Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 24 HĐND tỉnh khoá XVIII
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 24, chiều 13/12, dưới sự chủ trì của đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hoá và các đồng chí Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, HĐND tỉnh tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Dự kỳ họp có các đồng chí: Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, các đại biểu Quốc hội đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hoá, các đại biểu HĐND tỉnh, lãnh đạo các ban, sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và các địa phương trong tỉnh.
Giải trình trước HĐND tỉnh về việc tiến độ triển khai thực hiện một số dự án đầu tư trực tiếp, có quy mô lớn, trọng điểm trên địa bàn tỉnh còn chậm, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Minh Nghĩa cho biết: hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 23 dự án quy mô lớn, trọng điểm đang triển khai thực hiện, với tổng mức đầu tư khoảng hơn 74.000 tỷ đồng. Trong đó, các dự án khởi công trước năm 2021 là 7 dự án, với tổng mức đầu tư hơn 25.600 tỷ đồng; các dự án đã khởi công giai đoạn 2021 - 2024 là 16 dự án, với tổng mức đầu tư hơn 48.500 tỷ đồng.

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Minh Nghĩa giải trình tại phiên chất vấn.
Việc triển khai thực hiện 23 dự án quy mô lớn, trọng điểm trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn hiện nay đã thu hút số lượng lớn vốn đầu tư vào các ngành, lĩnh vực thế mạnh được định hướng trong Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, như: công nghiệp, phát triển hạ tầng cảng biển, chăn nuôi quy mô lớn, du lịch gắn với phát triển đô thị theo hướng hiện đại. Thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt trong việc giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp, nhất là các dự án có quy mô lớn, trong điểm của tỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn 16 dự án chậm tiến độ, chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.
Liên quan đến nội dung này, các đại biểu HĐND tỉnh đã nêu nhiều câu hỏi chất vấn Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư về thực trạng, nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp để đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa các dự án trên đi vào hoạt động, sản xuất, kinh doanh.
Các đại biểu cũng đưa ra các câu hỏi liên quan đến việc gia hạn nhiều lần cho các dự án, vấn đề giải phóng mặt bằng, tiến độ với một số dự án cụ thể, làm rõ trách nhiệm của ngành, đơn vị... Các nội dung này cũng đã được lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp, thị xã Bỉm Sơn, thị xã Nghi Sơn trả lời.
Phát biểu kết luận nội dung này, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Lại Thế Nguyên đánh giá cao các đại biểu đã nêu câu hỏi rất cụ thể, ngắn gọn, rõ ràng, chất vấn đúng, trúng và bám sát chủ đề chất vấn. Phần trả lời chất vấn của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tương đối rõ nguyên nhân, trách nhiệm trong việc chậm triển khai các dự án chậm triển khai các dự án đầu tư trực tiếp. Qua phiên chất vấn và trả lời chất vấn, thấy rõ hơn thực trạng, nguyên nhân, trách nhiệm nhưng quan trọng hơn, qua chất vấn thấy mục đích, ý nghĩa của việc tháo gỡ khó khăn vướng mắc để sớm đưa các dự án vào triển khai và hoạt động.

Đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu kết luận nội dung giải trình của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh khẳng định: việc thu hút đầu tư và triển khai các dự án đầu tư là giải pháp có tính chiến lược, quyết định đến sự phát triển bền vững của tỉnh. Nhận thức được vấn đề này, trong nhiều nhiệm kỳ qua, tỉnh Thanh Hóa đã rất quyết liệt trong cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đồng hành cùng doanh nghiệp. Do đó, tỉnh đã thu hút được nhiều dự án lớn, có cả những dự án trọng điểm quốc gia. Khi hoàn thành, đi vào hoạt động, các dự án thực sự là cú hích, là động lực tạo đột phá trong tăng trưởng và thu ngân sách của tỉnh. Năm 2010, tỉnh mới thu ngân sách được trên 5 nghìn 200 tỷ đồng, sau 14 năm, đến năm 2024 đã thu trên 54.000 tỷ đồng, những con số đó cho thấy việc tháo gỡ khó khăn để thu hút đầu tư và triển khai các dự án là vô cùng quan trọng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng bền vững, đặc biệt là các dự án đầu tư trực tiếp quy mô lớn, các dự án trọng điểm.
Đồng chí nêu 4 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc chậm triển khai các dự án đầu tư trực tiếp, đó là: chưa thật sự quyết kiệt trong giải phóng mặt bằng, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, nhất là liên quan đến nguồn gốc đất và xử lý vấn đề tái định cư. Đây thuộc về trách nhiệm của các huyện, thị; các cơ quan được giao làm đầu mối tháo gỡ khó khăn cho chủ đầu tư trong quá trình triển khai dự án chưa làm tốt trách nhiệm; sự phối hợp giữa các ngành, các huyện trong xử lý vướng mắc chưa tốt; một số nhà đầu tư chưa phối hợp với các ngành để hoàn thiện hồ sơ giấy tờ, chưa chuẩn bị tốt nguồn lực để giải phóng mặt bằng và triển khai dự án.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Lại thế Nguyên đã trực tiếp chỉ đạo, cho ý kiến, hướng giải quyết cụ thể đối với từng khó khăn, vướng mắc của các dự án, đồng thời đề nghị các ngành, các địa phương tập trung vào cuộc với tinh thần trách nhiệm cao để tháo gỡ triệt để khó khăn, vướng mắc, tạo chuyển biến rõ nét ngay trong năm 2025.
Đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa
Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Lại thế Nguyên đề nghị UBND tỉnh phân công các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các ngành trực tiếp theo dõi, tháo gỡ từng dự án cụ thể; xác định rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng các dự án; đề ra mốc thời gian cụ thể phải tháo gỡ, khắc phục trong năm 2025. Yêu cầu các chủ đầu tư bố trí vốn để chi trả giải phóng mặt bằng kịp thời; đồng thời cam kết triển khai dự án đúng tiến độ.
Giải trình nội dung chất vấn của HĐND tỉnh về tình trạng ô nhiễm môi trường do sản xuất, chăn nuôi còn xảy ra tại một số địa phương; tình trạng quá tải tại nhiều bãi rác trên địa bàn tỉnh gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của người dân; tiến độ triển khai các dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt còn chậm, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Lê Sỹ Nghiêm cho biết: hiện nay trên địa bàn tỉnh có 595 cơ sở sản xuất và 76 trang trại là đối tượng lập hồ sơ môi trường thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên Môi trường và UBND tỉnh; 1.960 cơ sở sản xuất, chăn nuôi là đối tượng lập hồ sơ môi trường thuộc thẩm quyền của cấp huyện; và khoảng 3.400 cơ sở sản xuất nhỏ lẻ hộ gia đình không thuộc đối tượng lập hồ sơ môi trường nhưng có phát sinh tiếng ồn, khí thải, nước thải có thể gây ô nhiễm.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Lê Sỹ Nghiêm giải trình tại phiên chất vấn.
Các đại biểu HĐND tỉnh đề nghị Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường làm rõ một số vấn đề liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở sản xuất và việc thực hiện đánh giá tác động môi trường, trách nhiệm của Sở khi vẫn còn để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường tại các cơ sở này.
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng nêu lên tình trạng quá tải tại nhiều bãi rác trên địa bàn tỉnh gây ô nhiễm môi trường, đề nghị Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường làm rõ nguyên nhânchậm tiến độ triển khai các dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt; đặc biệt là dự án nhà máy xử lý rác thải tại xã Đông Nam, huyện Đông Sơn; dự án nhà máy đốt rác phát điện tại phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn; dự án nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tại xã Quảng Minh, thành phố Sầm Sơn và các giải pháp khắc phục.
Cũng tại phiên chất vấn, đại diện chủ đầu tư dự án nhà máy xử lý rác thải Đông Nam, thành phố Thanh Hoá đã báo cáo tiến độ và kiến nghị HĐND, UBND tỉnh một số vấn đề nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để dự án sớm được triển khai. Lãnh đạo huyện Nông Cống và lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường đã trả lời các ý kiến của cử tri gửi đến kỳ họp liên quan đến tình trạng ô nhiễm môi trường tại trang trại bò sữa ở xã Yên Mỹ, huyện Nông Cống...
