷ sản
Ngày 15/4, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có công văn đề nghị các ngân hàng thương mại triển khai thực hiện chương trình tín dụng đối với lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản, với doanh số cho vay lên tới 100.000 tỷ đồng.

Đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2030
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định việc kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết ngày 31/12/2030.

Điều chỉnh chiến lược xuất khẩu nông lâm thủy sản
Việc Mỹ hoãn thuế đối ứng 90 ngày có thể coi là phép thử cho sự chủ động, sáng tạo và khả năng thích ứng của các doanh nghiệp. Với nông sản, thị trường Mỹ là đầu ra rất quan trọng, chiếm hơn một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu. Do đó, ngoài giải quyết nhanh các đơn hàng, chiến lược giảm phụ thuộc vào một thị trường cũng được song song triển khai.

Chú trọng xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp
Tuần lễ thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm nay được tổ chức từ ngày 15 - 21/4 với chủ đề "Bứt phá từ đổi mới, sáng tạo" nhằm nhấn mạnh vai trò tầm quan trọng của việc đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và áp dụng mô hình kinh doanh sáng tạo, giúp doanh nghiệp định vị thương hiệu trên thị trường. Tại Thanh Hoá, thời gian qua nhiều đơn vị, doanh nghiệp cũng luôn quan tâm chú trọng xây dựng thương hiệu từ những giá trị cốt lõi về chất lượng sản phẩm, xem đây là chìa khoá để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Gia hạn 102 nghìn tỷ đồng thuế cho người dân, doanh nghiệp
Theo Nghị định 82 được Chính phủ ban hành mới đây, sẽ có hàng trăm nghìn hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa trên cả nước được gia hạn nộp các loại thuế giá trị giá tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và tiền thuê đất trong năm nay.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.