ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Sản phẩm du lịch nghèo nàn, sao bắt khách chịu "móc hầu bao"?

Du lịch nội địa chính là cứu cánh, giúp các doanh nghiệp duy trì hoạt động trong bối cảnh dịch bệnh. Tuy nhiên, để thu hút khách cần phải có các sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn.

20/11/2020 09:53

Du lịch Việt thiệt hại khoảng 23 tỷ USD trong năm 2020

Tại hội nghị về “Cơ cấu lại thị trường khách du lịch” tổ chức sáng 19/11 tại Hà Nội, ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng tổng cục Du lịch cho hay, trong 5 năm qua, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng lượng khách quốc tế nhanh nhất thế giới, bình quân 22,7%/ năm. Tổng thu từ du lịch cũng tăng từ 355 ngàn tỷ đồng lên 755 ngàn tỷ đồng, đóng góp quan trọng vào GDP cả nước.

Tuy nhiên đại dịch Covid-19 đã khiến du lịch bị ảnh hưởng nặng nề. Từ tháng 2/2030, Việt Nam đã tạm dừng hoạt động đón khách quốc tế, thị trường du lịch nội địa cũng bị ảnh hưởng bởi các đợt giãn cách xã hội khi dịch bùng phát.

 

Sản phẩm du lịch nghèo nàn, sao bắt khách chịu “móc hầu bao”? - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Ông Nguyễn Trùng Khánh cho hay, du lịch Việt thiệt hại khoảng 23 tỷ USD trong năm 2020

Ông Khánh cho hay, dự kiến trong năm 2020, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam sẽ giảm trên 80%, khách du lịch nội địa giảm 50% so với năm 2019. Thiệt hại của ngành du lịch Việt Nam năm 2020 dự báo lên tới 23 tỷ USD.

“Thời điểm này, du lịch cần phải xem xét lại cơ cấu ngành, có ứng dụng công nghệ thông minh, du lịch số, đồng thời có các giải pháp để đa dạng hóa thị trường khách quốc tế...”, ông Khánh nhấn mạnh.

Để khách nội địa "móc hầu bao" phải có các sản phẩm mới lạ

Theo đại diện các doanh nghiệp, dịch bệnh đã thay đổi thói quen, hành vi của người đi du lịch. Bản thân du khách có tâm lý e dè, lo ngại và đòi hỏi an toàn cao hơn khi đi du lịch. Việc quyết định đi du lịch cũng khó khăn hơn do kinh tế phục hồi chậm hoặc thu nhập bị giảm sút.

 

Sản phẩm du lịch nghèo nàn, sao bắt khách chịu “móc hầu bao”? - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Du lịch nội địa chính là cứu cánh, giúp các doanh nghiệp phục hồi, duy trì hoạt động trong bối cảnh hiện nay. Ảnh: Hải Đăng

Trong bối cảnh đại dịch Covid chưa được kiểm soát trên thế giới, thị trường khách quốc tế chưa mở cửa trở lại, du lịch nội địa chính là cứu cánh, giúp các doanh nghiệp phục hồi, duy trì hoạt động.

Tuy nhiên, các sản phẩm du lịch phục vụ đối tượng khách này chưa đa dạng, vẫn có tính mùa vụ. Khách vẫn tập trung chủ yếu ở các trung tâm du lịch lớn như: Đà Nẵng, Nha Trang, Hạ Long... nhiều điểm đến mới chưa được khai thác tốt.

"Hiện nay các sản phẩm phục vụ khách nội địa vẫn theo xu hướng truyền thống. Đi biển thì Phú Quốc, Nha Trang; miền núi thì Sa Pa, Hà Giang... Trong khi nhiều điểm đến hấp dẫn, cảnh quan đẹp lại chưa được khai thác hiệu quả.

Nếu không có các sản phẩm mới lạ, độc đáo thì du khách trong nước cũng chỉ đi 1-2 lần cho 1 điểm du lịch rồi lại chán", Ông Nguyễn Minh Tâm, đại diện Vietnam Airlines thẳng thắn. 

Bà Trâm Nguyễn, đại diện Google thông tin cuộc khảo sát của đơn vị này mới đây cho thấy, người Việt Nam lạc quan nhất thế giới về du lịch sau dịch bệnh. Trong đó, yếu tố hàng đầu đối với du khách Việt khi quyết định lựa chọn các dịch vụ du lịch là uy tín thương hiệu của doanh nghiệp, sau đó mới là giá cả. Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. 

