Ký sự Nhất nghệ tinh- Sống mãi nghề đúc đồng truyền thống
Cách thành phố Thanh Hóa chừng 13 km về phía Tây, làng Chè hay còn gọi là làng Trà Đông, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa từ lâu đã nổi tiếng với nghề đúc đồng truyền thống. Trải qua biết bao thăng trầm, biến cố của lịch sử, nghề đúc đồng làng Trà Đông vẫn giữ còn được nét độc đáo, đặc trưng. Bằng bàn tay lao động, sự sáng tạo không ngừng, các thế hệ người dân trong làng đã thắp lên sức sống mãnh liệt cho một nghề đã đồng hành cùng lịch sử đất nước hàng nghìn năm.
Truyền thuyết kể rằng: Từ thời nhà Lý, dòng họ Vũ đã đưa nghề đúc đồng về Trà Đông, nên ở làng ngày nay vẫn truyền tụng câu ca "Đất họ Lê - nghề họ Vũ". Cũng có thuyết cho rằng, nghề đúc đồng ở làng Trà Đông là do ông Khổng Minh Không truyền nghề. Biết ơn ông, đến thời Tự Đức, dân làng đã lập đền thờ thánh Khổng Minh Không, vị Tổ sư nghề đúc đồng ở nước ta.
Không ai biết chính xác nghề đúc đồng ở làng Trà Đông có tự bao giờ, chỉ biết rằng thế hệ này lưu truyền sang thế khác, và mỗi một thế hệ kế tiếp, nghề đúc đồng lại có những bước phát triển mới.
Gia đình nghệ nhân ưu tú Lê Văn Bảy đã nhiều đời làm nghề đúc đồng theo phương pháp thủ công truyền thống. Mặc dù trải qua bao biến cố thăng trầm, sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, song đến nay những lò đúc đồng của gia đình anh vẫn luôn đỏ lửa, tạo việc làm ổn định cho 20 thợ lành nghề trong vùng. Các công đoạn đúc đồng theo phương pháp truyền thống diễn ra hết sức tỉ mỉ, từ khâu tìm đất sét đến khâu tạo khuôn, trang trí họa tiết. Gần 40 năm làm nghề đúc đồng, từng sản phẩm được làm ra, nghệ nhân ưu tú Lê Văn Bảy đều theo dõi sát sao. Trong các công đoạn thì việc rót đồng nung chảy vào khuôn phải được làm bởi những người thợ có kinh nghiệm, bởi đây là bước đòi hỏi sự chính xác cao.
Nghệ nhân ưu tú Lê Văn Bảy, Giám đốc công ty TNHH Đúc đồng thủ công truyền thống Bảy Tuyên, làng Trà Đông, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Nghề đúc đồng thủ công truyền thống không đơn thuần là làm theo quy trình sẵn có, mà luôn đòi hỏi những người thợ phải thổi hồn vào từng sản phẩm. Để có được một sản phẩm đúc đồng đạt tiêu chuẩn, người thợ phải chú tâm, cẩn thận chau chuốt từng chi tiết. Sau khi sản phẩm đã hình thành, xong công đoạn "làm thô", người thợ phải thao tác "làm tinh", đánh bóng, chỉnh sửa để sản phẩm đảm bảo hình dáng, họa tiết theo mẫu khách hàng đặt.
Thời gian thực hiện các công đoạn trên tùy thuộc vào từng sản phẩm, kích thước cụ thể đi kèm. Có khi 1-2 tháng, cũng có khi đến cả năm trời. Nghề đúc đồng tuy nhiều gian nan, vất vả nhưng cũng mang lại nhiều vinh quang tương xứng với tâm huyết của người thợ.
Nghệ nhân ưu tú Lê Văn Bảy, Giám đốc công ty TNHH Đúc đồng thủ công truyền thống Bảy Tuyên, làng Trà Đông, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Cũng là nghệ nhân gắn bó lâu năm với nghề truyền thống, nghệ nhân ưu tú Nguyễn Bá Châu năm nay mới ngoài 50 tuổi, nhưng đã từng lập nhiều kỷ lục. Bằng tâm huyết, trí tuệ và bản lĩnh, ông đã cùng các nghệ nhân làng Trà Đông sáng tạo nên những sản phẩm đúc đồng truyền thống mang đậm dấu ấn và được tôn vinh.
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Bá Châu, Giám đốc công ty TNHH Đúc đồng truyền thống Đông Sơn Chè Đông, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Do tác động của kinh tế thị trường, nghề đúc đồng ở làng Trà Đông cũng có nhiều thăng trầm. Thế nhưng đến nay, các sản phẩm của làng nghề đúc đồng Trà Đông vẫn giữ thương hiệu trên thị trường. Bởi những nghệ nhân của làng luôn sáng tạo không ngừng, thay đổi mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Các sản phẩm của làng nghề ngày càng tinh xảo và có sức cạnh tranh cao.