Kết luận nội dung này, đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cơ bản thống nhất với nội dung giải trình của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại phiên chất vấn. Đồng thời nhấn mạnh một số nhiệm vụ, yêu cầu ngành chức năng, cấp ủy, chính quyền các cấp tập trung thực hiện trong thời gian tới. Đổng chí Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh: trong quá trình điều hành, chỉ đạo điều hành kinh tế - xã hội, các cơ quan chức năng cầntổ chức thực hiện nghiêm các quy hoạch đã ban hành, làm cơ sở để phòng ngừa, giảm thiểu tác động từ sự cố môi trường; không bố trí các cơ sở sản xuất, kinh doanh không đúng quy hoạch. Tập trung chỉ đạo thu hút đầu tư và triển khai đầu tư hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chăn nuôi tập trung để giảm các cơ sở sản xuất chăn nuôi tồn tại trong khu dân cư; giảm thiểu và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do sản xuất gây ra. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường tại các cơ sở sản xuất chăn nuôi; kiên quyết đóng cửa, dừng hoạt động đối với các cơ sở gây ô nhiễm, không đáp ứng được yêu cầu về môi trường. Cùng với việc tháo gỡ khó khăn, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ đầu tư các nhà máy xử lý rác thải, Sở Tài nguyên và Môi trường phải chỉ đạo, hướng dẫn để chủ đầu tư áp dụng các biện pháp xử lý bằng công nghệ tiên tiến tại các bãi rác, các nhà máy xử lý rác thải. Chính quyền các cấp tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường, vận động Nhân dân thực hiện phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lại Thế Nguyên phát biểu kết luận nội dung giải trình của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.
Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lại Thế Nguyên đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo sớm triển khai các thủ tục để lựa chọn nhà đầu tư đầu tư Nhà máy xử lý rác thải rắn tại xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân.
Tiếp đó, các đại biểu HĐND đã tiến hành chất vấn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm về thực trạng, kết quả cũng như các tồn tại, hạn chế trong công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước và phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh.
Theo báo cáo của Sở Thông tin và truyền thông, mặc dù hiện nay, 100% các văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước,trừ văn bản mật, đã được thực hiện trên môi trường internet, tuy nhiên phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc của tỉnh có một số chức năng không còn phù hợp với yêu cầu mới, các máy chủ, thiết bị lưu trữ cơ sở dữ liệu qua thời gian sử dụng đã xuống cấp, dẫn đến tình trạng nghẽn, lỗi, làm chậm tiến độ xử lý công việc. Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở dữ liệu của các ngành còn đang rời rạc, chưa liên kết và chia sẻ ngang bằng, dẫn đến nhiều khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ.
Về tình trạng thông tin sai sự thật, tin giả trên Internet, mạng xã hội, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm cho biết: thời gian qua, cơ quan chức năng của tỉnh đã phát hiện, xử lý 13 tin, bài phản ánh sai sự thật trên báo chí, 41 trường hợp vi phạm trên các trạng mạng xã hội. Tuy nhiên, con số này vẫn là khá ít ỏi so với thực tế, do đó UBND tỉnh đang tích cực chỉ đạo các ngành, địa phương và các lực lượng chức năng phối hợp chặt chẽ, triển khai đồng bộ các giải pháp, nhất là trong ứng dụng công nghệ để tăng khả năng rà quét, phát hiện, bóc gỡ, xử lý kịp thời các thông tin sai lệch, nhất là các thông tin ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của tỉnh.
Kết luận nội dung này, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Lại Thế Nguyên đánh giá cao tinh thần tinh thần thẳng thắn của các đại biểu tham gia chất vấn, cũng như sự cầu thị, trách nhiệm của lãnh đạo UBND tỉnh trong trả lời chất vấn. Đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh tiếp tục triển khai quyết liệt các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ về chuyển đổi số, đặc biệt là bám sát Nghị quyết 06 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong nhận thức của người dân, doanh nghiệp về xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Trước hết cần tập trung chỉ đạo công tác chuyển đổi số theo hướng toàn diện, có chất lượng ở tất cả các cơ quan nhà nước để xây dựng thành công chính quyền số, coi đây là nhân tố dẫn dắt phát triển kinh tế số và xã hội số. Tiếp tục quan tâm đầu tư hạ tầng công nghệ, nhất là hệ thống trang thiết bị hiện đại, khả năng lưu trữ dữ liệu lớn, độ bảo mật cao. Quan tâm đào tạo, cập nhật kiến thức về kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, kỹ năng vận hành trong môi trường số cho đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ, yêu cầu sử dụng công nghệ để xử lý công việc hằng ngày. Cùng với đó, có giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các giao dịch điện tử. Các ngành chức năng của tỉnh và Ban chỉ đạo 35 tỉnh phối hợp chặt chẽ trong việc phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với các tin giả, thông tin sai sự thật trên không gian mạng; phát huy hiệu quả các trang mạng xã hội, chủ động truyền thông chính sách, thông tin về các sự kiện quan trọng của Đảng, Nhà nước, sự kiện văn hóa – xã hội và tấm gương điển hình để truyền cảm hứng cho cộng đồng xã hội trên không gian mạng.
Ngày 14/12, kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh khóa XVIII tiếp tục làm việc và sẽ bế mạc trong buổi sáng.