“Doanh nghiệp phải đầu tư cho các kênh thông tin số, không ngừng cải thiện chất lượng dịch vụ, cải tiến các chuyến đi cho hấp dẫn, đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng, tạo sự thành công bền vững. Từ đó nâng cấp thương hiệu doanh nghiệp”, bà Trâm khẳng định.

 

Sản phẩm du lịch nghèo nàn, sao bắt khách chịu “móc hầu bao”? - 3
 

Nhấn để phóng to ảnh

Về thị trường khách quốc tế cần nghiên cứu các sản phẩm phù hợp với bối cảnh, xa hơn là hướng đến các thị trường khách "nhà giàu, chi trả cao". Ảnh: Toàn Vũ

Cần phải “tính xa” đón đầu khách quốc tế

Bên cạnh việc tập trung khai thác thị trường khách nội địa, đại diện các doanh nghiệp cho rằng cũng cần phải “tính xa” đón đầu khách quốc tế, với những sản phẩm mới, phù hợp với bối cảnh.

“Chúng ta có thể tính đến các thị trường gần trước như là các nước Đông Nam Á, các nước lân cận với Việt Nam đã an toàn và mở cửa đón khách”,  ông Trương Quốc Hùng, Chủ tịch Câu lạc bộ Lữ hành Unesco Hà Nội đặt vấn đề.

Đồng quan điểm, ông Phùng Quang Thắng Giám đốc Công ty Lữ hành Hanoitourist cũng cho rằng, với thị trường khách quốc tế lượng khách đến Việt Nam thời điểm này chủ yếu là khách ngoại giao, khách đi công tác, khách theo đoàn... Với đối tượng khách đặc thù, có thể xem xét nghiên cứu các tour cách ly.

Thời gian qua thị trường khách quốc tế chiếm tỷ trọng nhiều nhất là các thị trường Đông Bắc Á gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan với khoảng 66,8%. Một số thị trường khách Châu Âu, Châu Mỹ... có mức chi trả cao vẫn chưa được khai thác hiệu quả.

Đó là chưa kể, dù được đánh giá cao về tài nguyên thiên nhiên, thắng cảnh đẹp, song thời gian lưu trú và mức chi trả của khách quốc tế đến Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực còn thấp, chưa tương xứng...

Điều này theo các doanh nghiệp du lịch, cần phải nghiên cứu có các sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách, chú trọng các sản phẩm phục vụ khách du lịch có khả năng chi tiêu cao, lưu trú dài ngày.

Ngoài ra, sử dụng các sản phẩm du lịch mà Việt Nam có lợi thế, đảm bảo sự phát triển cân đối cơ cấu khách du lịch quốc tế đến từ nhiều thị trường. Cụ thể là tăng tỷ lệ khách đến từ các thị trường còn chiếm tỷ lệ thấp như Asean, hoặc các thị trường xa như Tây Âu, Bắc Mỹ có thời gian lưu trú dài và chi tiêu cao...

Trong bối cảnh này, Việt Nam cũng có thể nghiên cứu phát triển các loại hình sản phẩm du lịch có lợi thế như: chăm sóc sức khỏe, du lịch MICE, du lịch văn hóa, thể thao...

Đối với các thị trường có tỷ trọng cao về số lượng khách như Trung Quốc, Hàn Quốc... thời gian tới cần tập trung phát triển sản phẩm, dịch vụ khai thác các phân khúc khách có thu nhập cao, có khả năng chi tiêu cao và lưu trú dài ngày, sử dụng các dịch vụ cao cấp.

Hà Trang/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thanh Hóa đứng đầu về doanh thu du lịch trong dịp lễ 30/4 - 1/5

Thanh Hóa đứng đầu về doanh thu du lịch trong dịp lễ 30/4 - 1/5

21:20 , 02/05/2024

Trong 5 ngày nghỉ Lễ 30/4 - 01/5 (từ 27/4 đến 01/5/2024), ngành du lịch ước phục vụ khoảng 8,0 triệu lượt khách, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó có khoảng 3,6 triệu lượt khách có lưu trú.