Dưới bàn tay khéo léo và tài hoa, các nghệ nhân đã sản xuất những sản phẩm truyền thống như: trống đồng, tượng nhân vật lịch sử, lư hương, chuông cổ...Đỉnh cao nhất là đã nghiên cứu, phục dựng thành công trống đồng theo phương pháp thủ công truyền thống sau nhiều thế kỷ bị thất truyền. Những chiếc trống đồng, đồ đồng làng Chè Đông đã vượt ra khỏi lũy tre làng, mang theo niềm tự hào của người dân " Kẻ Chè", góp phần làm nên diện mạo mới cho làng nghề.
Anh Lê Minh Đạo, Chủ cơ sở đúc đồng Đạo Thúy, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Hiện nay, trên địa bàn xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa có 132 cơ sở làm nghề đúc đồng, chiếm 35,2% số hộ trong làng. Nghề đúc đồng truyền thống đã tạo việc làm ổn định, thường xuyên cho gần 400 lao động địa phương. Ở Trà Đông, nhiều hộ gia đình nhờ nghề truyền thống cũng đã xây dựng được cơ ngơi khang trang, có đời sống kinh tế khá giả.
Với những giá trị tiêu biểu, năm 2018, nghề đúc đồng truyền thống của làng Trà Đông đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Những sản phẩm của người thợ đúc đồng Trà Đông đã góp phần lưu giữ hồn cốt văn hóa nghìn đời, góp phần làm cho nền văn hoá Việt Nam thêm phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc.
Lễ hội Khai hạ Suối cá thần Cẩm Lương Xuân Ất Tỵ 2025
Sáng 5/2 (tức ngày 8 tháng Giêng năm Ất Tỵ), thôn Lương Ngọc, xã Cẩm Lương đã tổ chức Lễ hội rước cá thần, hay còn gọi là Lễ Khai hạ.
Lễ hội đền thờ Đô đốc Đài Lương Quận Công Lê Phúc Hoạch năm 2025
Sáng ngày 04/02, (tức ngày mùng 07 tháng Giêng Âm lịch), tại thôn Chiềng Khạt, xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh, đã diễn ra Lễ hội đền thờ Đô đốc Đài Lương Quận Công Lê Phúc Hoạch năm 2025.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường quản lý Lễ hội xuân năm 2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có Công điện, yêu cầu các Bộ ngành, địa phương triển khai các giỉa pháp quản lý lễ hội, bảo đảm văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động lễ hội sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân năm 2025.
Hấp dẫn lễ hội chùa Mèo
Chùa Mèo thuộc địa bàn thị trấn Lang Chánh, huyện Lang Chánh, có niên đại hơn 600 năm, được xây dựng từ thời nhà Trần, là một trong 3 ngôi chùa lớn nhất xứ Thanh lúc bấy giờ. Hằng năm, vào các ngày mùng 6 và mùng 7 tháng Giêng, Lễ hội chùa Mèo được tổ chức với nhiều hoạt động đặc sắc, trở thành nơi sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng của Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện Lang Chánh và du khách thập phương.
Du lịch Thanh Hóa đón 675 nghìn lượt khách trong kỳ nghỉ Tết
Trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, du lịch tỉnh Thanh Hóa cũng khẳng định được sức hút mạnh mẽ khi đón được lượng khách lớn, ước đạt khoảng 675 nghìn lượt, tăng 9,7%.
Khai hội Chùa Mèo năm 2025
Sáng ngày 03/02, UBND thị trấn Lang Chánh đã tổ chức khai hội chùa Mèo năm 2025 với nhiều hoạt động sôi nổi, thu hút du khách thập phương.
Khai mạc lễ hội Thái miếu nhà Hậu Lê - Xuân Ất Tỵ 2025
Sáng ngày 02/02 (tức mùng 5 tháng Giêng), thành phố Thanh Hóa đã tổ chức khai mạc lễ hội Thái miếu nhà Hậu Lê - Xuân Ất Tỵ 2025. Đồng chí Lê Anh Xuân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Thanh Hóa tới dự.
Chùa Cảnh Yên
Nằm trên dãy đồi Sóc thuộc vùng giáp ranh giữa thị trấn Kim Tân và xã Thành Tân, huyện Thạch Thành, chùa Cảnh Yên được xây dựng dưới triều Vua Lê Thánh Tông. Ngôi chùa nằm ở một vị trí tuyệt đẹp, “sơn thủy hữu tình”, mặt tiền hướng ra sông Bưởi. Dù vậy, do sự khắc nghiệt của thiên nhiên và sự tàn phá của chiến tranh, đến những năm cuối thế kỷ 20, ngôi chùa đã bị phá hủy hoàn toàn.
Du lịch Việt Nam khởi sắc đầu năm
Những ngày đầu tiên của năm mới Ất Tỵ, du lịch Việt Nam đã khởi sắc với lượng khách tăng cao tại nhiều điểm du lịch trên cả nước.
Bản hùng ca mùa xuân
Nhân kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa tổ chức chương trình Chính luận nghệ thuật: Bản hùng ca mùa xuân.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.