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng ngày 12/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).

Hội nghị lần thứ 43 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX
Ngày 12/5, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy và các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH Thanh Hóa; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; hội nghị lần thứ 43 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX đã được tổ chức để xem xét, quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền.

Gắn KPI công chức với lương thưởng, hết thời biên chế ngồi chắc, không ra
Để nền hành chính công không còn trì trệ và thu hút người tài, KPI sẽ là công cụ hữu dụng để đánh giá công chức, xóa bỏ tư duy biên chế suốt đời.

Đề xuất giảm thời gian thực hiện một số bước trong quy trình bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND
Ủy ban Công tác đại biểu của Quốc hội đề xuất sửa đổi 20 điều có nội dung liên quan đến giảm thời gian thực hiện một số bước trong quy trình bầu cử; trong đó, đối với khoảng thời gian từ thời điểm cuối nộp hồ sơ ứng cử tới ngày bầu cử rút ngắn từ 70 ngày xuống còn 42 ngày.

Tuần làm việc thứ 2, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Tập trung cho công tác lập hiến, lập pháp
Hôm nay (12/5), Quốc hội bước vào tuần làm việc thứ 2 của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV (từ ngày 12-17/5), với trọng tâm là công tác lập hiến, lập pháp.

Phiên họp thứ Tư Ban Chỉ đạo Trung ương về xóa nhà tạm, nhà dột nát
Sáng 11/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, chủ trì Phiên họp lần thứ 4 của Ban Chỉ đạo. Cùng dự và chủ trì hội nghị có: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương. Phiên họp được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh, thành trên toàn quốc. Dự phiên họp tại điểm cầu Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Thanh Hóa có các đồng chí: Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, thường trực và thành viên Ban chỉ đạo tỉnh; lãnh đạo các ngành, đơn vị liên quan.

Đại hội Đảng bộ Bệnh viện Đa khoa huyện Quảng Xương lần thứ X
Sáng ngày 10/5, Đảng bộ Bệnh viện Đa khoa huyện Quảng Xương đã tổ chức Đại hội lần thứ X nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa thảo luận tại tổ về các dự án Luật
Tiếp tục chương trình làm việc tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa 15, chiều ngày 10/5, đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa đã tham gia thảo luận ở tổ về các dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp, Luật Quy hoạch, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Đoàn công tác của tỉnh Thanh Hóa thăm cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân Trường Sa, Nhà giàn DK I
Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), 50 năm ngày giải phóng Trường Sa (29/4/1975 – 29/4/2025) và 70 năm ngày thành lập Hải quân Nhân dân Việt Nam (7/5/1955 – 7/5/2025), từ ngày 4 đến 10/5, Đoàn công tác số 18 do Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức, gồm 180 đại biểu các địa phương: Lâm Đồng, Thanh Hóa, Quảng Trị, Hà Giang, Agribank Việt Nam và đại diện các cơ quan, doanh nghiệp, các cơ quan thông tấn báo chí... đã đến thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa) và Nhà giàn DK I trên thềm lục địa phía nam của Tổ quốc. Tham gia đoàn công tác về phía tỉnh Thanh Hóa, có đồng chí Nguyễn Ngọc Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy, đại diện lãnh đạo các ban, ngành, cơ quan cấp tỉnh và lãnh đạo một số huyện, thị xã, thành phố, doanh nghiệp.

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp gỡ và phát biểu tại Học viện Tổng thống (RANEPA)
Sáng 10/5 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã có buổi gặp gỡ và phát biểu tại Học viện Hành chính công và kinh tế quốc dân trực thuộc Tổng thống Liên bang Nga (RANEPA) còn gọi là Học viện Tổng thống.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.