Thanh Hóa đón 1,5 triệu lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 01/5

Thanh Hóa đón 1,5 triệu lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 01/5

18:00 , 01/05/2024

Theo thông tin của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ từ 27/4 đến 01/5, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đón tăng trưởng kỷ lục, vượt mục tiêu đề ra của địa phương với khoảng trên 1,5 triệu lượt khách, tăng 27,3% so với dịp nghỉ lễ cùng kỳ năm 2023; tổng thu du lịch đạt trên 3,8 nghìn tỷ đồng, tăng 32,8% so với dịp nghỉ lễ cùng kỳ năm 2023.

Sức hút từ "Tuần văn hóa thành phố Thanh Hóa – thành phố Hội An"

Sức hút từ "Tuần văn hóa thành phố Thanh Hóa – thành phố Hội An"

14:00 , 01/05/2024

Diễn ra từ ngày 26/4 đến 01/5, Tuần văn hóa thành phố Thanh Hóa – thành phố Hội An" năm 2024 đã thu hút đông đảo các tầng lớp Nhân dân và du khách.

Gia tăng lượng khách du lịch tại các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh

Gia tăng lượng khách du lịch tại các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh

20:16 , 30/04/2024

Kỳ nghỉ lễ 5 ngày, tại các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh, lượng khách du lịch tăng cao đột biến. Tuy nhiên, do có sự chuẩn bị trước về cơ sở vật chất, nhân lực và các điều kiện cần thiết khác nên hoạt động dịch vụ đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu của du khách.

Chiếu cói Quảng Xương

Chiếu cói Quảng Xương

10:28 , 30/04/2024

Thanh Hoá là vùng đất có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng, trong đó đặc biệt có nghề dệt chiếu cói. Và nhắc đến chiếu cói, bên cạnh những địa phương như Nông Cống, Nga Sơn thì Quảng Xương cũng là một miền quê có sản lượng lớn chiếu cói lớn được xuất khẩu. Từ lâu, những đôi chiếu Quảng Xương đã đi muôn nơi và trở thành vật biểu trưng cho niềm hạnh phúc lứa đôi.

Truyền hình trực tiếp Khai mạc Lễ hội du lịch biển 2024 "Hải Tiến - Biển hát khúc tình ca"

Truyền hình trực tiếp Khai mạc Lễ hội du lịch biển 2024 "Hải Tiến - Biển hát khúc tình ca"

20:14 , 29/04/2024

Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh TTV và Livestream trên Fanpage và kênh Youtube của Đài PTTH Thanh Hóa

Các huyện miền núi hấp dẫn du khách trong dịp lễ 30/4, 1/5

Các huyện miền núi hấp dẫn du khách trong dịp lễ 30/4, 1/5

19:39 , 29/04/2024

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, ngoài những bãi tắm đẹp, những khu nghỉ dưỡng cao cấp hay những khu vui chơi sôi động, nhiều du khách đã lựa chọn các khu, điểm du lịch cộng đồng tại các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hoá cho kỳ nghỉ của mình. Đây là cơ hội để loại hình du lịch này được du khách trong và ngoài nước biết đến nhiều hơn.

Khai trương Chợ du lịch - Chợ đêm Hải Tiến

Khai trương Chợ du lịch - Chợ đêm Hải Tiến

16:01 , 29/04/2024

Tối 28/4, tại Khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến, huyện Hoằng Hoá, Công ty Đầu tư và Du lịch Hải Tiến đã tổ chức lễ khai trương Chợ du lịch - chợ đêm Hải Tiến, đánh dấu mốc chợ chính thức đi hoạt động từ đầu mùa hè 2024.

Thanh Hoá hút khách du lịch trong 2 ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ

Thanh Hoá hút khách du lịch trong 2 ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ

16:00 , 29/04/2024

Trong hai ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ, thời tiết khá thuận lợi nên hầu hết các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là các khu du lịch biển đã thu hút rất đông du khách đến tham quan, vui chơi và nghỉ dưỡng.

Tổng duyệt chương trình khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024

Tổng duyệt chương trình khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024

11:26 , 29/04/2024

Tối ngày 28/4, tại Khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến, huyện Hoằng Hóa đã tổ chức tổng duyệt chương trình khai mạc lễ hội du lịch biển năm 2024. Dự buổi tổng duyệt có đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đài PT&TH Thanh Hóa.